Thuận lợi

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 50)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.1. Thuận lợi

Phần lớn giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, có long yêu nghề, nhiệt tình, sáng tạo trong giờ học

Đồ dùng dạy học đầy đủ, thường xuyên được đổi mới.

Học sinh ngoan, có khả năng tiếp thu kiến thức tốt, phụ huynh quan tâm, hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường sát sao trong việc quản lý, kiểm tra chuyên môn của giáo viên, kiểm tra chất lượng trẻ.

Trong quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ, đa số giáo viên đã nắm chắc quy trình và thực hiên đầy đủ các bước, nắm được mục tiêu của từng độ tuổi, từng giờ học. Với những thuận lợi đó cùng với những nỗ lực của giáo viên và học sinh đã đưa trường xứng đáng là trường chuẩn quốc gia.

3.1.2.Khó khăn.

Ngoài những thuận lợi đã nêu trên thì việc dạy học hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non còn gặp những khó khăn như:

Về phía trẻ: Ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé. Do đó trẻ khó diễn đạt được những hiểu biết của mình một cách trôi chảy.

Khả năng ghi nhớ của trẻ rất nhanh nhưng lại rất chóng quên nên việc hình thành kiến thức phải được diễn ra thường xuyên, lien tục nhưng không phải trẻ nào cũng tới lớp thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều trẻ lên 4 thậm trí lên 5 tuổi mới được phụ huynh cho đến trường nên còn nhiều bỡ ngỡ, nhút nhát hay quấy khóc làm cho giáo viên rất khó khăn trong quá trình hướng dẫn trẻ.

Những sai lầm trẻ hay mắc phải:

- Quá trình đếm, kết quả đếm và thao tác đếm của trẻ không rõ ràng. Trẻ hay nhầm kết quả đếm và thao tác đếm. Ví dụ: khi trẻ đếm 5 quả cam, mỗi lần cầm quả cam đặt vào giỏ và nhấc tay ra ta đếm 1 quả. Nhưng trẻ đếm từ lúc cầm vào quả cam đặt xuống là 1, rút tay lên là 1 nữa. Kết quả là trẻ đếm 1 quả thành 2.

- Tạo 2 nhóm bằng nhau. Trẻ chỉ biết thêm cho nhóm có ít hơn để nhóm đó bằng nhóm lơn chứ không biết cách bớt nhóm nhiều để bằng nhóm ít.

- Trẻ nhận biết được nhóm nhiều hơn, ít hơn vẫn còn dựa và cảm tính nhiều. Chưa biết được nhóm nhiều hơn, ít hơn qua kết quả của phép đếm. Ví dụ: hỏi trẻ 9 chú thỏ nhiều hơn 8 củ ca rốt thì nhiều là mấy. Trẻ thường trả lời là “nhiều hơn là 9”.

- Trẻ chưa thuộc thứ tự các số khi đọc số.

Lớp học còn quá đông từ 50 đến 60 trẻ/lớp nên việc quan sát, hướng dẫn trẻ học tập còn nhiều hạn chế.

Giáo viên chưa có kĩ năng hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ. Ngôn ngữ của cô chưa chính xác, hệ thống câu hỏi chưa rõ ràng cụ thể. Việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ còn ít được giáo viên quan tâm nên những biểu tượng toán của trẻ sẽ bị mất dần vì không được củng cố thường xuyên.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Chưa được đầu tư nhiều và đồng bộ, chủ yếu tập chung ở các thành phố lớn. Ở nông thôn, phần lớn

trường mầm non là khu nhà cấp 4, trang thiết bị thiếu thốn, phần lớn đồ dùng trực quan do giáo viên tự làm bằng các nguyên vật liệu như: vỏ hộp, xốp, vải vụn, chai nhựa… nhanh hỏng và chưa hấp dẫn trẻ nhiều.

Mỗi một chủ điểm trong tuần, trong tháng, giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc, trang trí lớp, chuẩn bị đồ dùng cho từng giờ học với số lượng lớn.

Kiến thức đưa vào giảng dạy trong trường mầm non có khối lượng khá lớn, riêng môn toán gồm 4 nội dung: hình thành biểu tượng số, hình dạng, kích thước, không gian.

Về sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội: chưa được chặt chẽ. Xã hội vẫn chưa có cái nhìn đúng về giáo dục mầm non, chưa thấy được tầm quan trọng của bậc học này. Do vậy, trách nhiệm vẫn đè nặng lên vai nhà trường và giáo viên mầm non. Đồng thời các bậc phụ huynh vẫn chưa quan tâm nhiều đến con cái mình và việc dạy học ở nhà trường.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)