Cũng tương tự bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế. Thứ nhất là mô hình nghiên cứu chỉ được kiểm định với mặt hàng điện thoại di động thông minh. Nhiều dạng sản phẩm và thương hiệu khác nhau nên
được tiếp tục thực hiện trong các nghiên cứu khác nhau để gia tăng mức độ tổng quát cho mô hình nghiên cứu.
Thứ hai nghiên cứu này được thực hiện khi chưa xem xét đến nhân tố Giá trị điều kiện tác động đến Hành vi sử dụng smartphone.Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá tri điều kiện có ảnh hưởng nhu thế nào đến Hành vi sử dụng của nguời tiêu dùng đối với các điện thoại thông minh
Thứ ba là hạn chế của phương pháp phân tích dữ liệu. Thang đo được đánh giá bằng các công cụ phân tích Cronbach Alpha và EFA trong khi nghiên cứu sử
dụng công cụ phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tuy nhiên các phép phân tích này không cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.
Thứ tư số lượng mẫu trong nghiên cứu chỉ có 231, thật sự là còn ít so với một nghiên cứu định lượng. Do thu thập số liệu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên nghiên cứu chưa đa dạng hóa được các đối tượng khảo sát. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tăng số lượng mẫu, đa dạng hóa đối tượng khảo sát đồng thời sử dụng phép phân tích CFA trong đánh giá thang đo và mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modelling) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập.
Cuối cùng nghiên cứu này được tiến hành tại TPHCM nơi thị trường điện thoại di động đã tương đối phát triển và hoàn chỉnh với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau, có thể có sự khác biệt giữa thị trường TPHCM với các tỉnh thành khác nơi có sự khác biệt về văn hóa vùng miền và người tiêu dùng còn chưa có điều kiện
hậu mãi tốt nhất. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá Hành vi sử
dụng nguời tiêu dùng đối với các điện thoại di động thông minh khác cũng như
kiểm định mô hình nghiên cứu này tại thị trường khác để gia tăng tổng quát hóa mô hình cũng là 1 hướng nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
Hoàng Trọng, 2002. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.
Kotler, P., 2003. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Trọng Hùng, 2009. TPHCM : NXB Lao động – Xã hội
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh : Thiết kế và thực hiện. TP.HCM : NXB Lao động xã hội
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008. Các yếu tố chính tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng nội của người Việt. Nghiên cứu khoa học
Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TPHCM: NXB ĐH
Quốc gia TPHCM, trang 161-242
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008. Vai trò của cạnh tranh cá nhân
đối với xu hướng tiêu dùng thương hiệu quốc tế của người Việt, Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TPHCM:
NXB ĐH Quốc gia TPHCM, trang 243-299
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu khoa học trong
Tiếng Anh
Ajzen, I., 1985. From Intention to Action a Theory of Planned Behavior, in Action
Control from Cognitions to Behaviors, J. Kuhl and J. Beckman (eds.), Springer, New York, NY, pp 11-39
Butz, H.E. Jr and Goodstein, L.D.,1996, Measuring customer value: gaining the
strategic advantage, Organisational Dynamics, Vol. 24, pp. 63-77
Chen, J, D. Yen and K. Chen., 2009. The acceptance and diffusion of the innovative smart phone use: A case study of a delivery service company in logistics,
Information & Management, 46: 241-248
Cheng, J. M. S., Wang, E. S. T., Lin, J. Y. C., & Vivek,S. D., 2009. Why do customers utilize the internet as a retailing platform?: A view from consumer
perceived value. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 21: 144-
160.
Davis, F.D., 1989. Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User
Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, 13: 319-340.
Davis, F.D., Bagozzi, R.P., and Warshaw, P.R., 1989. User Acceptance of Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models,
Management Science, 35: 982-1003
De Ruyter, K., Wetzels, M. and Bloemer, J.,1998, On the relationship between
perceived service quality, service loyalty and switching costs, International Journal of Service Industry Management, Vol. 9 No. 5, pp. 436-53.
