Giáo án

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 45)

6. Cấu trúc đề tài

2.4.Giáo án

Tên bài: Đếm đến 6. Nhận biết nhóm đối tƣợng có số lƣợng là 6. Nhận biết số 6.

Chủ điểm: Gia đình

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) Thời gian: 30 - 35 phút

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết các nhóm có số lượng là 6. Nhận biết số 6

- Củng cố khái niệm nhiều hơn, ít hơn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tạo nhóm

- Kĩ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định - Kĩ năng xếp tương ứng 1 - 1

3. Thái độ

- Biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng trong gia đình - Tích cực tham gia vào các hoạt động

II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô

- Máy tính, máy chiếu

- Nhạc bài hát: “Nhà của tôi”, “Cả nhà thương nhau”

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một thẻ đựng thẻ số từ 1 đến 6 và thẻ lô tô: cái bát, 5 cái thìa màu vàng, 1 cái thìa màu xanh, Trống, sắc xô, 6 vòng thể dục, 5 cái đĩa, 6 cái cố, cái bát, cái thìa

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Hát và vận đông theo nhạc bài” “Nhà của tôi” - Trò chuyện với trẻ về các phòng và các đồ dùng trong gia đình

2.Bài mới

a.Ôn số lƣợng trong phạm vi 5

Hôm nay hội chợ nông sản Lục Ngạn cố tổ chưc hội chợ nông nghiệp các bác có muốn đi đến đó thăm quan không?

- Các bác có nhận xét gì về hội chợ?

- Hội chợ có những sản phẩm gì?

+ Gian hàng thứ nhất bán những loại rau gì?

- Các bác đếm xem có bao nhiêu cái bắp cải? - Vậy biểu thị cho 5 cái bắp cải phải dùng thẻ số mấy

- Bác nào đặt thẻ số? + Gian hàng thứ 2 bán gì?

- Đếm xem có bao nhiêu quả cam màu xanh - Biểu thị cho 4 quả cam phải dùng thẻ số mấy? - Mời bác đặt thẻ số. - Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời (có ạ) - Trẻ quan sát trả lời (đẹp, có nhiều hàng hóa...) - Trẻ quan sát trả lời (rau, củ, quả, thóc, gạo, ngô...) - Trẻ quan sát trả lời (Bắp cải, củ cải, cà chua...) - Trẻ đếm (5 bắp cải) - Trẻ trả lời (Thẻ số5)

- 1 trẻ đặt

- Trẻ quan sát trả lời (Cam, thanh long, kế, ổi...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trẻ đếm (4 quả)

- Trẻ trả lời (Thẻ số 4) - 1 trẻ đặt

+ Gian hàng số 3 bán gì?

- Bác nông dân bán bao nhiêu bắp ngô? - 5 bắp ngô biểu thị cho số mấy

- Mời bác đặt thẻ số

- Giáo dục yêu quý, quý trọng sản phẩm của bác nông dân

b. Đếm đến 6. Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 6. Nhận biết số 6

- Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc lấy rổ đồ dùng - Hỏi trẻ đã nhận được món quà là gì? Những ai nhận được món quà giống như vậy thì giơ tay? - Cho trẻ xếp tất cả số bát trong rổ ra (cô trình chiếu slide)

- Để xúc được cơm chúng ta cần phải dùng gì? Hãy xếp tất cả số thìa màu vàng sao cho mỗi cái bát có 1 cái thìa .

- Đếm số lượng thìa vừa xếp. Đắt thẻ số tương ứng

- So sánh nhóm bát và nhóm thìa như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn? Nhiều hơn và ít hơn là bao nhiêu?

- Để nhóm thìa bằng nhóm bát phải làm thế nào? - Cho trẻ thêm 1 cái thìa màu xanh vào nhóm thìa. Đếm lại nhóm thìa.

- Vậy 5 cái thìa thêm 1 cái thài thành 6 cái thìa. Suy ra 5 thêm 1 là 6.

