Mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 35)

25

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự thỏa mãn

công việc và gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Trong đó:

• Biến độc lập: trao đổi thông tin, sự tham gia, chính sách quản trị, mục tiêu, sự cải tiến, khả năng thích ứng, phần thưởng và sự công nhận.

• Biến phụ thuộc: sự thỏa mãn công việc, sự gắn kết với tổ chức.. Tóm tắt

Chương 2 xem xét các nghiên cứu cơ bản, các lý thuyết liên quan đến VHDN, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Trong chương này cũng đưa ra cơ sở để lựa chọn các thành phần của thang đo VHDN, thang đo sự thỏa mãn công việc và thang đo sự gắn kết với tổ chức để xây dựng mô hình nghiên cứu cho các chương sau. Nghiên cứu với bảy giả thuyết được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các thành phần VHDN đến sự thỏa mãn công việc và gắn kết với tổ chức của nhân viên.

Trao đổi thông tin

Sự tham gia Chính sách quản trị Mục tiêu Khả năng thích ứng Phần thưởng và sự công nhận Sự thỏa mãn

công việc với tổ chức Sự gắn kết

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

CHƯƠNG III :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:

Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận nhóm để tìm ra các ý kiến chung nhất về ảnh hưởng của các khía cạnh VHDN đến sự thỏa mãn công việc và gắn kết với tổ chức của nhân viên, đang làm việc tại VNPT TPHCM. Tác giả thực hiện việc thảo luận nhóm gồm 10 người đang làm việc tại VNPT TPHCM. Kết quả thảo luận được ghi nhận, tổng hợp nhằm khám phá ra các thành phần của VHDN tác động đến sự thỏa mãn công việc và sự gắn bó của nhân viên với VNPT TPHCM. Biên bản thảo luận nhóm xem ở phụ lục 2.

Nghiên cứu chính thức được hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thông qua bảng câu hỏi khảo sát, các nhân viên VNPT TPHCM với cỡ mẫu n=300 là các nhân viên, quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại VNPT TPHCM.

3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Với dữ liệu thu thập về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, tiếp tục xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.1. Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu trước hết là bảng tần số để mô tả đặc điểm của mẫu, nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, vị trí công tác, thâm niên và trình độ học vấn.

Tiếp đến là tính toán các hệ số Cronbach alpha để đo lường độ tin cậy của các thang đo. Độ tin cậy của các thang đo lường được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha. Hệ số Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo Hunnally và Bernstein (1994) dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011), thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy nếu Cronbach alpha ≥ 0.6. Ngoài ra, một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. Tất cả những biến quan sát, thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ tiếp tục được phân tích nhân tố khám phá EFA.

27

Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật thường được sử dụng để đánh giá thang đo, rút gọn và tóm tắt dữ liệu sau khi đã kiểm định độ tin cậy của Cronbach alpha. Khi phân tích nhân tố khám phá, các tiêu chuẩn cần quan tâm như sau:

Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải lớn hơn 0.5 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011), mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett p ≤ 0.05.

Các biến có trọng số (factor loading) lớn hơn 0.5 là giá trị chấp nhận được trong thực tiễn nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Chỉ những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập lớn, chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp.

Cuối cùng, để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, tác giả dùng hệ số phù hợp tổng hợp R (Generalized squared multiple correlation) (Pedhazur, 1982).

3.3 Mô tả mẫu điều tra

Đối tượng tham gia trong bài nghiên cứu là các nhân viên với nhiều vị trí công việc khác nhau và hiện đang làm toàn thời gian tại VNPT TPHCM.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, số tham số và phân phối chuẩn của các câu trả lời. Trong luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Hair et al (1998) cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Vì nghiên cứu này có 40 biến đo lường nên kích thước mẫu tối thiểu là n =

40x5 = 200. Tuy nhiên để nghiên cứu đạt mức độ tin cậy cao, kích thước mẫu đề ra trong nghiên cứu này là n=300. Cách chọn mẫu thuận tiện đối với những người làm việc tại VNPT TPHCM.

