Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA có 5 yếu tố giá trị cảm nhận tác
động đến Hành vi sử dụng. Mô hình nghiên cứu được giữ nguyên như mô hình đề
xuất trước khi được tiến hành phân tích hồi quy tuyền tính đa biến với 5 biến FVQ, FVP, SV, EMV và EPV cùng tác động đến ITU
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức Giả thuyết nghiên cứu:
H1 : Giá trị chức năng về chất lượng ảnh hưởng dương đến Hành vi sử dụng điện thoại di động thông minh
H2 : Giá trị chức năng về giá ảnh hưởng dương đến Hành vi sử dụng
điện thoại di động thông minh
H3 : Giá trị xã hội ảnh hưởng dương đến Hành vi sử dụng điện thoại di động thông minh
H4 : Giá trị cảm xúc ảnh hưởng dương đến Hành vi sử dụng điện thoại di động thông minh
H2 + H5 + H4 + H3 + H1 + Hành vi sử dụng smartphone (ITU) Giá trị chức năng về chất lượng (FVQ) Giá trị chức năng về giá (FVP) Giá trị xã hội (SV) Giá trị cảm xúc (EMV) Giá trị tri thức (EPV)
H5 : Giá trị tri thức ảnh hưởng dương đến Hành vi sử dụng điện thoại di động thông minh
Giá trị nhân tố khi đưa vào phân tích hồi quy là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để
xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽđược sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5
Mô hình hồi quy có dạng sau:
Hành vi sử dụng = βo + β1x Giá trị chức năng về chất lượng + β2 x trị chức năng về giá + β3 x Giá trị xã hội + β4 x Giá trị cảm xúc+ β5 x Giá trị tri thức + ε
(Trong đó: βo: hằng số hồi quy, βi: trọng số hồi quy, ε: sai số)