4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lạng Giang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Lạng Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, trong toạ độ địa lý: 21016’ đến 210 18’ vĩ độ Bắc, 1060 10’ đến 1060 21’ kinh độ đông. + Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam giáp thị xã Bắc Giang.
+ Phía Đông giáp huyện Lục Nam, Yên Dũng. + Phía Tây giáp huyện Tân Yên, Yên Thế.
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Lạng Giang
Lạng Giang là huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bắc Giang, tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm huyện Lạng Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37 Huyện có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Kép – Thái Nguyên, Kép - Quảng Ninh chạy qua. Phía Tây huyện có sông Thương là tuyến đường thủy quan trọng tạo cho huyện có một vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, quốc phòng với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Việt Nam.
4.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Huyện nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ nên vừa ảnh hưởng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ vừa mang tính chất của khí hậu miền trung du.
Huyện chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân cả năm 22,960C. Nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), nhiệt độ trung bình lớn nhất trong năm 27,30C, nhiệt độ tối cao từ 36,50C xảy ra vào tháng 7, tổng tích ôn tương đối cao đạt trên 8.5000C. Đây là điều kiện thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt độ thấp và các loại cây ăn quả á nhiệt đới, nhiệt đới.
Lượng mưa bình quân hàng năm 1.892 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng, lụt cục bộ ở các vùng thấp trũng.
Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm, bằng 51,16% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 – 4 lần gây khô hạn cho cây trồng vụ đông xuân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38 Trên 1000 ha chân ruộng trũng nằm ở phía đông nam của huyện thường xuyên bị ngập úng khi có mưa bão.
4.1.1.3. Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Sông Thương là một trong ba con sông lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang với chiều dài khoảng 87 km. Sông Thương có độ dốc vừa phải, nước chảy điều hoà, tổng lượng nước hàng năm khoảng 2,5 tỷ m3. Chế độ dòng chảy của sông Thương được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mực nước trung bình mùa cạn từ 0,6 – 0,8 m. Mực nước cao nhất đạt 4,8 m.
Sông Thương có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang. Ngoài chức năng vận chuyển hàng hóa, sông Thương còn là nguồn cung cấp nước tưới nông nghiệp quan trọng. Mặc dù lưu lượng lớn, khả năng tự làm sạch của dòng chảy tương đối cao, song chất lượng nước sông đang có xu hướng ngày càng xấu đi.
Bên cạnh sông Thương trong huyện còn có hệ thống các ngòi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp như ngòi Bùng, ngòi Quất Lâm.
4.1.1.4. Địa hình, địa mạo
Huyện Lạng Giang có hướng dốc chính nghiêng từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Huyện có 3 vùng địa hình chính: vùng cao, vùng đồng bằng và vùng thấp.
- Vùng cao: có nhiều đồi gò, thuộc các xã ở phía Bắc và Đông Bắc của huyện như: Hương Sơn, Quang Thịnh, Tân Thanh, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hưng, Đào Mỹ, Hương Lạc. Vùng có diện tích tự nhiên 9580 ha, chiếm 39% diện tích tự nhiên của huyện. Vùng này có cao trình đất tự nhiên từ 9m đến 12m.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39 - Vùng đồng bằng: gồm các xã An Hà, Yên Mỹ, Xương Lâm, Phi Mô, Tân Dĩnh, Mỹ Thái, Tân Hưng. Vùng có diện tích tự nhiên 10.000 ha chiếm 41% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng có cao trình đất tự nhiên từ 7m đến 10m
- Vùng thấp gồm các xã: Đại Lâm, Thái Đào, Dĩnh Trì, Mỹ Hà, một phần các xã Mỹ Thái, Xuân Hương, Dương Đức, có diện tích tự nhiên 5.000 ha, chiếm 20% diện tích toàn huyện. Cao trình mặt đất tự nhiên từ 5m – 7m. Trong đó có 1500 ha đất trũng, cao trình từ 2-2,5m thường bị ngập úng về mùa mưa.
Xét về yếu tố địa chất, đất đồng bằng không có độ dốc hoặc độ dốc không đáng kể (< 30). Theo tiêu chuẩn này đất đồng bằng ở Lạng Giang có 13.046 ha, tương đương 53,06% diện tích tự nhiên. Như vậy cơ cấu diện tích giữa đất đồng bằng và đồi núi khá cân đối, đây là điều kiện cho phép Lạng Giang phát triển nền kinh tế nông, lâm, công nghiệp một cách đa dạng.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Đất của Lạng Giang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa: là nhóm đất chủ yếu ở địa hình đồng bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của sông Thương. Sự phát triển của đất sau bồi lắng, những tác động của con người qua quá trình sử dụng và điều kiện địa hình đã phân hóa nhóm đất phù sa thành 7 đơn vị đất khác nhau. Với diện tích 3.856,4 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Đào Mỹ, Tân Hưng, Yên Lục, An Hòa…là nguồn đất tốt để huyện phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng: Có diện tích không đáng kể (chiếm khoảng 0,3% diện tích tự nhiên), phân bố ở khu vực phía Tây Nam xã Tân Hưng, đặc tính tương tự như đất phù sa úng nước mưa mùa hè nhưng chua hơn (pHKCL<4,5), thành phần cơ giới không đồng nhất, lẫn nhiều sỏi sạn và đá vụn).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 40 - Nhóm đất xám bạc màu: Bao gồm hai đơn vị đất là đất xám trên phù sa cổ (X) và đất bạc màu trên phù sa cổ (B). Đặc điểm chung của các loại đất này là có phản ứng chua (pHKCL<4,5 – 5), lân tổng số và lân dễ tiêu từ nghèo đến rất nghèo (0,03 – 0,05% và <8 mg/100g đất), kali tổng số và dễ tiêu khá (0,09 – 0,12% và 15 – 18 mg/100g đất). Nhóm đất xám bạc màu tập trung nhiều ở các xã Tân Dĩnh, Dĩnh Trì, Nghĩa Hòa, Quang Thịnh, Yên Mỹ, Tâm Hưng với diện tích 4.432,7 ha. Đây là nguồn đất cần được chú tâm cải tạo để có thể sử dụng tốt vào mục đích nông nghiệp.
