Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 28)

d. Tình hình xử lý vi phạm pháp luật đất đa

3.3.Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung

28

Nghiên cứu hồ sơ

Làm việc trực tiếp với đương sự

Nhận đơn

Viết báo cáo Ra quyết định Thực thi quyết định

Kiểm tra lại chứng lý trong hồ sơ

Xác minh chứng cứ

Cán bộ tiếp dân hoặc cán bộ phụ trách công tác nhận đơn, khiếu nại - tố cáo, tranh chấp đất đai, đọc nội dung đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đủ nội dung khiếu nại: địa chỉ, năm sinh, tên người làm đơn, người đúng ra làm và nộp đơn có đúng đối tượng quy định không. Nếu không thì phải ủy quyền hợp pháp, đơn đạt yêu cầu trên thì mới nhận. Nếu hồ sơ không đảm bảo các điều kiện thì yêu cầu bổ sung hoặc trả lại cho đương sự. Phải xem xét thời hiệu nhận đơn (giới hạn ở các lần giải quyết khiếu nại lần đầu ở huyện và khiếu nại lên tỉnh). Thực tế có một số vụ cá biệt, mặc dù quá thời hiệu khiếu nại, nhưng cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại nội dung đã giải quyết trước đây. Loại đơn quá thời hiệu này là do một trở ngại, khó khăn trong cuộc sống của đương sự hoặc đương sự không am hiểu pháp luật nên không nộp đơn khiếu nại, trễ thời hiệu quy định.

Cán bộ nhận đơn nếu thấy đơn đạt yêu cầu thì có nghĩa vụ ra biên nhận cho đương sự về chờ nhận giấy mời của cán bộ thụ lý để tìm hiểu thêm vụ việc. Ra thông báo tạm thời chưa thi hành quyết định huyện và cán bộ phân công thụ lý để giải quyết. Cán bộ thụ lý hồ sơ nhận hồ sơ gốc ở huyện về nghiên cứu. Sau khi thụ lý hồ sơ cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ từ hồ sơ gốc lấy từ huyện sau đó tiến hành xác minh thực tế bằng cách lập biên bản, lấy lời khai, đo đạc hiện trạng, bổ sung chứng cứ, viết báo cáo kết quả xác minh… Thông qua nội dung báo cáo với lãnh đạo thanh tra tỉnh qua cuộc hợp xét khiếu tố. Thông thường khiếu nại có hai hướng giải quyết:

+ Giữ y quyết định: Nếu xét thấy vụ việc đương sự khiếu nại không trái quy định pháp luật và đương sự không có chứng cứ gì khác so với quyết định khiếu nại thì UBND có quyền ra quyết định giữ nguyên quyết định đó.

+ Có chỉnh sửa quyết định nếu thấy vụ việc giải quyết rồi nhưng trái với quy định pháp luật và đương sự đã đưa ra được những bằng chứng cụ thể để xác minh thì thông qua UBND tỉnh để dự thảo quyết định và ra quyết định giải quyết theo hướng có sửa chữa quyết định khiếu nại. Sau khi có quyết định của cơ quan chức

năng kết hợp địa phương xem xét thực hiện quyết định, phân chia ranh giới đất cho từng đương sự và lưu hồ sơ đã giải quyết.

Về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách có hệ thống, chính điều này mà các cấp có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai đã áp dụng theo luật khiếu nại - tố cáo.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 28)