Nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng trong phòng trừ sâu hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân sinh khối và đánh giá khả năng sử dụng nấm isaria tenuipes phòng trừ sâu khoang trong điều kiện thực nghiệm luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2.Nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng trong phòng trừ sâu hại

Ngành nông nghiệp hiện nay đang phải đối mặt mới các loại dịch hại côn trùng gây hại, trong đó phải kể đến các loại sâu gây hại trên rau và cây thực phẩm. Sử dụng nấm ký sinh côn trùng được xem là một hướng đi thích hợp

nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn. Nấm ký sinh côn trùng là nhóm ít được quan tâm nghiên cứu và là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Cho đến nay, mới chỉ nghiên cứu một vài loài nấm ký sinh côn trùng theo hướng nghiên cứu sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại cây trồng và chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng hai loài nấm là Beauveria bassiana, Metarhizium anisoplae.

Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào nấm Beauveria, Metarhizium phòng trừ sâu hại rau để sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và vùng phụ cận. Nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh phía Nam; Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ sâu hại đậu xanh ở Hà Tĩnh năm 2003; sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Brontispa sp [23], [24], [17].

Nghiên cứu đặc tính sinh học và hiệu lực diệt côn trùng có hại của nấm

Metarhizium anisopliae Sorokin, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để

phòng trừ rệp sáp Pseudococcus citri Risso hại rễ cây cà phê tại tỉnh Daklak năm 2002 - 2003 (Phạm Thị Thùy, 2005); ứng dụng chế phẩm nấm

Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ xít hại cây trồng [19], [6].

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs. (2008) cho thấy loài

Paecilomyces sp1. có khả năng phòng trừ sâu xanh (Heliothis armigera F.) hại

lạc và sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau cải một cách có hiệu quả [16].

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs (2008) về sử dụng nấm B.

bassiana (BbGc), B. bassiana (BbPs) và M. anisopliae (MaPs) phòng trừ sâu

mọt hại kho, cho thấy ảnh hưởng của các công thức khác nhau của nấm B.

bassiana lên mọt ngô Sitophilus zeamais Motsch gây hại ở kho ngô [19]. Dạng

nhũ tương với B. bassiana ở nồng độ 109 bào tử/ml cho thấy hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất đối với ngô. Công thức dạng bột của nấm B. bassiana đạt hiệu quả phòng trừ mọt ngô tới 90% sau 15 ngày, ở 250C với mức thử 20g thuốc bột

nấm/kg ngô (2x1010 bào tử/kg ngô) và đạt 77% với liều lượng 5g/kg (5 x 109 bào tử/kg ngô) [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân sinh khối và đánh giá khả năng sử dụng nấm isaria tenuipes phòng trừ sâu khoang trong điều kiện thực nghiệm luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 30 - 32)