Mộtsố giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu ở Ban

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 68)

và sẽ thực hiện trong năm 2015-2017, bao gồm:

- Công trình cầu Đá Nậy: 6 nhịp 33m, tổng mức đầu tư 99 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn khắc phục bão lũ. Hiện nay nhà thầu đang tiến hành thi công đảm bảo chất lượng tiến đôn, giá trị ước đạt 11 tỷ đồng.

- Công trình cầu Chợ Vực: 7 nhịp 18m, tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn khắc phục bão lũ. Hiện nay nhà thầu đang tiến hành thi công đảm bảo chất lượng tiến đôn, giá trị ước đạt 9 tỷ đồng

- Công trình cầu Hương Thủy: 7 nhịp 33m, tổng mức đầu tư 133 tỷ đồng, sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Sửa chữa đường bộ năm 2015: Tổng mức đầu tư dự kiến 35 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ tỉnh năm 2015.

- Khung chi tiêu trung hạn MTEF: Tổng mức đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng đầu tư trong 03 năm 2015-2017 sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới đầu tư trung hạn cho lĩnh vực đường bộ địa phương.

- Dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn vào trung tâm xã Phương Mỹ và cầu Chợ Hôm: Chiều dài 15km, đường cấp V dự kiến tổng mức 35 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn vào trung tâm xã Thạch Ngọc- Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà: Chiều dài 30km, đường cấp IV, dự kiến tổng mức 60 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng cầu Treo Chợ Bộng: dự kiến tổng mức 32 tỷ đồng.

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu ở Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn. Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn.

Để tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa các nguồn vốn nhà nước dành cho lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, cần có những định hướng về đấu thầu một cách cụ thể.

4.2.1. Lựa chọn hình thức đấu thầu phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu: Hiện nay kế hoạch đấu thầu của Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn chưa phù hợp với tình hình thực tế thực hiện, theo thống kê tại các bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.9, số lượng gói thầu thực hiện ở hình thức chỉnh định thầu là rất cao có 185 gói thầu trên tổng số 324 gói chiếm 57% tổng toàn bộ gói thầu và giá trị chiếm 11%, nhưng theo số liệu phân tích ở trên tỷ lệ tiết kiệm đạt được ở hình thức này lại rất thấp với tỷ lệ tiết kiệm đạt được 2,79% với số tiền 2,17 tỷ đồng.

Đặc biệt ở hình thức đấu thầu hạn chế số lượng gói thầu theo hình thức này chỉ có 03 gói thầu nhưng tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp nhất 1,9% tương ứng với số tiền 1,68 tỷ đồng, như vậy với tỷ lệ đạt thấp nhất cho nên hình thức này không khuyến khích áp dung. Gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm đạt cao nhất là ở hình thức đấu thầu rộng rãi với tỷ lệ đạt 6,84% tương ứng với số tiền 35,09 tỷ đồng, cho nên hình thức đấu thầu rộng rãi khuyến khích áp dụng.

Do vậy định hướng phát triển của Ban trong thời gian tới cần nghiên cứu kỹ Luật Đấu thầu, các Nghị định hướng dẫn và các chính sách của nhà nước để tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu cho phù hợp, nhằm lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu, đồng thời đạt được tỷ lệ tiết kiệm cao nhất, làm tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 68)