Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 41)

Toà án nhân dân trực tiếp giải quyết

3.7.2.Nguyên nhân chủ quan

Trong cơ chế quản lý Nhà nước trước kia, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở. Có thời kỳ, mỗi loại đất do một ngành quản lý. Đất nông nghiệp do ngành nông nghiệp quản lý, đất lâm nghiệp do ngành lâm nghiệp quản lý, đất chuyên dùng thuộc ngành nào ngành ấy quản lý, dẫn đến tranh chấp giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, cũng như với đất chuyên dùng xảy ra tình trạng: Có loại đất do nhiều cơ quan quản lý cũng có loại đất không do cơ quan nào quản lý.

Một số nơi có những chủ trương hoặc việc làm sai lầm làm cho nhân dân hiểu rằng Nhà nước có chủ trương trả lại ruộng đất cũ, trả lại đất ông cha. Việc Nhà

nước luôn tách, nhập hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới, việc xác định địa giới không làm kịp thời hoặc không rõ ràng, làm cho tình hình tranh chấp đất đai phức tạp thêm.

Việc điều tra, xem xét, giải quyết các tranh chấp đất đai còn tùy tiện, yếu kém, hiệu lực thấp. Cán bộ quản lý đất đai còn thiếu gương mẫu, tùy tiện vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai.

Năm 1979 thông qua Nghị định 404/CP ngày 9/11 của Hội Đồng Chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng đất đã được thành lập, giúp Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trên cả nước. Tuy có nhiều cố gắng nhưng quản lý Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo, có khi phạm sai lầm. Hồ sơ địa chính chưa hoàn thiện nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền sử dụng ruộng đất của các chủ thể, không phản ảnh được thực trạng sử dụng đất đai; quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp; vì vậy khó xử lý những trường hợp vi phạm.

Chính sách đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai chưa nhất quán, đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng chính sách còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng, ngược lại người không có khả năng sản xuất vẫn được chia ruộng. Do vậy, tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp Luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp Luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có còn có những nguyên nhân đặc thù và tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, vào phong tục, tập quán của từng địa phương để có được những phương pháp tốt nhất cho từng vụ tranh chấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TRA và BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại tố cáo về đất ĐAI GIAI đoạn 2005 – 2010 tại HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 41)