Một số biện pháp cải thiện và duy trì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất

Một phần của tài liệu Hàm lượng và chất lượng mùn dưới một số loại hình sử dụng trên đất xám huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 81)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Một số biện pháp cải thiện và duy trì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất

4.6. Một số biện pháp cải thiện và duy trì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất cho đất

4.6.1. Hiện trạng bổ sung chất hữu cơ cho đất ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Như chúng ta đã biết hàm lượng chất hữu cơ và mùn tăng lên trong đất hàng năm thì có nghĩa là độ phì nhiêu trong đất cũng tăng lên, cây trồng phát triển tốt hơn và đất cũng được bảo vệ tốt hơn.

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một huyện thuộc vùng bán sơn địa. Đây là vùng có đất đai đa dạng, trong đó đất xám chiếm diện tích chủ yếu và phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Đất xám thường ở các địa hình có độ dốc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 73 vừa phải, thích ứng cao với nhiều loại cây trồng nên trên đất xám đã phát triển nhiều loại hình sử dụng đất đa dạng. Tuy nhiên, thực tế ở Lạng Giang cho thấy việc sử dụng đất này còn nhiều hạn chế, đất đai bị xói mòn, rửa trôi nhiều, chất dinh dưỡng trong đất nhìn chung là nghèo và hầu như chưa có các biện pháp bảo vệ, chống thoái hóa đất.

Với các loại hình sử dụng đất cây ăn quả và rừng sản xuất, phần lớn diện tích đều trồng độc canh, không có cây trồng xen, không có cây che phủ đất, rất ít bón phân hữu cơ…

Với các loại hình sử dụng đất chuyên màu, chuyên lúa, lúa – màu việc để lại tàn dư thực vật sau thu hoạch chưa được chú trọng, một số nơi đã có hiện tượng người dân đốt rơm rạ, vật liệu phủ đất còn rất hạn chế. Đặc biệt lượng phân hữu cơ (phân chuồng) được bón còn rất thấp do chăn nuôi gia đình đã được thay bằng chăn nuôi trang trại qui mô lớn do vậy không phải nông hộ nào cũng có phân chuồng sử dụng cho trồng trọt và ngay ở các nông hộ hay trang trại chăn nuôi lợn thì lượng phân chuồng rất ít vì không thêm chất độn chuồng (chủ yếu là các chất xanh).

Từ những kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng chất hữu cơ và mùn trong đất huyện Lạng Giang, chúng tôi tập trung vào một số biện pháp chính phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của huyện mà người dân có thể áp dụng nhằm nâng cao hàm lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. 4.6.2. Các biện pháp nâng cao hàm lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất

4.6.2.1. Các biện pháp nâng cao hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất

a. Các biện pháp tạo sinh khối hữu cơ cho đất

Trên những vùng đất đồi của huyện, hàm lượng chất hữu cơ và mùn dưới loại hình sử dụng đất cây ăn quả không cao là do người dân trồng độc canh là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 74 chủ yếu. Trong thực tế, các mô hình nông - lâm kết hợp gồm nhiều loại cây, nhiều tầng sẽ có khả năng tạo sinh khối lớn cho đất. Vì vậy, cần chú trọng biện pháp trồng xen dưới tán cây ăn quả.

Một số mô hình điển hình

Cây ăn quả xen dứa Cây ăn quả xen chè

Với vùng đất có địa hình bằng phẳng của huyện, dưới loại hình sử dụng đất chuyên màu, lúa – màu nên trồng luân canh, xen canh giữa cây trồng chính với các loại cây cho nhiều chất xanh như lạc, đậu tương, khoai tây...sau khi thu hoạch để rễ, thân, lá lại đồng ruộng. Vì vậy chúng tôi nhận thấy, trong loại hình sử dụng đất lúa màu có một số kiểu sử dụng đất nên mở rộng diện tích như: Bí xanh – lúa mùa – bí xanh, dưa chuột – đỗ tương hè – lúa màu – khoai tây…,vì vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa cải tạo đất tốt.

b. Biện pháp công trình (nhằm bảo vệ chất hữu cơ và mùn trong đất)

Đất xám trên địa bàn huyện thường phân bố ở độ dốc vừa phải nên việc áp dụng các biện pháp công trình như trồng theo băng, theo đường đồng mức, theo hố vảy cá…sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy cần khuyến khích người dân địa phương áp dụng các biện pháp đó, một khi hạn chế được xói mòn, rửa trôi thì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cũng được bảo vệ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 75 Một số mô hình điển hình:

Trồng cây ăn quả theo Trồng cây ăn quả theo hố vảy cá đường đồng mức

c. Biện pháp duy trì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất

Có nhiều biện pháp nhằm duy trì hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất như bổ sung thường xuyên chất hữu cơ cho đất thông qua phân bón, trồng xen cây phủ đất, cây cải tạo đất hay dùng vật liệu che phủ. Các biện pháp này là rất cần thiết trên vùng đất của huyện vì thực tế cho thấy:

- Đất đồi ít được người dân đầu tư, phân bón chủ yếu là đạm (với lượng nhỏ), phân hữu cơ rất ít.

- Ít dùng các loại cây cải tạo đất (lạc dại, đậu, cốt khí…) để cải tạo đất.

- Không dùng vật liệu như rơm, rạ, thân cây ngô…để che phủ đất, đặc biệt là cho cây ăn quả.

- Mật độ, khoảng cách giữa các cây chưa phù hợp nên diện tích đất trống còn lớn (chủ yếu là đất trồng vải).

Hiện nay, đã có một số mô hình đang được thử nghiệm trên địa bàn xã Quang Thịnh rất thích hợp với vùng đồi của huyện cần được mở rộng như:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 76

Phủ đất bằng tàn dư thực vật cho đất trồng màu và cây ăn quả

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 77

Phủ đất bằng cây chè khổng lồ (*)

Phủ đất bằng cây cúc dại thái lan (*)

Chú thích: (*) - Nguồn: Dự án xây dựng mô hình thí nghiệm cải tạo đất thoái hóa hữu cơ

Bên cạnh che phủ, có thể đưa mùn vào đất từ các nguồn than bùn đã qua chế biến như các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc các loại phân mùn vi khoáng được kiểm tra và cấp phép của nhà nước …để làm tăng hàm lượng mùn trong đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 78 - Để cải thiện tình trạng chất hữu cơ của đất bị phân huỷ nhanh (tỷ lệ C/N thấp) ngoài việc bổ sung chất hữu cơ có tỷ lệ C/N thấp cho đất cần có chế độ canh tác thích hợp : luân phiên giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, giữ ẩm cho đất bằng cách trồng cây che phủ đất để đảm bảo đất có chế độ luân phiên ẩm - khô thích hợp tạo sự hài hoà giữa khoáng hoá và mùn hoá chất hữu cơ trong đất.

- Vì mùn trong đất chủ yếu là mùn chua nên bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ để tạo dạng humatCa hoặc fulvatCa ít tan, tránh bị rửa trôi đồng thời điều hoà phản ứng của đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên cần bón vôi với lượng phù hợp để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời đảm bảo các tính chất nông hóa của đất theo chiều hướng tốt cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (1968) cho rằng với đất bạc màu chỉ nên bón vôi với liều lượng đủ trung hòa 0,15 – 0,25 độ chua thủy phân, tức là khoảng 500 – 1000kg/ha thì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Bón chế phẩm vi sinh vật để tăng tốc độ phân hủy các tàn dư thực vật khó phân giải khi vùi vào đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79

Một phần của tài liệu Hàm lượng và chất lượng mùn dưới một số loại hình sử dụng trên đất xám huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)