Các phát biểu ITU_1 “Tôi sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian sắp tới”, ITU_2 “Tôi tin rằng mình sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian không lâu sắp tới”, ITU_3 “Tôi mong đợi mình tiếp tục sử dụng điện thoại thông minh trong tương lai” và ITU_4 “Để thỏa mãn nhu cầu, tôi sử dụng điện thoại thông minh mà không do dự” đều có tỷ lệ đồng ý của người tiêu dùng khá cao lần lượt là 83,12%, 72.73%, 87,01% và 76,62% trong đó phát biểu ITU_2 có điểm trung bình thấp nhất là 5.3160 và phát biểu ITU_3 có điểm trung bình cao nhất là 5.9004. Điều này cho thấy một tín hiệu lạc quan rằng người tiêu dùng tại TPHCM sẵn sàng chấp nhận và sử dụng smartphone.
Bảng 4.23: Mức độđồng ý của người tiêu dùng đối với Hành vi sử dụng
ITU_1 : Tôi sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian sắp tới.
ITU_2 : Tôi tin rằng mình sử dụng
điện thoại thông minh trong thời gian không lâu sắp tới
Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy 1 4 1.73 1.73 1 14.00 6.06 6.06 2 1 0.43 2.16 2 6.00 2.60 8.66 3 5 2.16 4.33 3 10.00 4.33 12.99 4 29 12.55 16.88 4 33.00 14.29 27.27 5 39 16.88 33.77 5 39.00 16.88 44.16 6 64 27.71 61.47 6 58.00 25.11 69.26 7 89 38.53 100.00 7 71.00 30.74 100.00 Tổng 231 100 Tổng 231.00 100
ITU_3 : Tôi mong đợi mình tiếp tục sử dụng điện thoại thông minh trong tương lai.
ITU_4 : Để thỏa mãn nhu cầu, tôi sử dụng điện thoại thông minh mà không do dự. Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy 1 2.00 0.87 0.87 1 6.00 2.60 2.60 2 2.00 0.87 1.73 2 5.00 2.16 4.76 3 6.00 2.60 4.33 3 12.00 5.19 9.96 4 20.00 8.66 12.99 4 31.00 13.42 23.38 5 41.00 17.75 30.74 5 50.00 21.65 45.02 6 66.00 28.57 59.31 6 56.00 24.24 69.26 7 94.00 40.69 100.00 7 71.00 30.74 100.00 Tổng 231 100 Tổng 231 100
(Nguồn: Phân tích dữ liệu trên SPSS)
Bảng 4.24: Đánh giá của người tiêu dùng đối với Hành vi sử dụng
Nội dung Giá trị trung bình
ITU_1 : Tôi sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian
sắp tới. 5.7965
ITU_2 : Tôi tin rằng mình sử dụng điện thoại thông minh
trong thời gian không lâu sắp tới 5.3160
ITU_3 : Tôi mong đợi mình tiếp tục sử dụng điện thoại thông
minh trong tương lai. 5.9004
ITU_4 : Để thỏa mãn nhu cầu, tôi sử dụng điện thoại thông
minh mà không do dự. 5.4502
ITU : Hành vi sử dụng 5.6158
(Nguồn: Phân tích dữ liệu trên SPSS)
Tóm tắt chương 4
Chương này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau:
• Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Kết quả có 5 nhân tốđược rút ra: Giá trị chức năng về chất lượng, Giá trị chức năng về giá, Giá trị xã hội, Giá trị
cảm xúc và Giá trị tri thức.
• Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định giả thuyết đã khẳng
nhân tố là Giá trị chức năng về chất lượng, Giá trị cảm xúc và Giá trị
xã hội. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Hành vi sử dụng smartphone là Giá trị cảm xúc.
• Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho các kết quả như sau : Hành vi sử dụng smartphone giữa nam nữ và giữa các độ tuổi không có sự khác nhau trong khi Hành vi sử dụng smartphone giữa các nhóm thu nhập thì có sự khác nhau
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày hàm ý chính sách cho nhà quản trị và các hướng nghiên cứu tiếp theo
Chương 5: KẾT LUẬN
Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các nhân tố giá trị cảm nhận đối với Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của người tiêu dùng tại TPHCM. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xem xét sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và giữa các nhóm thu nhập trong Hành vi sử dụng điện thoại thông minh
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính (thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm 10 người) và định lượng nháp với cỡ mẫu là 100. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, thông qua phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi định lượng với cỡ mẫu là 231. Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và tiến hành thu thập tại TPHCM và thông qua internet.
Thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau khi kiểm định độ tin cậy, độ giá trị của thang
đo, tính giá trị trung bình của các biến độc lập và sử dụng kết quả đó để chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
Chương này gồm các phần sau: (1) Tóm tắt kết quả nghiên cứu;
(2) Đóng góp của nghiên cứu và ý nghĩa đối với nhà quản trị; (3) Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu 5.1.1 Kết quả
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua việc kết hợp các nghiên cứu khoa học trước đó của các học giả nước ngoài và đặc điểm tiêu dùng của người tiêu dùng tại TPHCM đã đưa ra một số nhân tố có khả năng tác động đến Hành vi sử dụng smartphone của các tầng lớp khách hàng này.
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm năm nhân tố ảnh hưởng Hành vi sử dụng smartphone của người tiêu dùng gồm : Giá trị chức năng về chất lượng, Giá trị chức năng về giá, Giá trị xã hội, Giá trị cảm xúc và Giá trị tri thức với 17 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu đề xuất được giữ nguyên đểđưa vào nghiên cứu định lượng chính thức
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định giả thuyết đã khẳng định như sau: Hành vi sử dụng smartphone chịu sự ảnh hưởng bởi 3 nhân tố
là Giá trị chức năng về chất lượng, Giá trị cảm xúc và Giá trị xã hội. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Hành vi sử dụng smartphone là Giá trị cảm xúc
Các kết quả trên bổ sung vào lý thuyết Hành vi sử dụng của người tiêu dùng,
đặc biệt là vai trò của Giá trị cảm xúc về một sản phẩm. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, kết quả này giúp các nhà quản trịđưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác điều hành doanh nghiệp của mình
5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, đánh giá mối tương quan giữa các khái niệm trong thành phần của giá trị cảm nhận và khái niệm Hành vi sử dụng, đóng góp cho lý thuyết về
Hành vi sử dụng của người tiêu dùng được đa dạng và phong phú hơn. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu :
• Giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm smartphone hiểu biết hơn nữa về các yếu tố tác động đến Hành vi sử
dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc hoạch định các chương trình xây dựng, quảng bá và định vị thương hiệu trên thị trường hiệu quả hơn để tăng khả
năng cạnh tranh thương hiệu.
• Góp phần giúp các doanh nghiệp quảng cáo và nghiên cứu thị trường nắm bắt được vai trò của các nhân tố trên. Từ đó các doanh nghiệp này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị thường và cách thức xây
dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mại đúng hướng và có hiệu quảđể tăng giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp khách hàng. • Giúp bản thân tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về giá trị cảm
nhận của khách hàng và Hành vi sử dụng, phục vụ cho công việc hàng ngày của tác giả ngày một hiệu quả hơn.
5.2 Hàm ý cho nhà quản trị
Các kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị, nhà thiết kế, nhà tiếp thị sản phẩm tại Việt Nam như sau:
• Các Giá trị cảm xúc như tình cảm, niềm vui, thoải mái và sự thú vị đóng vai trò quan trọng nhất trong Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của người tiêu dùng. Vì vậy đây là điểm lưu ý mấu chốt cho các nhà quản trị khi lên các phương án, chương trình, chính sách phục vụ
cho người tiêu dùng
• Giá trị chức năng về chất lượng sản phẩm, tính năng sản phẩm càng
đa dạng, hữu ích, càng thỏa mãn nhu cầu thì người tiêu dùng càng có Hành vi sử dụng hay tiếp tục sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy đối với nhà quản trị cần không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng sản phẩm cho thỏa mãn thị hiếu hết sức đa dạng hiện nay của ngưởi tiêu dùng • Các Giá trị tri thức như sự tò mò, hiếu kỳ, nhu cầu trải nghiệm các
công nghệ mới có tác động trực tiếp đến Hành vi sử dụng điện thoại thông minh. Tuy nhiên các Giá trị tri thức này sẽ suy giảm theo thời gian một khi người tiêu dùng đã quen thuộc với sản phẩm. Vì vậy các nhà quản trị bên cạnh việc không ngừng làm phong phú thêm các tính năng của điện thoại thông minh, cũng cần phải giữ cho các thiết kế, mẫu mã của điện thoại thông minh ngày càng bắt mắt và hấp dẫn để
kích thích, gia tăng sự tò mò, hiếu kỳ của người tiêu dùng rồi từđó có Hành vi sử dụng sản phẩm