0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 31 -31 )

nghip theo hướng bn vng

1.2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Tại Thái Lan, nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.

Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: Đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chếđộ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủđộng sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

đất nông nghiệp.

1.2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Theo dự tính dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong thời gian qua và những năm tới.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong (1995). Chương trình bản đồ canh tác do Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trì, cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng một vụ góp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng. Các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần đánh giá hiệu quả các hệ thống cây trồng trên từng khu vực, từng vùng đất. Trong đó phải kểđến các công trình như: Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm miền núi bắc bộ Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

(Nguyễn Huy Phồn, 1996); Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Năng Dũng (1997); Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh của tác giảĐỗ Nguyên Hải (2001); Các giải pháp canh tác ngô bền vững trên đất dốc vùng miền núi phía bắc của Lê Việt Dũng và cộng sự (2015); Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng (Đường Hồng Dật, 2008); Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp của Đoàn Đức Lân (2007)....

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệđất.

1.2.4.3. Những nghiên cứu ở tỉnh Sơn La và huyện Bắc Yên

Sơn La thuộc trung tâm vùng kinh tế Tây Bắc, có vị trí rất quan trọng trong thế trận chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới và phòng hộđầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có các công trình nghiên cứu phát triển sản xuất, các đề tài nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu động thái độẩm đất trên một số loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Yên Châu tỉnh Sơn La (dự án hợp tác Việt - Ý, 2003); Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp (Đoàn Đức Lân, 2007); Điều tra, đánh giá tác hại của những loài côn trùng gây hại chủ yếu trên cây trồng nông nghiệp ở tỉnh Sơn La (Vũ Quang Giảng, 2008) nghiên cứu các giống ngô mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, nghiên cứu bảo tồn giống lúa nếp Tan Mường Chanh, nghiên cứu bảo tồn giống lúa tẻ mèo, nghiên cứu phát triển cây Macca, cây Sơn Tra, trên đia bàn huyện Thuần Châu, Bắc Yên, ... Các nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Sơn La cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như: - Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa hàng hoá ở huyện Phù Yên.

- Vùng sản xuất ngô tại các xã Cò Nòi, Chiềng Sung, Hát Lót, Mường Bằng, Chiềng Mung, Nà Bó huyện Mai Sơn; Mường Chùm huyện Mường La; Yên Sơn, Chiềng On huyện Yên Châu.

- Vùng sản xuất rau và hoa: Ở một thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Mai Sơn đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: Rau sạch ở xã, phường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

các Chiềng Xôm, Chiềng Cơi, Chiềng An thành phố Sơn La; thị trấn Hát Lót, xã Cò Nòi huyện Mai Sơn; thị trấn Nông trường, các xã Đông Sang, Mường Sang huyện Mộc Châu.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng trồng hoa như thị trấn Nông trường, các xã Đông Sang, Mường Sang huyện Mộc Châu, khu Nông nghiệp công nghệ cao huyện Mộc Châu; các phường, xã Chiềng Xôm, Chiềng An, Chiềng Cơi thành phố Sơn La, xã Ngọc Chiến huyện Mường La cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 200 - 500 triệu đồng/ha/năm. Đối với trồng hoa Sơn La đã bắt đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá tại huyện Mộc Châu và Mường La.

- Vùng trồng cây ăn quả có quy mô lớn như xoài ở huyện Yên Châu, Mường La; mận, đào huyện Mộc Châu; nhãn huyện Sông Mã, Sơn Tra ở huyện Bắc Yên, Mường La.

- Vùng sản xuất cây công nghiệp như: Vùng Chè tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu, xã Tà Sùa huyện Bắc Yên; vùng Cà phê tại thành phố Sơn La, các huyện Mai Sơn, Thuận Châu; vùng cao su tại huyện Mương La, vùng trồng mía huyện Mai Sơn.

- Vùng chăn nuôi Bò sữa có quy mô lớn ở một số xã huyện Mộc Châu, Vân Hồ, bò thịt ở Thuận Châu.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng thuộc các xã vùng lòng hồ huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên.

Bắc Yên cũng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế như nôi cá Hồi, trồng cây Sơn Tra tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất, chưa ổn định. Tại Báo cáo Chính trịĐại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIX trong (Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đề ra nhiệm vụ "giảm dần diện tích cây ngô trên đất dốc, dành diện tích phát triển cây Sơn Tra, phát triển rừng, đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, tận dụng hiệu quả diện tích 2.500 ha mặt nước lòng hồ sông Đà; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc ăn cỏ với các loại chính là Bò, Trâu, Ngựa và Dê”. Như vậy huyện đã có Chủ chương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

nghiệp của huyện chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng từđó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện theo hướng sản xuất hàng hoá trong những năm tới là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Bắc Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân tại huyện Bắc Yên.