- Trẻ quan sát trả lời (thóc, gạo, ngô, khoai, sắn...) - Trẻ đếm (5bắp ngô) - Trẻ trả lời (Thẻ số 5) - 1 trẻ đặt

- Trẻ lấy rổ đồ dùng - Trẻ trả lời

- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô

- Trẻ đếm và đặt thẻ số

- Trẻ so sánh

- Trẻ trả lời

- Trẻ làm theo yêu cầu của cô

- So sánh nhóm bát và nhóm thìa: bằng nhau và cùng bằng 6

- Cô giới thiệu thẻ số 6: để chỉ nhóm các đối tượng có số lượng là 6 cố dùng thẻ số 6

- Cho trẻ đọc số 6 sau đó tìm thẻ số 6 trong rổ và đặt bên cạnh 2 nhóm

- Bớt 1 cái thìa, đếm lại số lượng và đặt thẻ số Làm tương tự như vậy cho đếm khi cất hết số thìa - Cất và đếm số bát vào trong rổ cho đến hết - Cho trẻ đọc lại số 6

c. Luyện tập

- Trò chơi 1: Chọn nhóm số lượng 6

Cô mời 1 vài trẻ lên chơi với máy tính: Chọn nhóm đồ vật có số lượng là 6

- Trò chơi 2:Ô cửa bí mật

+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 gia đình, mời đội trưởng của 2 gia đình lên “Oản tù tì” xem đội nào dành quyền thi tiêo. Cho trẻ lựa chọn ô cửa bí mất và đọc câu đố

+ Luật chơi: Nếu đội 1 không giải được câu đố thì nhường quyền trả lời cho đội 2. Trả lời đúng xẽ nhận 2 phần quà trong ô cửa bí mật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Luật chơi: Sau 1 thời gian làm một bản nhạn đội nào gắn đúng và được nhiều bức tranh nhất thì đội đó chiến thắng

3. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học, động viên, khen ngợi trẻ

- Trẻ so sánh

- Trẻ đọc và tìm thẻ số

- Trẻ làm theo yêu cầu của cô.

- Trẻ tham gia chơi hứng thú

Kết luận chƣơng 2

Lứa tuổi mẫu giáo bé là thời kỳ hình thành những nền tảng cho sự phát triển toán học của trẻ nhỏ. Vì vậy để trang bị cho trẻ hệ thống những kiến thức sơ đẳng nhất về số lượng, phát triển tri giác và ngôn ngữ cho trẻ thì nội dung dậy trẻ lứa tuổi này cần hướng vào việc hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ, dạy trẻ thực hành thao tác với các nhóm vật như: thu các vật lại với nhau để tạo thành nhóm chung, tách từng vật ra từ một nhóm ban đầu, xếp vật sang bên phải, bên trái, phân tách các dâu hiệu của các vật trên cơ sở đó tìm dậu hiệu chung của cả nhóm vật, tạo nhóm vật theo một số dấu hiệu như màu sắc kích thước, hình dạng... Những thao tác này có tác dụng tích lũy kinh nghiệm cảm nhận về số lượng các nhóm vật khác nhau cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ mấu giáo 4-5 tuổi cần tiếp tục hình thành biểu tượng về tập hợp, dạy trẻ cách đếm và hình thành biểu tượng về con số cho trẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ cầm hiểu rằng tập hợp không chỉ được tạo bởi các vật và các nhóm vật giống nhau mà còn có thể tạo nhiều vật cũng như nhiều nhóm vật có những đặc điểm khác nhau về màu sắc kích thước... Vì vậy, phải dạy trẻ nhận biết dấu hiệu chung của một tập hợp chon vẹn, nhận biết các tập con trong tập lớn

Nội dung hình thành cho trẻ mẫu giáo lơn các biểu tượng về số lượng, con số, phép đếm cần hướng tới việc củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được học từ các lớp trước. Hơn nữa nội dung dạy trẻ phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và tư duy toán học cho trẻ nhỏ

CHƢƠNG 3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP DẠY HỌC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG TẬP HỢP, SỐ LƢỢNG,

PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẦM NON.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 45)