Di chuyển, sao chép slide 1 Di chuyển giữa các slide

Một phần của tài liệu Tai lieu tap huanEXE (Trang 32)

b.1. Di chuyển giữa các slide

* Cách 1: Click chuột lên thứ tự các slide cần định vị đến danh sách các slide ở phía trái màn hình.

* Cách 2: Sử dụng chuột di chuyển thanh cuộn ở bên phải màn hình.

b.2. Sao chép, di chuyển một hay nhiều slide

- Bước 1: Click chuột phải lên một hay nhiều silde cần sao chép. - Bước 2: Chọn nhánh Copy

- Bước 3: Di chuyển chuột đến vị trí cần sao chép

- Bước 4: Click chuột phải chọn nhánh Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để thực hiện việc sao chép.

2.3. Thiết kế nội dung đồ họa

2.3.1. Đưa nội dung văn bản, hình vẽ lên slidea. Đưa nội dung văn bản lên slide a. Đưa nội dung văn bản lên slide

Văn bản được nhập vào các silde theo nhiều cách khác nhau. Thông thường trong máy tính có tích hợp nhiều Slide

Layout có sẵn để người thiết kế lựa chọn sao cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức.

Ngoài việc lựa chọn một trong các mẫu Text Layouts được định dạng để nhập nội dung vào, còn có thể sử dụng thanh công cụ (Drawing) ở cuối màn hình để tạo các Text Box chứa nội dung cần thiết kế.

Để thuận tiện cho việc nhập nội dung các đơn vị kiến thức, người thiết kế tốt nhất là tạo ra các Text Box trên các slide, một mặt có thể đăng tải nhiều nội dung, mặt khác để thiết lập hiệu ứng một cách dễ dàng. Sau khi tạo ra các Text Box, tiếp tục nhập nội dung của đơn vị kiến thức.

Thao tác tạo ra các Text Box được tiến hành như sau:

* Cách 1: Click chuột vào biểu tượng Text Box ( ) trên thanh Drawing ở cuối màn hình, rồi tiếp tục nhập nội dung.

* Cách 2: Từ thanh Menu chọn

mục Insert, chọn nhánh Text Box ( ).

Sau khi thực hiện một trong

hai cách trên, màn hình xuất hiện hộp

Text Box (như hình bên). Tiếp tục nhập

nội dung kiến thức vào.

Khi nội dung văn bản được nhập

vào, cần phải hiệu chỉnh định dạng kí tự

sao cho phù hợp và bắt mắt. Thao tác tiến

- Bước 1: Bôi đen kí tự cần định dạng (có thể chọn cả Text Box hoặc một phần của Text Box).

- Bước 2: Click chuột vào Format trên thanh tiêu đề, chọn nhánh Font, xuất hiện hộp thoại Font. Trong hộp thoại Font có chứa các mục con sau:

+ Font: chọn phông chữ thích hợp cho nội dung cần hiệu chỉnh.

+ Font style: dạng chữ (Regular: chữ thường; Bold: chữ đậm; Italic: chữ nghiêng; Bold Italic: chữ vừa đậm, vừa nghiêng).

+ Size: cỡ chữ (thông thường một slide trình diễn thường chọn Size 40 cho tiêu đề và Size 20 - 28 cho nội dung kiến thức).

+ Color: màu chữ (nên chọn màu chữ phù hợp với màn hình nền và tiêu đề, tránh hiện tượng trùng lặp màu giữa màn hình nền với màu chữ. Để có sự phân định rõ ràng giữa màn hình nên, tiêu đề và nội dung nên chọn màu khác nhau, đối nhau.

+ Effects: hiệu ứng (Underline: gạch chân;

Shadow: tạo bóng mờ; Emboss: chữ nổi;

Superscrip: chữ ở chỉ số trên; Subscrip: chữ ở chỉ số dưới. Đối với những người thành thạo có thể sử dụng các tổ hợp phím nóng thay cho các thao tác ở trên.

Ngoài ra, còn có một số định dạng hỗ trợ khác rất tiện ích cho việc thiết kế các bài dạy học như: định dạng đầu dòng, số slide, căn chữ, khoảng cách giữa các dòng, chữ hay sử dụng các

AutoShapes để nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt…

+ Tạo định dạng đầu dòng (Bullets and Numbering)

Thao tác như sau: Click chuột vào Format\ Bullets and Numbering. Hộp thoại Bullets and Numbering xuất hiện các dạng khác nhau. Tùy theo từng đối tượng kiến thức khác nhau có thể chọn dạng BulletedNumbed phù hợp. Người thiết kế có thể chọn màu trong khung Color, chọn kích cỡ trong khung Size. Và, để chọn các Bullets khác click chuột vào mục Customize hoặc Picture.

+ Căn đầu dòng (Alignment)

Thao tác như sau: Click chuột vào Format\ Alignment, chọn các nhánh: Align Left (Ctrl + L): căn đều trái; Center (Ctrl + E): căn giữa; Align Right (Ctrl + R): căn đều phải; Justify

(Ctrl + J): căn đều cả hai bên.

Thông thường khi thiết kế nội dung các Text Box thường sử dụng căn đều cả hai bên

+ Khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing):

Thao tác như sau: Click chuột vào Format\ Line Spacing, xuất hiện hộp thoại, gồm:

Line Spacing (khoảng cách giữa các dòng); Before Paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn bản); After Paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn bản).

Tuy nhiên, trong soạn thảo phần này không quan trọng, nếu tạo các Text Box với cỡ chữ cân đối thì có thể bỏ qua công đoạn này.

+ Tạo các hình họa (AutoShapes)

Sử dụng các hình họa trong các slide để tạo điểm nhấn cho các đơn vị kiến thức, có thể là câu hỏi, chú ý, hướng dẫn, đố vui, phần quan trọng… Người thiết kế có thể chọn nhiều hình họa khác nhau từ mục AutoShapes trên thanh Drawing. Ngoài ra, có thể lấy từ Word sang bằng lệnh

Copy – Paste.

Một phần của tài liệu Tai lieu tap huanEXE (Trang 32)