Dùng dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 33)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.3.dùng dạy học

Đồ dùng phải đủ cho tất cả trẻ trong lớp và mỗi trẻ phải có 1 rổ đựng đồ dùng của mình.

Đồ dùng phải phù hợp với nội dung và yêu cầu bài giảng, phải được sử dụng rộng rãi trong cả các tiết học khác

Đồ dùng để phân nhóm phải có ít nhất là 5, đồ chơi để dạy ghép đôi phải có ý nghĩa thực tiễn.

Chỉ nên dùng 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Đồ dùng mang tính thẩm mĩ, an toàn và gây hứng thú cho trẻ.

Đồ dùng của cô, của trẻ phải giống nhau về màu sắc, chủng loại, hình dạng nhưng kích thước đồ dùng của cô phải lớn hơn. Không đặt đồ dùng trên sàn nhà để dạy trẻ.

2.2. Tổ chức và hình thành các biểu tƣợng về tập hợp, số lƣợng, phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ

2.2.1. Nội dung chương trình.

Củng cố và phát triển kĩ năng so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng thiết lập tương ứng 1 - 1

Dạy trẻ phép đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10 Dạy trẻ biến đổi số lượng và mối quan hệ giữa các số

Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và các con số chỉ số thứ tự trong phạm vi 5

Dạy trẻ nhận biết ý nghĩa của các chữ số trong cuộc sống hằng ngày Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và đếm, tách một nhóm thành hai nhóm

2.2.2. Phương pháp hướng dẫn

2.2.2.1. Dạy trên giờ học

a. Củng cố và phát triển kĩ năng so sánh số lƣợng các nhóm đối tƣợng bằng thiết lập tƣơng ứng 1-1

Giáo viên cần tổ chức cho trẻ ôn lại những kiến thức, kĩ năng so sánh bằng cách ghép tương ứng 1-1. Lúc này trẻ sử dụng các ghép tương ứng 1-1 làm phương tiện để so sánh, nhận biết mối quan hệ giữa 2 tập hợp. Do đó, giáo viên cần cho trẻ luyện tập so sánh số lượng các nhóm vật xếp theo các cách khác nhau nhằm hình thành kĩ năng so sánh bền vững cho trẻ.

b. Dạy trẻ phép đếm và nhận biết số lƣợng trọng phạm vi 10

Đếm là một hoạt động có mục đích, có phương tiện, có kết quả và gồm hai thành phần: quá trình đếm và kết quả đếm.

Do vậy ngay từ buổi đầu cô dạy trẻ phân biệt sự khác nhau giữa quá trình đếm và kết quả đếm, khi đếm phải nhớ kết quả đếm là điều rất cần thiết. Ví dụ: Đếm số bạn nữ lên hát: 1,2,3,4,5. Cô hỏi: Có mấy bạn?. Trẻ trả lời: Tất cả là 5. Cô hỏi: 5 bạn gì? Trẻ: Tất cả là 5 bạn nữ

Ta cho trẻ thực hiện các bài tập đếm đa dạng như: đếm các đối tượng khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng, các nhóm đối tượng khác nhau… Đếm nhóm vật được sắp đặt theo các cách khác nhau trong không gian… Để trẻ thấy được rằng, kết quả của phép đếm không phụ thuộc vào các dấu hiệu khác nhau như: màu sắc, kích thước, hình dạng, hướng đếm…

Giáo viên cho trẻ luyện đếm bằng các giác quan khác nhau:

- Trong trò chơi chiếc túi kỳ lạ cô cho trẻ sờ vào trong túi và hỏi trẻ xem có mấy quả cam trong túi?

- Hãy nhìn xem trên bảng có mấy bạn

Khi trẻ đã thực hiện được những bài tập riêng lẻ như trên ta có thể cho trẻ thực hiện bài tập kết hợp như:

- Cô vỗ tay mấy tiếng thì trẻ mang bấy nhiêu quả cam đến. - Trong vườn có mấy con vịt thì mang bấy nhiêu quả trứng đến.

Ngoài ra, ta còn dạy trẻ bài tập đếm số lượng khi đã gộp 2 đối tượng, ví dụ: Cô có nhóm 2 bạn nữ và nhóm 3 bạn nữ. Khi gộp 2 nhóm để tạo thành 1 nhóm mới xong thì cố cho trẻ đếm số lượng nhóm mới suy ra 2 bạn nữ và 3 bạn nữ là 5 bạn nữ hay có tất cả 5 bạn nữ.