Donthu, N., & Garcia, A., 1999. The Internet shopper. Journal of Advertising Research, 39: 52-58
Fishbein, M., and Ajzen, I., 1975. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An introduction to Theory and Research, Addison-Wesley Pub. Co., Reading,
Mass
Hsiu-Yu Wang., Chechen Liao., Ling-Hui Yang., 2013. What Affects Mobile
Application Use? The Roles of Consumption Values, International Journal of Marketing Studies, Vol. 5, No. 2
Jengchung V. Chen., David C. Yen., Kuanchin Chen., 2009. The acceptance and diffusion of the innovative smart phone use: A case study of a delivery
service company in logistics, Information & Management, 46: 241–248
Kim, H. W., Chan, H. C., & Gupta, S., 2007. Value-based adoption of mobile
internet: an empirical investigation. Decision Support Systems, 43: 111-126. Mads Bødker., Greg Gimpel., Jonas Hedman, 2009. The User Experience of Smart
Phones: A Consumption Values Approach
Mallat, N., Rossi, M., Tuunainen, V. K., & Oorni, A., 2009. The impact of use context on mobile services acceptance: The case of mobile ticketing.
Information & Management, 46: 190-195.
Monroe, K. .,1990, Pricing: Making Profitable Decisions, McGraw-Hill, New
York, NY
Pura, M. (2005)., Linking Perceived Value and Loyalty in Location-Based Mobile Services. Managing Service Quality, 15: 509-538.
Roig, et al .,2006, Customer perceived value in banking services, International Journal of Bank Marketing, Vol. 24 No. 5, pp. 266-283
Sang Hyun Kim, 2008. Moderating effects of Job Relevance and Experience on mobile wireless technology acceptance: Adoption of a smartphone by
Sheth, J.N., Newman, B.I., Gross, B.L., 1991a. Consumption Values and Market Choices: Theory and Applications, Cincinnati: South-Western Publishing
Co.
Sheth, J.N., Newman, B.I., Gross, B.L., 1991b. Why We Buy What We Buy: A
Theory of Consumption Value”. Journal of Business Research, 22: 159-170 Sinem Zubari, 2010. Customer Value Of Mobile Services
Sweeney, J. C., & Soutar, G. N., 2001. Consumer perceived value: The development of a multiple item scale. Journal of retailing, 77: 203-220.
Teas, K. and Agarwal, S. .,2000, The effects of extrinsic product cues on
consumers’ percepcions of quality, sacrifice and value, Journal of the
Academy of Marketing Science, Vol. 28 No. 2.
Tseng, F. M., 2011. Antecedents of consumers' Intetnions to Upgrade their mobile phones. Telecommunications Policy
Turel, O., Serenko, A., & Bontis, N., 2010. User acceptance of hedonic digital
artifacts: A theory of consumption values perspective. Information & Management, 47: 53-59.
Woodruff, R.B.,1997, Customer value: the next source of competitive advantage,
Journal of the Academy of Marketing Science, Vol. 25 No. 2, pp. 139-53.
Yang, K., & Jolly, L. D., 2009. The effects of consumer perceived value and subjective norm on mobile data service adoption between American and
Korean consumers. Journal of Retailing and Consumer services, 16: 502-
508.
Yangil Park., Jengchung V. Chen., 2007. Acceptance and adoption of the innovative
Zeithaml, V.A. ,1988, Consumer perceptions of price, quality and value: a means-
end model and synthesis of evidence, Journal of Marketing, Vol. 52, July,
pp. 2-22.
Zheng, P. and L. Ni., 2006. Spotlight: The Rise of the Smart Phone, IEEE
Internet
Đến thời hàng hiệu cũng khó chen chân, 2013.<http://www.baomoi.com/Den-thoi-
hang-hieu-cung-kho-chen-chan/136/10515576.epi>
IDC Release, 2013. More Smartphones Were Shipped in Q1 2013 Than Feature
Phones, An Industry First According to IDC
<http://www.idc.com/getdoc.jsp?containerId=prUS24085413>
Lương Trí Dũng, 2013. Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng.
