1.6.1. Trên thế giới
Đề tài “Nghiên cứu khả năng loại bỏ các chất dinh dưỡng trong nước thải chăn nuôi bằng bãi lọc ngầm dòng chảy thẳng đứng ở Brazil” của nhóm tác giả
Sezerino PH, Reginatto V, Santos MA, Kayser K, Kunst S, Philippi LS và Soares HM (2003) triển khai tại bang Santa Catarina, nơi có hoạt động chăn nuôi heo phát triển nhất khu vực Nam Mỹ. Hệ thống xử lý tại đây xử lý chất hữu cơ khá hiệu quả
nhưng nồng độ N và P còn khá cao. Do đó, nhóm tác giả tiến hành xử lý nước thải sau hệ thống bằng bãi lọc ngầm dòng chảy thẳng đứng trồng cây cỏ nến. Thí nghiệm tiến hành ở trang trại nuôi 45000 con gia súc. Kết quả cho thấy hiệu quả xử
37
Đề tài “Nghiên cứu về hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm dòng chảy ngang” của Song và cộng sự (2006) ở Malaysia đã cho thấy được hiệu suất xử lý các chất dinh dưỡng trong nước khá tốt : SS (71.8%), BOD5 (70.4%), COD (62.2%), tổng coliform (99.7%) và fecal coliform (99.6%).
Một nghiên cứu khác của Thien (2005) tại Malaysia về : Xử lý nước rỉ rác bằng FWS với thực vật là cây lục bình. Nước rỉ rác ởđây được pha loãng lần lượt là 50% và 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý BOD (74.07%), Fe (100%).
1.6.2. Việt Nam
Đề tài “Xử lý nước thải bằng lục bình” (2003) của nhóm tác giả Lê Hoàng Việt và Nguyễn Xuân Hoàng triển khai nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của lục bình
đối với nước thải chăn nuôi thô và sau biogas. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lục bình có năng xuất sinh khối lớn và khả năng xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả. Khối lượng lục bình tươi được sản xuất có thể lên tới 470 – 488 tấn/ha/năm ở ao nước thải thô và 627 tấn/ha/năm ở ao nước thải sau biogas. Đồng thời tải lượng nạp chất hữu cơ thấp (5.2 – 7.1 kg/ha/năm) nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại A (theo QCVN 25 – 2009/BTNMT).
Đề tài “Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo” của Lê Tuấn Anh – Đại học Cần Thơđã loại trừ hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và ao nuôi cá một cách có ý nghĩa. Chất lượng nước đầu ra xuống mức cho phép thải trở lại nguồn theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc có thể tái sử
dụng trong nuôi cá và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất xử lý BOD (85.65%), COD (89.27%), TKN (85.50%), TSS (96.77%), Ecoli (99.96%).
CHƯƠNG 2