Trong tiết dạy đếm này, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng về màu sắc, kích thước, hình dạng… khi làm đồ dùng minh họa cho trẻ. Cách hình thành số mới ta có thể hướng dẫn trẻ như ở lớp 3 - 4 tuổi. Để dễ dàng thực hiện các bài tập đếm giáo viên cần dạy cho trẻ 4 - 5 tuổi thuộc lòng được các số từ 1 đến 10 và tăng cường cho trẻ luyện đếm đúng đồ vật. Đếm phải chỉ tay, đếm không lặp lại, không bỏ sót.

c. Dạy trẻ biến đổi số lƣợng và mối quan hệ giữa các số.

Trên cơ sở trẻ đã nắm được nguyên tắc lập số mới. khi dạy trẻ lập số mới không chỉ dạy số mới bang cách thêm 1 vật vào số cũ mà còn dạy trẻ cách lập số đứng trước số mới bằng cách làm giảm đi 1 vật. Cứ sau mỗi lần thêm, bớt giáo viên cần cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm nào ít hơn. Từ đó trẻ có thể diễn đạt được các từ: Lớn hơn, nhỏ hơn và trẻ hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên.

Bằng việc thực hành các câu hỏi: Làm thế nào để nhóm có 3 vật thành nhóm có 4 vật? Hay từ 5 quả táo làm sao thành 4 quả?... cứ như vậy trẻ sẽ nắm được nguyên tắc lập mỗi số đứng trước, hay số đứng sau nó. Từ đó trẻ sẽ nắm được cách thành lập dãy số tự nhiên.

Giáo viên cần cho trẻ luyện tập về bài tập thêm bớt số lượng các đối tượng. Cho trẻ thực hiện thêm, bớt từ bài tập đơn giản đến bài tập phức tạp.

Ví dụ: Trên bàn cô là lọ hoa có 5 bông hoa (cho trẻ đếm) làm thế nào để trong lọ còn 4 bông hoa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cô có 3 quả cam làm thế nào để có 4 quả? Cho trẻ ứng dụng những kiến thức kỹ năng đếm, thêm, bớt đã học để xác định số lượng và biến đổi mối quan hệ số lượng của các nhóm đối tượng trong các tình huống cần thiết, qua đó các kỹ năng của trẻ được củng cố và phát triển hơn, nhất là trẻ có hứng thú với những kỹ năng toán học. trẻ thấy được ý nghĩa của chúng với thực tiễn cuộc sống.

d. Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lƣợng và các con số chỉ thứ tự trong phạm vi 5

Trẻ đã đếm được số lượng của nhóm đối tượng rồi thì giáo viên cần cho trẻ nhận biết con số biểu thị số lượng của nhóm đó luôn.

Để trẻ nhận biết số thứ tự trong phạm vi 5 tốt hơn ta sử dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng các hoạt động xếp hàng. Ví dụ: Bạn A đứng thứ nhất bạn B đứng thứ 2…

Cho trẻ chơi trò chơi có tính chất thi đua, xếp hàng: Bạn nào về thứ nhất, bạn nào về thứ 2…

Đánh số thứ tự cho các đối tượng xếp hàng thành hàng như: Đánh số thứ tự ghế trong lớp học.

Xếp các số theo dạy tự nhiên (từ 1 đến 5)

e. Dạy trẻ thêm, bớt trong phạm vi 5

Cách tiến hành:

- Xếp nhóm có số lượng là số mới. Cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng - Xếp nhóm có số lượng là số cũ (liền kề) tương ứng với nhóm trên.

- Cho trẻ nhận xét: nhóm nào nhiều hơn/ít hơn, nhiều hơn và ít hơn là mấy - Cho trẻ thêm một đối tượng vào nhóm có số lượng là số cũ để tạo sự bằng nhau về số lượng của hai nhóm và nêu nhận xét

- Cho trẻ bớt một đối tượng ở nhóm mới thêm vào và nêu nhận xét. - Tiếp tục thêm, bớt 2,3 đối tượng và nhận xét

- Tổ chức luyện tập

f. Dạy trẻ nhận biết ý nghĩa của các chữ số trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ ghép nối các chữ số trong các trường hợp khác nhau với các bức tranh tương ứng. Bằng vốn kinh nghiệm của bản thân, trẻ nên nêu những ý nghĩa khác nhau của các chữ số trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày

g. Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tƣợng và đếm, tách một nhóm thành hai nhóm.

- Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và đếm - Dạy trẻ tách một nhóm thành hai nhóm.