3.4 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Phân tích – Xử lý số liệu bằng SPSS

Kết luận và đề xuất Mô hình nghiên cứu

lý thuyết

Mô hình nghiên cứu chính thức

29

3.5 Thang đo:

3.5.1 Thang đo về văn hóa tổ chức

Qua nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm gồm 10 đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân sản xuất có kinh nghiệm tại VNPT TPHCM để hiệu chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng, ngành hàng nghiên cứu phụ lục 2). Kết quả thảo luận nhóm cho thấy những người tham gia đều hiểu rõ nội dung các câu hỏi, và thống nhất đồng ý với 5 thành phần văn hóa công ty của mô hình lý thuyết là trao đổi thông tin, sự tham gia, khả năng thích ứng, mục tiêu, phần thưởng và sự công nhận. Bên cạnh đó, buổi thảo luận còn thống nhất điều chỉnh thành phần quản trị nhất quán và công bằng thành nhân tố lãnh đạo. Kotter (1992) cho rằng quản trị là thích ứng với sự phức tạp, quản trị tốt đáp ứng những đòi hỏi và tạo ra mức độ cao nhất của sự nhất quán với những khía cạnh cốt lõi, trong khi lãnh đạo là thích ứng với sự thay đổi. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Shein (2010) cho rằng chức năng duy nhất của sự lãnh đạo giúp nó phân biệt với chức năng quản lý điều hành là vấn đề văn hóa. Trong bài nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam, Hofstede (2011) kết luận Việt Nam là quốc gia có chỉ số khoảng cách quyền lực (power distance) khá cao, nghĩa là về cấu trúc của DN, các công ty thuộc văn hóa quyền lực cao thường tổ chức theo dạng kim tự tháp mà đỉnh cao là giám đốc (hoặc tổng giám đốc). Các cấp lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong giải quyết các công việc của tổ chức, còn vai trò của các thành viên là thứ yếu. Họ là người đại diện cho DN trước pháp lý, trước lợi ích chung và kết quả cuối cùng mà DN đạt được. Họ duy trì và phát triển tổ chức trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng. Do đó, bài nghiên cứu đưa nhân tố lãnh đạo vào thang đo VHDN phù hợp với điều kiện VNPT TPHCM. Vì vậy, giả thuyết sau đây được đề nghị:

H3: Lãnh đạo tác động dương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát chính thức được xây dựng bao gồm 29 biến quan sát cho 6 thành phần văn hóa của thang đo văn hóa, 5 biến

quan sát cho thang đo thỏa mãn công việc và 6 biến quan sát cho thang đo gắn kết với tổ chức (phụ lục 3).

Thang đo 1: Trao đổi thông tin trong tổ chức gồm 5 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003).

Kí hiệu Trao đổi thông tin (TD)

TD1 Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân sự trong công ty anh/chị đều được thông báo rõ ràng, đầy đủ.

TD2 Anh/chị được cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện công việc TD3 Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp khó khăn

trong giải quyết công việc.

TD4 Anh/chị được tôn trọng trong công việc

TD5 Khi cần được sự hỗ trợ, anh/chị luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban, bộ phận trong công ty

Thang đo 2: Tham gia trong tổ chức gồm 5 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003) và Denison & Mishra (1995).

Kí hiệu Tham gia trong tổ chức (TG)

TG1 Anh/chị tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc của mình.

TG2 Làm việc nhóm được khuyến khích và thực hiện trong công ty của anh/chị.

TG3 Các ý kiến đóng góp của anh/chị nhằm hoàn thiện công việc được tôn trọng và phản hồi.

TG4 Anh/chị có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. TG5 Anh/chị được tham gia vào các chương trình đào tạo, phát triển nghề

nghiệp chuyên môn.

31

Thang đo 3: Thang đo lãnh đạo gồm 4 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003) và Denison & Mishra (1995).

Kí hiệu Lãnh đạo (LD)

LD1 Lãnh đạo công ty anh/chị có tầm nhìn chiến lược, luôn biết nhìn xa trông rộng và chỉ ra tương lai sáng lạng cho nhân viên.

LD2 Lãnh đạo công ty anh/chị là người nhất quán trong hành động và lời nói.

LD3 Lãnh đạo công ty anh/chị là người luôn gần gũi, hiểu rõ nguyện vọng của cấp dưới, thường xuyên động viên và giúp đỡ nhân viên. LD4 Lãnh đạo công ty anh/chị là người khơi dậy những mong đợi và khát

vọng của nhân viên, kích thích nhân viên muốn làm việc nhiều hơn.

Thang đo 4: Mục tiêu của tổ chức gồm 4 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003) và Denison & Mishra (1995).

Kí hiệu Mục tiêu (MT)

MT1 Mục tiêu của công ty anh/chị rõ ràng và cụ thể.

MT2 Công ty của anh/chị có mục tiêu thực tế và có thể thực hiện được. MT3 Công ty của anh/chị thường hoạt động theo mục tiêu đã đề ra.

