PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất hữu cơ và mùn trong đất xám dưới một số loại hình sử dụng đất ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện trạng chất hữu cơ và mùn của các loại hình sử dụng đất chính trên 3 đơn vị đất: Đất xám có tầng loang lổ (Plinthic Acrisols), đất xám bạc màu (Haplic Acrisols), đất xám feralit (Feralic Acrisols).
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp của vùng
* Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất xám ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
* Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của 3 loại đất trong vùng
Để nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất trong vùng, chúng tôi tiến hành đào 16 phẫu diện dưới các loại hình sử dụng đất chính trên 3 đơn vị đất thuộc nhóm đất xám của vùng (đất xám có tầng loang lổ, đất xám feralit, đất xám bạc màu). Trong đó chúng tôi tiến hành đào 3 phẫu diện đầy đủ đại diện cho 3 đơn vị đất, các phẫu diện còn lại đào đến 40 cm. Sau đó tiến hành phân tích các mẫu với một số chỉ tiêu cơ bản như: Thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua đất (pHKCl, pHH2O, độ chua thủy phân), dung tích hấp thụ và cation trao đổi của đất, N tổng số.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 * Xác định hiện trạng chất hữu cơ và mùn trong đất
- Hàm lượng, trữ lượng chất hữu cơ và mùn
- Thành phần mùn trong đất (axit Humic, axit Fulvic, Humin) - Chất lượng mùn
+ Tỷ lệ C/ N + Tỷ lệ Ca.H/Ca.F
* Một số biện pháp nâng cao hàm lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất, trong đó tập trung vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện có liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất.
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát theo tuyến để xác định điểm lấy mẫu 3.3.3. Phương pháp chọn điểm lấy mẫu
Qua khảo sát thực địa và căn cứ vào 3 đơn vị đất và các loại hình sử dụng đất chính trên 3 đơn vị đất đó để chúng tôi tiến hành chọn điểm lấy mẫu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34
Bảng 3.1. Thông tin chung về các phẫu diện nghiên cứu
Đơn vị đất LUT Phẫu
diện Địa điểm
LG01 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ CM
LG09 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ LG03 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ CL
LG08 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ LG02 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ Đất xám có tầng
loang lổ (ACp)
LM
LG11 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ
LG04 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh CAQ
LG13 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh LG06 Thôn Cần Cốc, xã Hương Sơn LG14 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh Đất xám feralit
(ACf)
RSX
LG15 Thôn Cần Cốc, xã Hương Sơn LG12 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh CM
LG16 Thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ
LG05 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh LG07 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh Đất xám bạc màu
(ACh)
CAQ
LG10 Thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu
- Đào và mô tả phẫu diện theo hướng dẫn của FAO
- Lấy mẫu theo tầng phát sinh và theo chiều sâu phẫu diện: đào phẫu diện theo các đơn vị đất trên địa bàn huyện, mỗi loại hình sử dụng đất lấy 2 mẫu tầng mặt từ 0 – 20 và 20 – 40 cm, lấy mẫu theo chiều sâu phẫu diện. Các mẫu đất được lấy ở cùng một thời điểm.
3.3.5. Xử lý mẫu
Các mẫu được phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau đó được nghiền nhỏ, rây qua rây có đường kính phù hợp với các chỉ tiêu phân tích theo quy định, bảo
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 quản trong túi polyetylen.
3.3.6. Phương pháp phân tích Chỉ tiêu và phương pháp phân tích
- Thành phần cơ giới: Xác định theo phương pháp ống hút Robinson.
- pH: Xác định bằng máy đo pH, dịch chiết được chiết theo tỷ lệ đất: nước (KCl) = 1: 5.
- Dung trọng đất: Xác định theo phương pháp ống trụ kim loại. - CEC: Xác định theo phương pháp amonaxetat, pH= 7.
- Ca2+, Mg2+: Đo bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Ca2+, Mg2+ trong đất được chiết bằng dung dịch CH3COONH4 1M, pH = 7.
- N tổng số: Xác định theo phương pháp Kjeldahl. Công phá mẫu bằng axit H2SO4 đặc và hỗn hợp xúc tác K2SO4, CuSO4, bột Se.
- Hàm lượng chất hữu cơ: Xác định theo phương pháp Walkley-Black. - Hàm lượng mùn: Xác định theo phương pháp Tiurin
- Trữ lượng chất hữu cơ và mùn tính theo công thức : Trữ lượng chất hữu cơ = M’.S.h.D
Trữ lượng mùn = M.S.h.D Trong đó:
M’: Hàm lượng chất hữu cơ (%) M: Hàm lượng mùn (%)
S: Diện tích đất (m2) h: Chiều dày tầng đất (m) D: Dung trọng đất (g/cm3)
- Thành phần mùn: Xác định theo phương pháp Kononova và Beltricova 3.3.7. Xử lý và biểu thị số liệu bằng phần mềm Excel
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36