Đối với 2 phát biểu SV_1 “Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi hòa nhập với những người xung quanh” và SV_2 “Sử dụng điện thoại thông minh tạo cho tôi một ấn tượng tốt với những người xung quanh” có sự phân hóa rõ nét về mức độ đồng ý. Đối với SV_1, tỷ lệ % không đồng ý, trung lập và đồng ý lần lượt là 19,91%, 19,91% và 60,18%. Đối với SV_2, tỷ lệ % không đồng ý, trung lập và
đồng ý lần lượt là 29,87%, 19,05% và 51,08%. Các phát biểu SV_3 “Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi có được sự ủng hộ của những người xung quanh” và SV_4 “Sử dụng điện thoại thông minh cải thiện sự cảm nhận của những người xung quanh về tôi” thì tỷ lệ % không đồng ý và trung lập rất cao lần lượt là 71,86% và 60,61%. Điều này cho thấy mức độ nhất trí cao của các đối tượng khảo sát trong mẫu khi không đồng ý đối với 2 phát biểu trên
Bảng 4.17: Mức độđồng ý của người tiêu dùng đối với Giá trị xã hội
SV_1 : Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi hòa nhập với những người xung quanh.
SV_2 : Sử dụng điện thoại thông minh tạo cho tôi một ấn tượng tốt với những người xung quanh
Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy 1 17 7.36 7.36 1 19 8.23 8.23 2 5 2.16 9.52 2 12 5.19 13.42 3 24 10.39 19.91 3 38 16.45 29.87 4 46 19.91 39.83 4 44 19.05 48.92 5 62 26.84 66.67 5 54 23.38 72.29 6 48 20.78 87.45 6 43 18.61 90.91 7 29 12.55 100.00 7 21 9.09 100.00 Tổng 231 100 Tổng 231 100
SV_3 : Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi có được sự ủng hộ của những người xung quanh
SV_4 : Sử dụng điện thoại thông minh cải thiện sự cảm nhận của những người xung quanh về tôi
Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy Mức độ đồng ý Tần số % % tích lũy 1 37 16.02 16.02 1 35 15.15 15.15 2 21 9.09 25.11 2 23 9.96 25.11 3 41 17.75 42.86 3 35 15.15 40.26 4 67 29.00 71.86 4 47 20.35 60.61 5 38 16.45 88.31 5 57 24.68 85.28 6 22 9.52 97.84 6 21 9.09 94.37 7 5 2.16 100.00 7 13 5.63 100.00 Tổng 231 100 Tổng 231 100
(Nguồn: Phân tích dữ liệu trên SPSS)
Dựa vào thống kê mô tảở trên của người tiêu dùng tại TPHCM cho thấy các các đối tượng trong mẫu có sựđánh giá về Giá trị xã hội không cao. Trước đây khi
điện thoại di động thông thường còn đang rất thịnh hành còn điện thoại thông minh còn khan hiếm trên thị trường với mức giá khá đắt đỏ, nên việc sở hữu 1 điện thoại thông minh thời điểm đó chỉ phù hợp với các đối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao. Việc sở hữu điện thoại thông minh lúc đó ngoài việc thõa mãn nhu cầu thông tin liên lạc thông thường thì nó còn là phương tiên để người tiêu dùng thể hiện phong cách, cá tính, hình ảnh của chính bản thân họ đối với những người xung quanh phục vụ cho việc tạo dựng, hình thành, duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội. Hiện nay điện thoại thông minh đã rất phổ biến trên thị trường với nhiều loại mẫu mã đa dạng với nhiều mức giá phù hợp nên hầu hết các đối tượng người tiêu dùng đều có thể tiếp cận được. Việc này dẫn đến Giá trị xã hội không được người tiêu dùng đánh giá cao và trong nghiên cứu này hầu như không có tác động đến Hành vi sử dụng điện thoại thông minh. Điều này cũng lý giải vì sao trong kết quả
phân tích hồi quy ở phần trên khi biến Giá xã hội không có ý nghĩa thống kê và bị
Bảng 4.18: Đánh giá của người tiêu dùng đối với Giá trị xã hội
Nội dung Giá trị trung bình
SV_1 : Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi hòa nhập với
những người xung quanh. 4.6926
SV_2 : Sử dụng điện thoại thông minh tạo cho tôi một ấn
tượng tốt với những người xung quanh 4.3636 SV_3 : Sử dụng điện thoại thông minh giúp tôi có được sự
ủng hộ của những người xung quanh 3.5801
SV_4 : Sử dụng điện thoại thông minh cải thiện sự cảm nhận
của những người xung quanh về tôi 3.7922
SV : Giá trị xã hội 4.1071
(Nguồn: Phân tích dữ liệu trên SPSS)