Toà án nhân dân trực tiếp giải quyết
3.9. GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Giải pháp
3.9.1. Giải pháp
- Hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.
- Tiến hành rà soát đơn thư tồn đọng kéo dài. Giải quyết có hiệu quả những đơn thư tồn đọng cũng như các quyết định đúng pháp luật nhưng chưa được thực hiện. Kiên quyết kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định để chấm dứt các khiếu nại, coi đó là khâu then chốt để làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội.
- Cần sửa đổi một cách cơ bản LĐĐ hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm (Vì trong thực tế có nhiều hộ dân đang sử dụng đất nhưng không kê khai đăng ký, không làm đầy đủ các thủ tục về đất đai…). Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt đối thoại hàng tuần với nhân dân, nghe ý kiến phản ánh của nhân dân và chính quyền trong việc khiếu nại tố cáo, phát huy tính dân chủ xây dựng Nhà Nước pháp quyền vững mạnh ở địa phương.
- Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ Trung Ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất là một dạng tranh chấp đặc thù, liên quan đến các chính sách, pháp luật theo từng giai đoạn khác nhau và tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, quan hệ tranh chấp đất đai tại các vùng, miền khác nhau. Do đó, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và luôn bảo đảm tính khả thi trong thực tế. Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất cho thấy: Hầu như các căn cứ giải quyết thứ 3, 4, 5 qui định tại Điều 161 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP không được áp dụng trong quá trình giải quyết, vì nó không chứa đựng tính pháp lý rõ ràng và không đủ tính định lượng để phục vụ cho việc xem xét, đánh giá khách quan, chính xác khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc phức tạp và “điểm nóng” liên quan đến đất đai theo yêu cầu của Huyện ủy và UBND huyện
- Mỗi xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai của địa phương mình.