<https://docs.google.com/forms/d/1o0v-PTyPNXGDVBvROchREjvj4I2id
LLqpJ8dOWjUH40/edit>
Smartphone sẽ vượt điện thoại di động, 2012. <http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-
Phụ lục A: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Khảo sát cho luận văn tốt nghiệp – Lương Trí Dũng
Xin chào các Anh/Chị ! Tôi tên là Lương Trí Dũng, học viên lớp cao học Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Kinh tế TPHCM. Tôi đang nghiên cứu đề
tài về “Ảnh hưởng của các giá trị cảm nhận đến Hành vi sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) của người tiêu dùng tại TPHCM”. Rất mong các Anh/Chị dành chút ít thời gian để cùng nhau trả lời và thảo luận các câu hỏi dưới
đây. Câu hỏi nào chưa rõ nghĩa và cần bổ sung gì thêm, Anh/Chị vui lòng cho tôi biết vì sao. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Anh/Chị
Các Anh/Chị chú ý:
Điện thoại thông minh (smartphone) được đề cập trong bảng câu hỏi này là
điện thoại di động có tính năng như một máy vi tính di dộng, có một hệđiều hành riêng biệt, người dùng có thể thay đổi giao diện và sở hữu khả năng cài đặt, mở
rộng và gỡ bỏứng dụng.
1. Anh/chịđã sử dụng điện thoại thông minh được bao lâu và thương hiệu gì ? 2. Anh/chị vui lòng cho biết các thương hiệu điện thoại thông minh mà anh chị
biết đến ?
3. Khi sử dụng 1 điện thoại thông minh, anh/chị mong đợi điều gì nhất ?
4. Nêu ít nhất 3 chức năng của 1 điện thoại thông minh đáp ứng tốt các nhu cầu của anh/chị ? Tại sao ?
5. Theo anh/chị, giá tiền của 1 điện thoại thông minh hiện tại như thế nào ? Giá tiền này có phù hợp với những mong đợi/giá trị mà 1 điện thoại thông minh sẽ mang đến cho anh/chị hay không ? Tại sao ?
6. Anh/chị có cảm thấy thích thú, nhiều điều thú vị và niềm vui khi sử dụng
điện thoại thông minh ? Tại sao ?
7. Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng điện thoại thông minh tạo cho anh/chị một
8. Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng điện thoại thông minh giúp cho anh/chị
hòa nhập và được ủng hộ bởi những người xung quanh hay không ? Tại sao ? 9. Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng điện thoại thông minh giúp cho anh/chị
hình thành, duy trì và tạo dựng tốt các mối quan hệ xã hội hay không? Tại sao ?
10.Sử dụng điện thoại thông minh có thỏa mãn nhu cầu sử dụng thử nghiệm và khám phá công nghệ mới của anh/chị hay không? Tại sao ?
11.Điện thoại thông minh cho phép anh/chị trải nghiệm những tính năng mới lạ đáp ứng các nhu cầu của anh/chị hay không ? Tại sao ?
12.Điện thoại thông minh có khơi dậy sự tò mò và hiếu kỳ muốn được sử dụng nơi anh/chị hay không? Tại sao ?
13.Anh/chị vui lòng kể tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng 1 điện thoại thông minh trong tương lai ?
14.Theo anh/chị các yếu tố nào được coi là quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng điện thoại thông minh trong tương lai ?
15.Để thỏa mãn nhu cầu, anh/chị sẽ sử dụng các điện thoại thông minh mà không do dự ?
TỔNG HỢP Ý KIẾN THẢO LUẬN NHÓM Danh sách thành viên tham gia thảo luận nhóm
STT Họ và tên người trả lời Tuổi Nghề nghiệp
1 Huỳnh Quốc Tuấn 30 Nhân viên văn phòng 2 Nhan Thị Kim Ngọc 35 Quản lý
3 Phan Tấn Phong 30 Quản lý
4 Lê Thị Thu Thương 29 Nhân viên văn phòng
5 Đặng Vĩnh Cường 29 Nhân viên IT
6 Đỗ Quang Hiển 32 Quản lý
7 Nguyễn Thanh Lâm 30 Nhân viên IT
8 Nguyễn Hoàng Huy 24 Nhân viên kỹ thuật 9 Nguyễn Ngọc Quyên 29 Nhân viên kỹ thuật 10 Ngô Thị Thùy Dung 27 Giảng viên
STT Câu hỏi Tổng hợp ý kiến thảo luận
1
Anh/chị đã sử dụng điện thoại thông minh được bao lâu và thương hiệu gì ?
Thời gian sử dụng: nhiều khoảng thời gian sử dụng khác nhau dao động từ 6 tháng đến 3 năm.