2.2.2.2. Dạy ngoài giờ học

Dạy trẻ đếm hay so sánh các nhóm đối tượng cần được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên các hoạt động khác trong cuộc sống chứ không phải chỉ ở trong môn toán.

Cô kết hợp cho trẻ vừa đếm vừa so sánh, thêm, bớt để trẻ thấy được mối quan hệ giữa các số với số lượng các nhóm: nhóm ít hơn tương ứng với số nhỏ hơn, nhóm nhiều hơn tương ứng vói số lớn hơn. Trẻ đã đếm thành thạo cô khuyến khích trẻ sử dụng phép đếm trong các giờ học khác và trong các hoạt động khác.

Ví dụ: Trong tiết thể dục, cô hỏi trẻ có mấy túi cát? Mấy ghế ngồi để cho trẻ chơi trò chơi. Hay trong tiết học tạo hình hỏi trẻ vẽ bao nhiêu hình vuông, hình chữ nhật để tạo thành đoàn tàu.

2.2.3. Đồ dùng dạy học

Ngoài những yêu cầu đã nêu ở lớp 3 - 4 tuổi còn cần có những yêu cầu sau: Để thuận tiễn cho việc dạy trẻ so sánh và đếm thì đồ dùng cho trẻ cần có ít nhất là 10 cái/trẻ.

Mỗi trẻ có một bộ chấm tròn.

Không nên dùng các loại đồ chơi giống nhau trong nhiều giờ học liền nhau. Đồ dùng, đồ chơi để luyện đếm cần đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước và cách sắp xếp trong không gian. Trẻ có những con số từ 1 đến 10.

2.3. Tổ chức và hình thành biểu tƣợng về tập hợp, số lƣợng, phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn

2.3.1. Nội dung chương trình.

Củng cố, phát triển biếu tượng tập hợp và luyện tập cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10

Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạy trẻ so sánh số lượng, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng và mối quan hệ trong phạm vi 10

Dạy trẻ cách chia một nhóm có số lượng từ 6 đến 10 thành 2 phần bằng các cách khác nhau

2.3.2. Phương pháp dạy học.

2.3.2.1. Dạy trên giờ học.

a. Củng cố, phát triển biếu tƣợng tập hợp và luyện tập cho trẻ so sánh số lƣợng 2 nhóm đối tƣợng trong phạm vi 10

Giáo viên cho trẻ ôn lại kỹ năng: Tạo nhóm, tìm nhóm theo dấu hiệu chung. Rồi từ đó dạy cho trẻ tạo nhóm theo 1,2 dấu hiệu, nhận biết dấu hiệu chung của nhóm vật và tìm 1 đối tượng không thuộc nhóm, từ đó dạy trẻ sắp xếp 3 nhóm đối tượng có số lượng tăng hay giảm dần. Trẻ lớn được tiếp xúc với những tập hợp mang dấu hiệu chung có tính khái quát hơn như: tập hợp

những con vật có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, để cho chúng thành một nhóm vật chọn vẹn thì trẻ cần biết bỏ qqua những dấu hiệu cụ thể của chúng và nhóm chúng theo một dấu hiệu chung khái quát hơn, ví dụ: tất cả chúng đều là đồ chơi hay tất cả đều là quả…

Ta có thể cho trẻ chơi bài tập tìm một đối tượng không thuộc nhóm: Trong rổ có nhiều quả nhưng có 1 củ cà rốt không phải quả…Bai tập này giúp trẻ có khả năng phân tích những vật trong nhóm, phát hiện nhanh những dấu hiệu giống và khác nhau giữa các vật.

Luyện tập so sánh số lượng các nhóm đối tượng, trẻ 5 - 6 tuổi ngoài so sánh nhóm vật khác loại còn so sánh các nhóm vật cùng loại. Ví dụ: so sánh số hoa hồng đỏ và hoa hồng vàng. Mặt khác cần cho trẻ so sánh số lượng vật của một nhóm nhó với số vật của cả nhóm chung. Ví dụ: so sánh số hoa hồng đỏ với toàn bộ số hoa hồng vàng, đỏ

Dạy trẻ sắp xếp các nhóm đối tượng theo số lượng tăng hay giảm dần: nhiều nhất, ít nhất, ít hơn. Cụ thể qua những bài tập sau: Chia thức ăn cho những chú thỏ, chú thỏ nào to nhất thì được nhiều cà rốt nhất…

b. Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10.

Trẻ tiếp tục học đếm xác định số lượng trong phạm vi 6 - 10. Khi dạy trẻ số 6 ta làm như sau:

Ta cho trẻ so sánh 6 chú mèo và 5 con cá.

