Khái quát về huyện Giồng Riềng

Một phần của tài liệu phân tích kết qủa sản xuất của mô hình trồng khoai lúa luân canh ở huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 26)

16

Hình 3.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Kiên Giang

Vị Trí địa lý:Huyện Giồng Riềng tiếp giáp với các huyện trong tỉnh như: Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp, Tây Nam giáp huyện Châu Thành, Đông Bắc giáp huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ, Đông Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Nam giáp huyện Gò Quao người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và sống tập chung ở khu dân cư, nh ng nơi có trục đường chính và ven sông rạch.

Với diện tích đất tự nhiên là 639,24 km2

trong đó đất nông nghiệp là 43.186 ha, dân số 631.156 người (2010) chia thành 19 xã thị trấn gồm: TT Giồng Riềng, xã Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Ngọc Hòa, Hòa Thuận, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Thạnh Bình, Bàn Tân Định, Bàn Thạch và xã Long Thạnh.

Đặc điểm tự nhiên: Tuy huyện Giồng Riềng là một huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang nhưng với diện tích rộng nhất so với các huyện khác trong tỉnh, nguồn nhân lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông

17

ngồi (hơn 189 km đường thủy) chảy qua các con rạch đảm bảo đủ lượng nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cũng là thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp.

3.1.2.2 Dân s la đ ng trong mô hình nghiên c u

Dân số và lao động của nông hộ trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 3.1: Thực trạng dân số của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Đơn vị tính: người

Năm 2010 2011 2012

Dân số toàn huyện 213.425 214.752 216.105

Trong tuổi lao động 110.553 120.100 119.527

Ngoài tuổi lao đông 102.872 94.652 96.578

Nguồn: Số liệu thu thập từ phòng Nông Nghiệp huyện 8/2013

Từ ảng 3.1 cho thấy cơ cấu dân số trong huyện có tỉ lệ trong độ tuổi lao động năm 2012 là tương đối cao 119.527 người so với năm 2010, chiếm 55,31% so với dân số toàn huyện, đây là nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế xã hội huyện. Nhưng trên thực tế ở địa àn nghiên cứu thì nguồn lao động khan hiếm do lao động ị thu hút ởi các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, vì thế ở địa àn huyện nguồn lao động còn khan hiếm nên giá mướn trung ình cho một ngày công lao động tương đối cao là 155 ngàn trên ngày công lao động .

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế xã h ă ừa qua

Kinh tế tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đều tăng trưởng, thu nhập ình quân đầu người đạt 29,551 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 7,12%, các ngành dịch vụ chiếm 33,92%, ngành nông nghiệp chiếm 58,96%.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có 1.732 cơ sở sản xuất với 3.623 lao động. Giá trị sản xuất đạt 1.300,717 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ình quân 22,4%/năm nhìn chung đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

Về thương mại - d ch ụ: Đầu tư phát triển chợ được quan tâm, mạng

18

7.200 cơ sở, 14.165 lao động tổng mức án lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng ình quân 25,1%/năm.

Về nông nghiệp: ản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, được tập

trung chỉ đạo, giảm diện tích lúa kém hiệu quả và thay vào đó là các giống lúa cao sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng diện tích màu chuyên canh, luân canh, đặc iệt là mô hình trồng khoai lang luân canh lúa để tăng thêm thu hoạch, tăng diện tích cây ăn trái có hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng và gắn với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, phát triển thêm đàn gia súc, gia cầm... Tăng trưởng ình quân hàng năm 10,34%, ình quân thu nhập 165 triệu đồng/ha/năm, đã và đang xây dựng được nhiều mô hình có thu nhập và hiệu quả sản xuất cao đủ khả năng nhân rộng trên toàn tỉnh.

Cây lúa: Chiếm tỷ trọng lớn, tập trung khai thác, đầu tư hệ thống thủy lợi đảm ảo khép kín đưa giống lúa xác nhận vào trên 80% diện tích sản xuất lúa toàn huyện, cơ giới hóa các khâu làm đất, thu hoạch, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chương trình “3 giảm 3 tăng”, “một phải năm giảm” và gần đây nhất là “mô hình cánh đồng mẩu lớn” được áp dụng thí điểm tại 4 xã 05 điểm trong huyện chiếm 1.735 ha, chiếm 4% diện tích đất nông nghiệp.

Cây màu: Luân canh, chuyên canh được phát triển dựa trên thế mạnh của huyện là khoai lang vói diện tích 318.8 ha đạt 106,3 kế hoạch, cây tiêu diện tích 35,11 ha, đạt 234,07% kế hoạch và Rau, màu các loại trên đất liếp vườn, ờ ao hộ gia đình 2.471 ha, đạt 95,04% kế hoạch.

Kinh tế ườn: Cải tạo vườn tạp, vườn cây già cỗi chuyển đất trồng lúa, trồng màu không hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Có 3.015 ha vườn, hình thành vùng chuyên canh vườn.

Chăn nuôi: Đứng thứ 2 sau trồng trọt, đàn heo tăng ình quân 6,25%, đàn gia cầm tăng ình quân 6,85%. Mặc dù giá cả có lúc không ổn định, dịch ệnh nhiều nhưng đàn heo, đàn gia cầm vẫn phát triển theo hướng tích cực.

Nuôi trồng thủy sản: Mở rộng diện tích nuôi cá theo hướng công nghiệp, án công nghiệp, nuôi trong ao, mương vườn, kết hợp nuôi cá và trồng lúa đạt hiệu quả. Tổng diện tích nuôi cá 275,1 ha, giá trị thu nhập trên 25 tỷ đồng/năm, chất lượng sản phẩm, thị trường khá ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích kết qủa sản xuất của mô hình trồng khoai lúa luân canh ở huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 26)