Các thương hiệu smartphone mà các thành viên trong nhóm đã sử dụng: Sony, Apple, Samsung, Blackberry, Nokia
2
Anh/chị vui lòng cho biết các thương hiệu điện thoại thông minh mà anh chị biết đến ?
Các thương hiệu smartphone mà các thành viên trong nhóm biết đến: Sony, Apple, Samsung, Blackberry, Nokia, LG, HTC…
3
Khi sử dụng 1 điện thoại thông minh, anh/chị mong đợi điều gì nhất ?
Giải trí, xem phim, chơi game, nghe nhạc, kết nối mạng xã hội, lên mạng tìm kiếm thông tin giải quyết công việc….
4
Nêu ít nhất 3 chức năng của 1 điện thoại thông minh đáp ứng tốt các nhu cầu của anh/chị ? Tại sao ?
Khả năng mở rộng cài đặt các loại phần mềm chuyên dụng (phục vụ công việc, giải trí)
Chụp ảnh (ghi lại khoản khắc tốt để
chia sẽ với bạn bè và người thân) Truy cập internet mọi lúc mọi nơi
5
Theo anh/chị, giá tiền của 1 điện thoại thông minh hiện tại như thế
nào ? Giá tiền này có phù hợp với những mong đợi/giá trị mà 1 điện thoại thông minh sẽ mang đến cho anh/chị hay không ? Tại sao ?
Các thành viên trong nhóm cho rằng hiện có nhiều loại smartphone với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
6
Anh/chị có cảm thấy thích thú, nhiều điều thú vị và niềm vui khi sử dụng điện thoại thông minh ? Tại sao ?
Tất cả thành viên trong nhóm trả lời
đều cảm thấy thích thú khi sử dụng smartphone vì nó cung cấp nhiều công cụđể giải trí và giải quyết công việc
7
Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng
điện thoại thông minh tạo cho anh/chị một ấn tượng tốt đẹp bởi những người xung quanh hay không ? Tại sao?
Số ít người trả lời là “Có” vì thể hiện
được hình ảnh cá nhân của người dùng thông qua sử dụng smartphone trong khi đa số thành viên trong nhóm cho rằng không có sự liên quan của việc sử
dụng smartphone đến việc gây ấn tượng với những người xung quanh
8
Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng
điện thoại thông minh giúp cho anh/chị hòa nhập và được ủng hộ
bởi những người xung quanh hay
Số ít người trả lời là “Có” vì có thể duy trì kết nối liên tục với những người xung quanh thông qua sử dụng smartphone trong khi đa số thành viên
không ? Tại sao ? trong nhóm cho rằng không có sự liên quan của việc sử dụng smartphone đến sự ủng hộ hay hòa nhập với những người xung quanh
9
Anh/chị có cảm thấy việc sử dụng
điện thoại thông minh giúp cho anh/chị hình thành, duy trì và tạo dựng tốt các mối quan hệ xã hội hay không? Tại sao ?
Số ít thành viên trong nhóm cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh giúp hình thành, duy trì và tạo dựng tốt các mối quan hệ xã hội vì thông qua việc sử dụng smartphone cũng thể hiện
được đẳng cấp, cá tính, hình ảnh cá nhân của người dùng. Trong khi những người khác thì không nghĩ như vậy 10
Sử dụng điện thoại thông minh có thỏa mãn nhu cầu sử dụng thử
nghiệm và khám phá công nghệ
mới của anh/chị hay không? Tại sao ?
Đa số thành viên trong nhóm trả lời “Có” vì điện thoại thông minh thường xuyên thay đổi và cập nhật các công nghệ tiên tiến (phần mềm hay, tiện ích, công nghệ mới…)
11
Điện thoại thông minh cho phép anh/chị trải nghiệm những tính năng mới lạ đáp ứng các nhu cầu của anh/chị hay không ? Tại sao ?
Đa số thành viên trong nhóm trả lời “Có” vì ngoài chức năng chính là thông tin liên lạc thì smartphone còn là công cụ giải trí, tiếp cận với thế giới bên ngoài thông qua mạng Internet
12
Điện thoại thông minh có khơi dậy sự tò mò và hiếu kỳ muốn được sử
dụng nơi anh/chị hay không? Tại sao ?
Đa số thành viên trong nhóm trả lời “Có” vì smartphone ngày càng phát triển và hoàn thiện các tính năng đáp