Trước tiên ta xếp tất cả chú mèo ra từ trái sang phải. Rồi xếp tương ứng 1-1 giữa số mèo và số cá.

Trẻ sẽ thấy số mèo nhiều hơn số cá là 1 và số cá ít hơn số mèo là 1. Và bằng cách đếm, trẻ sẽ gọi số mới để diễn đạt số mèo.Tâ cho trẻ đọc: 5 thêm 1 là 6, 6 bớt 1 là 5. Suy ra 6>5 là 1, 5<6 là 1.

Cách 1: so sánh nhóm có đối lượng là số mới với nhóm có số lượng là số liền kề trước đã biết cụ thể như sau:

Xếp tương ứng 1-1 để so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng 1 nhóm có số lượng là số mới, 1 nhóm có số lượng là số liền kề trước.

Đưa ra nhận xét về sự khác nhau giữa số lượng của 2 nhóm, đếm nhóm đã biết, rồi đến nhóm mới.

Thêm 1 đối tượng vào nhóm có số lượng ít để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm để tạo số mới. Trẻ đến và nhận xét 2 nhóm. Trong khi dạy giáo viên tăng cường lời nói để hướng dẫn trẻ chú không nên sử dụng nhiều các hành động và thao tác mẫu. Ví dụ: đến giờ ăn rồi hãy cho những chú mèo đi ăn. Xếp tất cả 6 chú mèo ra (theo hàng ngang hoặc hàng dọc) xếp thức ăn của chúng ra (xếp kề xuống dưới hoặc xếp cạnh) 5 chú cá, để so sánh mèo và cá cháu phải làm như thế nào? Cháu phải đếm, khi đếm thì phải như thế nào? Đếm theo hàng ngang (từ trái sang phải), theo hàng dọc (từ trên xuống dưới) đếm phải dùng tay chỉ vào vật đếm đố đã biết trước. cô hình thành số mới là số 6 và gắn số 6 vào nhóm có 6 đối tượng.

Cách 2: Thêm 1 đơn vị vào số đã biết theo trình tự: Trẻ đếm số lượng nhóm đồ vật đã biết.

Thêm 1 đồ vật vào nhóm đó. Trẻ đếm số vừa tạo thành Nhận xét cách tạo số mới đó là thêm 1.

Cho trẻ so sánh số lượng mới với số lượng đã biết.

Trẻ không chỉ học đếm trong phạm vi 10 theo trật tự xuôi mà còn cần nắm kỹ năng đếm ngược. Ta có thể sử dụng các cách dạy khác nhau: trẻ đếm 10 vật xếp thành hàng ngang để xác định số lượng của chúng, tiếp theo cô cất dần từng vật và yêu cầu trẻ nói số vật còn lại cho tới khi không còn vật nào.

Giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt các chữ số, giáo viên nên cho trẻ nhìn, sờ và khảo sát đường nét của mỗi con số, phân tích các chữ số với

những đặc điểm nổi bật. giáo viên phân tích đặc điểm của số mà trẻ hay nhầm: 1,7,6,9.

Nên cho trẻ làm quen với 1 vài số điện thoại cần thiết: 113,114,115… Cho trẻ nhận biết con số trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ tiếp xúc: trên báo, truyện, biển số xe, số nhà… Giáo viên giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các con số đó, có có ý nghĩa như thế nào và tại sao trẻ cần biết điều đó.

c. Dạy trẻ so sánh số lƣợng, thêm, bớt nhằm biến đổi số lƣợng và mối quan hệ trong phạm vi 10

Trẻ vận dụng các cách đã học: xếp cạnh, xếp chồng, sử dụng gạch nối hay bằng kết quả đếm để so sánh các nhóm. Trẻ nắm được các mối quan hệ số lượng như: nhiều hơn, ít hơn.

Ví dụ: So sánh 9 hoa và 8 quả ta sử dụng biện pháp xếp tương ứng 1-1. Trẻ thấy số hoa nhiều hơn số quả là 1. Đếm 2 nhóm suy ra 9 bông hoa nhiều hơn 8 quả là 1. Suy ra 9>8 là 1 đơn vị. 8 quả ít hơn 9 hoa là 1. Suy ra 8<9 là 1 đơn vị.

Hướng dẫn trẻ thêm bớt tạo sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm vật. Thêm 1 đối tượng vào nhosm ít thì được số lớn và bớt 1 ở nhóm nhiều thì được số nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đã biết các mối quan hệ số lượng, dần dần trẻ nắm được các mối

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 33)