- Các yếu tố liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tại địa bàn huyện Bắc Yên.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Yên.

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Bắc Yên.

- Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện: Điều tra xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đại diện ở 2 tiểu vùng (vùng cao và vùng dọc sông Đà)của huyện.

- Hiệu quả sử dụng đất bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Yên (Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT. + Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT.

+ Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT.

- Đánh giá tổng hợp về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện: Đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và đề xuất tăng giảm đối với một số kiểu sử dụng đất.

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Yên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu th cp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

qua các cơ quan nghiên cứu, các phòng ban chuyên ngành trong (thuộc xã, huyện). Kế thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra cơ bản, tài liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong 5 năm gần đây.

2.4.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện huyện Bắc Yên được chia thành 02 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp (Bảng 2.1).

- Tiểu vùng I gồm 07 xã, 01 thị trấn (Phiêng Ban, Hồng Ngài, Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng và thị trấn Bắc Yên) có độ cao so với mực nước biển từ 1000-1400 m, mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới; địa hình dốc, chia cắt sâu. Tiểu vùng I có loại hình canh tác chủ yếu của vùng là trồng các cây hàng năm khác như ngô, sắn, dong riềng trên đất dốc, ngoài ra có phát triển cây Chè, cây Sơn Tra và khoanh nuôi bảo vệ rừng trên địa hình núi cao. Do đặc điểm, tính chất của địa hình, khí hậu và tiềm năng đất đai các xã thuộc vùng I rất cần nghiên cứu, chuyển đổi loại hình sử dụng đất hợp lý, hạn chế tối đa sự xói mòn, rửa trôi của đất.

- Tiểu vùng II gồm 08 xã (Pắc Ngà, Chim Vàn, Mường Khoa, Song Pe, Tạ Khoa, Chiềng Sại, Phiêng Côn, Hua Nhàn) có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 800 - 1000 m, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều; địa hình tiểu vùng II có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Tiểu vùng II là vùng thuận lợi hơn tiểu vùng I trong việc đa dạng hoá cây trồng. Đa phần các xã trong tiểu vùng II đều có diện tích đất canh tác lúa nước, có thể thâm canh lúa nước và các loại cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao, có thể khai thác và phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Sông Đà của thủy điện Hòa Bình.

Dựa trên kết quả khảo sát, các địa bàn được lựa chọn điều tra cho 2 tiểu vùng gồm:

Tiểu vùng 1 chọn xã Tà Xùa và xã Làng Chếu; Tiểu vùng 2 chọn xã Tạ Khoa và xã Song Pe.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Bảng 2.1. Diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp phân theo tiểu vùng huyện Bắc Yên năm 2014

ĐVT: ha

TT Xã, thị trấn Tng dit nhiên n tích Đấnghit nông p Đấtrồt chuyên ng lúa nước Đất trồng cây hàng năm còn lại Toàn huyện 110.371 60.068,37 373,17 12.443,04 I Vùng I 56.794,0 28.388,70 140,20 4.739,80 1 Thị trấn Bắc Yên 775 620,27 31,64 231,83 2 Xã Phiêng Ban 4.930 2.666,74 52,13 1.289,36 3 Xã Hang Chú 13.776 5.771,80 - 883,01 4 Xã Xím Vàng 8.280 4.170,77 37,42 453,55 5 Xã Tà Xùa 4.900 1.289,78 - 112,68 6 Xã Háng Đồng 13.108 7.606,49 - 256,36 7 Xã Làng Chếu 5.364 2.914,57 - 673,74 8 Xã Hồng Ngài 5.661 3.348,28 19,01 839,27 II Vùng II 53.577,0 31.679,67 232,97 7.703,24 1 Xã Pắc Ngà 6.526 3.515,21 96,86 684,27 2 Xã Chim Vàn 7.266 3.945,87 34,62 1.123,16 3 Xã Mường Khoa 6.124 3.933,96 40,03 863,49 4 Xã Song Pe 8.361 5.762,25 23,61 1.673,43 5 Xã Tạ Khoa 7.504 3.455,30 16,44 1.173,41 6 Xã Chiềng Sại 7.745 5.547,13 10,25 899,97 7 Xã Hua Nhàn 5.857 2.907,44 11,16 668,71 8 Xã Phiêng Côn 4.194 2.612,51 - 616,8

(Nguồn: UBND huyện Bắc Yên năm 2014)

2.4.3. Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu sơ cp

Điều tra tình hình sử dụng đất bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ. Các thông tin thu thập được qua cuộc điều tra bao gồm:

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Số nhân khẩu, thu nhập hàng năm, quản lý và sử dụng đất, mức đầu tư chi phí sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguyện vọng của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 31 -31 )

×