Trình tự giải quyết tố cáo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 35)

d. Tình hình xử lý vi phạm pháp luật đất đa

3.4.2.Trình tự giải quyết tố cáo

a. Giao nhiệm vụ cho cán bộ đơn thụ lý đơn tố cáo

- Nghiêm cứu đơn và tài liệu, bằng chứng mà người tố cáo cung cấp và có thể liên hệ với người tố cáo để tìm hiểu thêm sự việc (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật cho người tố cáo).

- Viết báo cáo tóm tắt nội dung đơn tố cáo, nêu rõ nội dung sự việc tố cáo, phạm vi, tính chất mức độ vii phạm và đề xuất những biện pháp giải quyết.

- Xây dựng kế hoạch giải quyết.

Kế hoạch giải quyết phải đầy đủ các mục sau:

 Phạm vi sự việc cần làm rõ và bước tiến hành.  Các bằng chứng liên quan cần xác minh.  Đối tượng có liên quan

 Thời gian cần thiết để tiến hành

 Các yêu cầu, điều kiện khác cần giám định.

b. Thủ trưởng cơ quan có thâm quyền ra quyết định thụ lý giải quyết

Trong quyết định này là cần để tiến hành công việc giải quyết tố cáo, đồng thời cũng để năng cao trách nhiệm của người giải quyết trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật.

Trong quyết định cần nêu rõ:

 Họ tên chức vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh.  Nội dung cần xác minh.

 Thời gian tiến hành, thời gian kết thúc.

c. Thẩm tra xác minh

Đây là bước thực hiện các nghiệp vụ có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định nhất trong quá trình giải quyết nội dung tố cáo, những việc cần làm trong bước này:

- Tiếp xúc với người tố cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng để làm rõ sự việc.

- Làm việc với người tố cáo về nội dung mà người tố cáo nêu ra và yêu cầu người tố cáo trình bày bằng văn bản theo các bằng chứng để tự bảo vê.

- Tiến hành thu thập, thanh tra xác minh thông tin, tài liệu bằng chứng (nếu có) để làm rõ sự việc. Nếu người tố cáo giải trình không rõ và tài liệu chứng cứ không bảo đảm giá trị pháp lý thì yêu cầu giải trình cho rõ.

- Khi làm việc với người tố cáo phải ghi biên bản cụ thể, rõ ràng, những nội dung nào chưa giải trình được, không giải trình được, hai bên cùng kí tên biên bản.

d. kiểm tra lại tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ để đối chiếu với chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước

- Tài liệu chứng cứ trong hồ sơ giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng, là căn cứ pháp lý để giúp cho việc kết luận đầy đủ chính xác những hành vi vi phạm của người bị tố cáo. Do đó trước khi kết luận vấn đề gì nhất thiết phải kiểm tra đầy đủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ việc.

- Đối chiếu vụ việc, bằng chứng với các quy định của chính sách pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xây dựng ra vụ việc) để xác minh đúng sai từng vụ việc.

e. Khi hoàn thành công tác xác minh có đầy đủ thông tin cần thiết, cần kết luận sơ bộ vụ việc

Tiến hành thông báo dự thảo kết luận cho hai bên đương sự, nếu một trong hai bên chưa nhất trí yêu cầu bên chưa nhất trí cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ và đi đến thống nhất. Nếu cả hai đương sự chưa thống nhất một trong hai bên hoặc cả hai không cung cấp được tài liệu, chứng cứ cụ thể thì ghi biên bản lưu hồ sơ.

f. Viết báo cáo kết luận vụ việc

- Thông thường, văn bản kết luận có thể chia làm ba phần:

Phần 1: Nêu đặc điểm tình hình chung - Giới thiệu khái quát về đương sự

- Tóm tắt nội dung tố cáo

- Kết quả giải quyết của các cấp

Phần 2: Nêu kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung - Khẳng định sự việc đúng, sai của các bên đương sự.

- Chỉ ra nguyên nhân (khách quan, chủ quan) trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị, xã hội và tổ chức.

Phần 3: Nêu kết luân, kiến nghị

- Nêu những hành vi vi phạm chủ yếu như: tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn...

- Quy rõ trách nhiệm cá nhân hay tập thể.

- Nếu hành vi vi phạm luật có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì đề nghị thủ trưởng cho làm thủ tục chuyển giao hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.

g. Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau

- Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ ràng và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết người cố tình tố cáo sai sự thật.

- Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.

- Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Người giải quyết tố cáo gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 35)