MT4 Anh chị thấy được mối quan hệ giữa công việc của mình với mục tiêu của công ty.

MT5 Anh/chị được chia sẻ tầm nhìn rằng tổ chức sẽ như thế nào trong tương lai.

Thang đo 5: Khả năng thích ứng của tổ chức gồm 5 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003) và Denison & Mishra (1995)

Kí hiệu Khả năng thích ứng (KN)

KN1 Công ty của anh/chị hiểu được nhu cầu của khách hàng.

KN2 Việc định hướng vào khách hàng là mối quan tâm cơ bản xuyên suốt trong công ty anh/chị.

KN3

Công ty anh/chị luôn đánh giá cao nhân viên sẵn sàng đối diện với áp lực, những thay đổi liên tục trong công việc do nhu cầu thị trường thay đổi.

KN4 Công ty của anh/chị khuyến khích nhân viên học hỏi, tìm hiểu những cái mới và tìm cách cải tiến công việc.

KN5 Công ty anh/chị sẵn sàng chấp nhận những chi phí tổn thất do sự sáng tạo và cải tiến của nhân viên.

Thang đo 6: Phần thưởng và sự công nhận gồm 4 biến quan sát được tác giả hiệu chỉnh từ thang đo của Ricardo & Jolly (2003).

Kí hiệu Phần thưởng và sự công nhận (PT)

PT1 Anh/chị thường xuyên nhận được phản hồi từ cấp trên về mức độ hoàn thành công việc của mình

PT2 Khi thực hiện tốt công việc, anh/chị nhận được lời khen ngợi và công nhân của cấp trên

PT3 Công ty phối hợp khen thưởng bằng giá trị vật chất và tinh thần

PT4 Tiền thưởng mà anh/chị nhận được tương xứng với kết quả đóng góp cho công ty của anh/chị

33

3.5.2 Thang đo về sự thỏa mãn công việc

Sự thỏa mãn công việc của nhân viên đối với DN được đo lường 5 các biến sau:

Kí hiệu Thỏa mãn công việc (TM)

TM1 Anh/chị thỏa mãn với công việc hiện tại của mình. TM2 Anh/chị tin rằng mình đang có những đồng nghiệp tốt. TM3 Anh/ chị hài lòng với cấp trên của mình.

TM4 Anh/chị cảm thấy thỏa mãn về tiền lương và tiền thưởng của mình. TM5 Anh/chị tin tưởng về cơ hội thăng tiến trong tương lai của mình.

3.5.3 Thang đo về sự gắn kết

Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức được đo lường bởi 6 biến quan sát:

Kí hiệu Gắn kết với tổ chức (GK)

GK1 Anh/chị vui mừng khi những cố gắng của anh/chị đã đóng góp tốt cho công ty.

GK2 Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc.

GK3 Anh/chị rất tự hào giới thiệu với mọi người về chất lượng dịch vụ của công ty mình.

GK4 Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về tổ chức/DN này. GK5 Anh/chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với DN mặc dù nơi khác đề nghị

lương bổng hấp dẫn hơn.

GK6 Anh/chị cảm thấy tuyệt đối trung thành với tổ chức/DN này

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây, kết hợp bước khảo sát định tính, mô hình nghiên cứu điều chỉnh được đề xuất như sau:

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với sự thỏa mãn công việc và gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giả thiết nghiên cứu:

Nghiên cứu này thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh văn hóa công ty đến sự thỏa mãn công việc và gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng khi tiến hành nghiên cứu như sau:

H1: Trao đổi thông tin tác động dương đến sự thỏa mãn công việc.

H2: Sự tham gia của nhân viên tác động dương đến sự thỏa mãn công việc. H3: Lãnh đạo của tổ chức tác động dương đến sự thỏa mãn công việc. H4: Mục tiêu của tổ chức tác động dương đến sự thỏa mãn công việc . H5: Khả năng thích ứng tác động dương đến sự thỏa mãn công việc.

H6: Phần thưởng và sự công nhận tác động dương đến sự thỏa mãn công việc. H7: Sự thỏa mãn công việc tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức.

Trao đổi thông tin

Sự tham gia Lãnh đạo Mục tiêu Khả năng thích ứng Phần thưởng và công nhận Sự thỏa mãn

công việc với tổ chức Sự gắn kết

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

35

Tóm tắt chương 3

Nghiên cứu được thực hiện bằng hai giai đoạn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến.

Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 35)