4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất trên đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Do phạm vi của đề tài là nghiên cứu các loại hình sử dụng đất trên đất xám với 3 đơn vị đất: Đất xám có tầng loang lổ (ACp), đất xám feralit (ACf) và đất xám bạc màu (ACh), vì vậy tôi chỉ nêu ra các loại hình sử dụng đất chính trên các đơn vị đất này.
4.2.1. Đất chuyên màu
Trên địa bàn huyện, loại hình sử dụng đất chuyên màu phân bố chủ yếu trên địa hình vàn và vàn cao, tập trung ở các xã Mỹ Hà, Mỹ Thái, Quang Thịnh,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45 Tân Thịnh...Diện tích đất chuyên màu của huyện khoảng 562,5 ha với 3 kiểu sử dụng đất chính: khoai lang - đậu tương, sắn – ngô đông, rau hè - rau đông.
Với loại hình sử dụng đất này nông dân thường bón khá nhiều phân hữu cơ cho đất (5-6 tấn/ha) để đất tơi xốp, thuận lợi cho cây màu phát triển. Thêm vào đó, sau thu hoạch, người dân trả lại chất hữu cơ cho đất bằng cách vùi xác cây đậu tương, lạc, thân ngô tại ruộng. Đây là một hình thức canh tác khoa học đã trả lại cho đất một phần chất dinh dưỡng cây lấy đi từ đất.
4.2.2. Đất lúa màu
Loại hình sử dụng đất lúa - màu được phân bố trên những vùng đất có địa hình bằng phẳng, tập trung ở các xã Tân Dĩnh, Quang Thịnh, Tân Thịnh, Tân Thanh, Mỹ Thái…, hệ thống tưới tiêu chủ động, thuận tiện cho chăm sóc và bảo vệ. Diện tích đất lúa – màu của huyện chiếm diện tích 866,6 ha với 3 kiểu sử dụng đất chính: lúa xuân – lúa mùa – ngô đông, lúa xuân – lúa mùa – rau đông, lúa xuân – lúa mùa – khoai lang.
Khoảng 70% diện tích lúa mùa được làm vụ sớm để phát triển các cây vụ đông, đông xuân như: lạc, thuốc lá, rau, đậu các loại, đặc biệt là ngô đông.
Về tình hình sử dụng phân bón: trong vụ lúa, người dân chủ yếu sử dụng phân hóa học. Phân chuồng chỉ được bón ít tùy theo điều kiện chăn nuôi của mỗi hộ gia đình. Phân hữu cơ thường chỉ được dùng trong vụ màu. Với những diện tích đất trồng các loại cây như lạc, đậu tương, khoai tây thì sau khi thu hoạch thân, rễ cây được vùi tại ruộng, còn những diện tích trồng bắp cải, bí ngô thì tàn tích thực vật trả lại cho đất hầu như không có.
4.2.3. Đất chuyên lúa
Loại hình sử dụng đất lúa - màu được phân bố trên những vùng đất có địa hình bằng phẳng, thấp trũng tập trung ở các xã Tân Hưng, Đại Lâm, Thái Đào, Yên Mỹ…Trên địa bàn huyện, diện tích đất trồng lúa khoảng 1.530 ha.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46 Các giống lúa chính được người dân địa phương sử dụng là: kháng mằn, khang dân, Q5, nếp lai...Năng suất lúa trung bình của huyện đạt 55,5 tạ/ha đến 60 tạ/ha, cao hơn năm 1995 khoảng 40%.
Trong quá trình sản xuất người dân địa phương ít sử dụng phân bón hữu cơ bón cho đất mà chủ yếu dùng phân bón hoá học. Nguồn hữu cơ duy nhất được trả lại cho đất sau mỗi vụ lúa là phần gốc rạ được để lại ruộng sau khi thu hoạch. Lượng phân hóa học được người dân sử dụng như sau: 694,44 – 833,33kg phân tổng hợp NPK, 138,89kg phân đạm, 111,11kg phân kali/ha/năm.
4.2.4. Đất trồng cây ăn quả
Cây ăn quả được trồng chủ yếu trên địa bàn huyện là vải thiều. Diện tích đất trồng vải của huyện hiện nay là 2.195 ha. Vải được trồng trên địa hình cao, dốc, tập trung ở các xã: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn... Cây vải đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Trong thời điểm những năm 2000, giá trị kinh tế mà cây vải đem lại rất cao, gấp 4 - 5 lần thóc. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây giá vải thấp nhiều gia đình đã chặt vải chuyển sang trồng các loại cây màu hoặc chuyển đổi đất trồng vải sang mục đích khác.
Với đất trồng vải người dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu dùng phân hoá học với số lượng thấp: 152,78 – 194,44kg đạm/ha/năm, 63,89 – 97,22kg lân/ha/năm, người dân thường không bón kali cho đất trồng vải.
4.2.5. Đất rừng sản xuất
Hiện tại huyện có 1.632,5 ha diện tích rừng chiếm 18,30 % diện đất tự nhiên của toàn huyện. Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của huyện, đất lâm nghiệp đã được giao cho người nông dân, đất trống đồi núi trọc đã được phủ bằng những cây lâm nghiệp.
Diện tích rừng tập trung chủ yếu ở xã Hương Sơn là một xã có địa hình cao, trên đó người dân chủ yếu trồng rừng bạch đàn, dẻ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47 Với đất rừng người dân không sử dụng phân bón. Nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất chủ yếu là tàn tích sinh vật.