Bảng 4.1. Tài nguyên đất huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2008
TT Loại đất Ký hiệu Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 24.606,2 100,00
I Nhóm đất phù sa 5.764,0 23,06
1 Đất phù sa ít được bồi (Pib) 647,0
2 Đất phù sa không được bồi, không có
tầng Glây và loang lổ (P) 120,0 3 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) 2.425,0 4 Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj) 2.276,0 5 Đất phù sa Glây (Pg) 316,0 II Nhóm đất xám bạc màu 8.296,5 33,71 1 Đất xám trên phù sa cổ (X) 3.924,5 2 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 4.372,0 III Nhóm đất thung lũng (D) 72,0 0,30 IV Nhóm đất đỏ vàng 10.473,7 42,56 1 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 234,0 2 Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) 4.763,7
3 Đất vàng nhạt trên cát và dăm cuội kết (Fq) 3.590,0
4 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) 1.896,0
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41 - Nhóm đất đỏ vàng: bao gồm có 4 đơn vị đất và chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên (6.772,5 ha). Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, phiến thạch sét (Hương Sơn, Quang Thịnh…). Các đơn vị đất chính gồm: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fn); đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs); đất vàng nhạt trên cát và dăm cuội kết (Fq); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl).
4.1.1.6. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của huyện Lạng Giang. Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2007, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 1.580,46 ha, chiếm 6,42% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 66,78% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 33,22%. Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Lạng Giang hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt.
Rừng giàu và được đánh giá là có giá trị lớn về mặt sinh thái tập trung chủ yếu ở xã Hương Sơn với khoảng 525 ha, trong đó có 170 ha rừng dẻ tự nhiên. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lạng Giang năm 2010
4.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Đến nay, Lạng Giang vẫn là một huyện nông nghiệp, cơ cấu các ngành năm 2010 được thể hiện tại hình 4.1 (trong đó nông nghiệp chiếm 39,71% GTSX của huyện). Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, rau mầu, chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm. Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ cũng đã có những bước thay đổi đáng kể. Định hướng phát triển của huyện Lạng Giang trong giai đoạn 2010 – 2015 là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý vừa có công nghiệp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42 và dịch vụ phát triển vừa có nông nghiệp hàng hóa theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế, có công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm cao.
30.01%
30.28%
39.71% Nông - Lâm - Thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ - Thương mại
Hình 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Lạng Giang năm 2010
4.1.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Năm 2010 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 1.219 tỷ đồng, tăng 705 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,45%.
5.80%18.42% 18.42% 9.47% 4.00% 0.21% 62.10% Đất lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43 a. Nông nghiệp
* Ngành trồng trọt:
Trong trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chính, có diện tích tương đối ổn định so với các loại cây trồng khác. Các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá, vừng chiếm tỷ trọng thấp trong nền nông nghiệp của huyện.
Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 23.145 ha, năng suất lúa đạt 53,26 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt trên 87.115 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân ước đạt 50 triệu đồng/ha.
Các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày được chú trọng đầu tư mở rộng diện tích, trong đó rau các loại là 2.849ha. Trong huyện, bước đầu hình thành các vùng trồng rau chuyên canh tập trung tại các xã Thái Đào, Tân Hưng, Hương Lạc, Tân Thịnh, Quang Thịnh...
Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm tiếp tục phát triển mạnh. Tập đoàn cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn, na... Diện tích vải, nhãn được trồng nhiều ở các xã Tiên Lục (1.175 ha), Tân Thanh (2.341 ha), Quang Thịnh (1.519 ha)...Cây công nghiệp của huyện có khoảng 28 ha chè và được giữ ổn định qua các năm với năng suất bình quân 78 tấn/ha.
* Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành đã có bước chuyển biến tích cực, bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng chất lượng, năng suất, hiệu quả cao, tập trung phát triển mạnh đàn gia súc. Năm 2010, tổng đàn lợn là 149.270 con, đàn trâu 9.140 con...Nuôi trồng thủy sản cũng bắt đầu được đầu tư trên cơ sở các dự án tập trung tại xã Đại Lâm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44 Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển ổn định trong những năm trở lại đây. Năm 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn đạt 6,02 tỷ đồng. Tuy nhiên, kinh tế rừng trên địa bàn huyện chưa thực sự phát triển mạnh, diện tích rừng trồng cho khai thác còn hạn chế.
Đất lâm nghiệp có chiều hướng giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất phi nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 1.541,71 ha, giảm 726,77 ha (toàn bộ đất rừng sản xuất) so với năm 2005.
Nhận xét chung:
Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Việc quản lý, sử dụng đất đai của huyên Lạng Giang những năm gần đây đã chặt chẽ hơn, hạn chế được việc sử dụng đất đai không hợp lý và không đúng mục đích. Huyện đã có chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đầu tư thâm canh cây trồng, bón phân và sử dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.