b. Nhánh Notes and Handouts
2.2.6.3. Thiết đặt liên kết với các tập tin chương trình
Thiết đặt liên kết với các tập tin chương trình là một trong những thao tác để người thiết kế có thể liên kết đến các bài dạy học trước để minh họa và củng cố lại kiến thức. Trong khi thực hiện một bài dạy học, người thiết kế muốn lấy một tập tin khác để chứng minh, minh họa (như: tập tin hình ảnh, tập tin phim, tập tin số liệu, một thư mục ảnh, một trang web…). Tuy nhiên, có thể khai thác tính tiện dung của dạng liên kết này trong các bài củng cố kiến thức, biên soạn sách điện tử hoặc hệ thống các bài dạy học thành một cuốn sách mà slide mẹ như là mục lục.
Quan trọng hơn cả, vận dụng dạng liên kết này trong các tiết thực hành tìm hiểu các vấn đề địa phương, sinh hoạt ngoại khóa và rất thuận tiện cho việc đổi mới phương pháp. Ví dụ: trong Bài 11 sách GDCD lớp 10 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, giáo viên có thể giao bài tập về nhà, mỗi một đề mục nhỏ thiết kế trên MSP… Tiết học sau, giáo viên cho học sinh đăng tải những gì học sinh đã thiết kế thành các đơn vị kiến thức. Giáo viên lúc này với một bài thiết kế hoàn chỉnh (mang tính tổng quát) liên kết đến các phần mà học sinh đã thực hiện, đến đơn vị kiến thức nào thì mời học sinh của tổ đó lên thuyết trình, giáo viên bổ sung và kết luận. Cứ thế theo trình tự để hoàn tất bài học. Với phương pháp này, giáo viên có thể đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, cũng như cuốn hút học sinh
tham gia vào quá trình dạy học. Đây chính là mô hình thử nghiệm dạy học theo tương lai (Intel teach to the future), cũng như việc dạy và học của học sinh nước ngoài.
Thao tác thực hiện việc liên kết này giống như hai dạng trên. Để liên kết được các tập tin trình diễn phải đăng tải các tập tin đã thiết kế vào thư viện tư liệu để tiến hành liên kết.
2.2.7. Trình diễn bài dạy trên Microsoft Powerpoint2.2.7.1. Chạy thử và hiệu chỉnh các slide 2.2.7.1. Chạy thử và hiệu chỉnh các slide
Sau khi thiết kế xong, người thực hiện nên kiểm tra lại những gì đã thiết định (như: bố trí các slide, hình ảnh, kiểm tra chính tả, tốc độ, các hiệu ứng, liên kết,…). Sau đó, cho chạy thử chương trình để kiểm tra độ chính xác, nếu sai sót và mắc lỗi ở slide nào, mục nào, đơn vị kiến thức nào thì tiến hành hiệu chỉnh. Về hiệu chỉnh không khác gì so với việc thiết kết (hay nói đúng hơn là thiết kế lại).
* Lưu ý: trong quá trình chạy thử, người thiết kế nên tiến hành giảng thử theo nhưng gì đã thiết kế trên máy. Cũng cần phải chú ý thời gian, giọng nói, tác phong, cử chỉ… để tiến hành giảng dạy.