Thang đo sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 27)

Thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc là chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith (1969), bao gồm 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc bao gồm:

Bản chất công việc: liên quan đến những thách thức của công việc, cơ hội để sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc.

Cơ hội đào tạo và thăng tiến: liên quan đến nhận thức của nhân viên về các cơ hội đươc đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức.

Lãnh đạo: liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trên trực tiếp; sự hỗ trợ của cấp trên; phong cách lãnh đạo và khả năng của lãnh đạo thực hiện các

17

chức năng quản trị trong tổ chức.

Đồng nghiệp: liên quan đến các hành vi, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc.

Tiền lương: liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính công bằng (bên trong và bên ngoài) trong chi trả lương.

Nghiên cứu của Luddy (2005) được thực hiện tại Viện y tế công cộng Nam Phi dựa trên chỉ số mô tả công việc JDI với năm thành phần: thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết quả nghiên cứu này cho rằng cả năm thành phần trên đều ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc, trong đó thứ tự tác động là đồng nghiệp được hài lòng nhất rồi đến bản chất công việc và sự giám sát của cấp trên; hai nhân tố cơ hội thăng tiến và tiền lương làm cho người lao động cảm thấy bất mãn. Các yếu tố đặc điểm cá nhân như nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ, thâm niên, tuổi tác, thu nhập và vị trí công tác có tác động đáng kể đến sự thỏa mãn công việc. Tại Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu của mình và đưa thêm hai nhân tố về phúc lợi và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình Việt Nam.

Tuy nhiên trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa VHDN và sự thỏa mãn công việc của Lund (2003), tác giả đã sử dụng năm thành phần đo lường sự thỏa mãn công việc là mức độ thỏa mãn với công việc, đồng nghiệp, cấp trên, tiền lương và cơ hội thăng tiến. Do đó, bài nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo JDI để đo lường chung sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên gồm năm mục hỏi đo bằng thang đo Likert 5 điểm.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 27)