Chỉ tiêu pH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đóng góp của bãi lọc ngầm dòng chảy đứng kết hợp bãi lọc ngầm dòng chảy ngang trồng cây môn nước trong xử lý nước rỉ rác (Trang 70)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.5. Chỉ tiêu pH.

Một trong những chỉ tiêu của nước thải cần quan tâm khi chọn hình thức xử

lý đó chính là pH. Đối với nước rỉ rác cũng vậy, khi chọn hình thức xử lý sinh học cần phải theo dõi sự biến đổi pH thường xuyên để tránh tình trạng làm chết các vi sinh vật cũng như thực vật trong mô hình. Mặc dù khả năng chống chịu tốt nhưng nếu nước thải có độ pH quá thấp (tính acid mạnh) thì thực vật sẽ chết vì không thích nghi được. Căn cứ vào nồng độ BOD và COD trước xử lý thì xác định được nước rỉ rác được lấy làm mẫu đang ở pha ban đầu phát sinh metan (giai đoạn II, căn cứ theo đồ thị của McBean, E.A., 1999). Từ đó có thể dự đoán được pH của nước rỉ rác chọn làm mẫu chạy mô hình sẽ có nồng độ dao động từ 5.5 – 7.5

Bảng 3.7: pH trước và sau xử lý với thời gian lưu 1 –7 ngày

Thời gian lưu (ngày) 1 2 3 Loại bể 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 pH trước xửlý 5.92 6.13 6.23 pH sau xửlý 8.05 8.14 6.96 8.14 7.87 7.92 6.94 7.92 8.27 8.08 6.05 8.08 Thời gian lưu (ngày) 4 5 6 7 Loại bể 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 pH trước xử lý 6.4 6.4 6.42 6.54 pH sau xử lý 8.5 8.23 7.01 8.23 7.85 8.28 6.84 8.28 7.98 8.12 6.54 8.12 8.02 8.17 6.77 8.17

71    

Hình 3.27 Đồ thị chỉ tiêu pH trước và sau xử lý ở bể1

Hình 3.29 Đồ thị chỉ tiêu pH trước và sau xử lý ở bể 3

73    

Hình 3.31 Đồ thị so sánh chỉ tiêu PH của 4 bể

Theo như dự đoán ban đầu căn cứ theo đồ thị BOD và COD của McBean, E.A., 1999 xác định được nước rỉ rác ở giai đoạn hai có độ pH dao động từ 5.5 – 7.5. Khi tiến hành phân tích thực nghiệm thì pH của nước rỉ rác đầu vào chạy mô hình có độ pH dao động trong khoảng này.

Ở bể lọc không trồng cây khi nước thải qua xử lý thì pH tăng lên nằm và dao

động ở khoảng 6.9 – 7.3. Khoảng này thuộc loại A theo QCVN 25:2009/BTNMT

Đối với bể lọc kết hợp trồng cây thì nước đầu ra có pH dao động ở khoảng 8 – 8.5, khoảng này cũng nằm trong mức giới hạn loại A theo QCVN 25:2009/BTNMT.

Sau một thời gian dài chạy mô hình ta thấy khả năng xử lý nước rĩ rác bằng bãi lọc ngầm trồng cây đạt hiệu quả cao. Cây môn nước được sự hỗ trợ của các vi sinh vật cộng sinh ở rễ, phân giải chất hữu cơ và hấp thu dinh dưỡng tối đa, do đó chỉ tiêu hữu cơ giảm mạnh trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đóng góp của bãi lọc ngầm dòng chảy đứng kết hợp bãi lọc ngầm dòng chảy ngang trồng cây môn nước trong xử lý nước rỉ rác (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)