Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 60)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ban Quản lý dự phát triển giao thông nông thôn còn có những mặt hạn chế trong công tác đấu thầu, cần phải có điều chỉnh nhằm giúp hoàn thiện hoạt động đấu thầu, cụ thể:

Thứ nhất, cần phải điều chỉnh quy trình tổ chức đấu thầu các gói thầu tư vấn,

đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu theo hướng rút ngắn thời gian để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, chọn những đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu, giúp Chủ đầu tư tránh thất thoát lãng phí; Đối với hình thức đấu thầu hạn chế, nên kiến nghị với cấp có thẩm quyền chỉ áp dụng đối với các gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu chứ không nên áp dụng tùy tiện như hiện nay, tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp chỉ đạt 1,9%, làm không công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu và làm thất thu ngân sách nhà nước. Tóm lại, việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế cần đảm bảo được các mục tiêu của công tác đấu thầu, đặc biệt là tính minh bạch và cạnh tranh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế của gói thầu; tránh tổ chức đấu thầu hình thức nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu nào đó trúng thầu hay dẫn đến phải thực hiện xử lý tình huống trong đấu thầu hoặc lạm dụng áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế để “hạn chế” nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và đáp ứng yêu cầu của gói thầu tham gia đấu thầu; Đối với hình thức chỉ định thầu, Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã chỉ định 185 gói thầu chiếm 57% tổng số gói, nhưng tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp chỉ đạt 2,79%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân về quy định về hình thức chỉ định thầu vẫn còn “quá rộng”, dễ dẫn đến nhiều gói thầu áp dụng được hình thức chỉ định thầu dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Việc lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chia nhỏ các gói thầu để tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu, tạo điều kiện cho nhà thầu liên kết, móc ngoặc dưới dạng “quân xanh, quân đỏ”, đã làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của công tác đấu thầu.

Ban Quản lý dự án hiện nay đang ngày càng thực hiện các dự án do các Nhà tài trợ nước ngoài (dự án Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á), trong đó quy định bắt buộc phải tuân thủ các điều khoản, điều kiện của Nhà tài trợ và phải theo thông lệ Quốc tế, do vậy đòi hỏi chất lượng của cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu phải được cải thiện và nâng lên rõ rệt, kịp thời nắm bắt và vận dụng nhiều quy định mới của pháp luật về đấu thầu. Hoạt động đào tạo về đấu thầu thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định như: bước đầu phổ biến rộng rãi quy định về đấu thầu; bồi dưỡng kiến thức cơ bản về đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp cho cán bộ làm công tác đấu thầu, chất lượng thực hiện các cuộc đấu thầu được nâng cao. Tuy nhiên, công tác đào tạo về đấu thầu thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: số luợng cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu còn rất hạn chế (chỉ có 02 nguời), chất lượng cán bộ sau đào tạo chưa cao, hàng năm Nhà nuớc ra nhiều các văn bản, luật đấu thầu mới, nhưng các cán bộ làm công tác đấu thầu không đuợc tập huấn cụ thể.

Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ- CP thì cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có Chứng chỉ đào tạo về đấu thầu. Còn cá nhân lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc đơn vị tư vấn, Ban quản lý dự án chuyên nghiệp bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Thứ ba, cần sắp xếp bộ máy hoạt động của Ban Quản lý dự án phát triển giao

thông nông thôn theo chiều ngang: Ban quản lý dự án phải chuyển mô hình quản lý dự án từ chiều dọc sang chiều ngang để tăng tính minh bạch, có sự giám sát chéo lẫn nhau giữa các phòng, ban chuyên môn. Tổ chức theo mô hình khép kín, dễ sinh ra các lợi ích cục bộ, tiêu cực. Muốn chấm dứt tình

trạng này chỉ có cách công khai, minh bạch, mỗi bộ phận phụ trách một lĩnh vực nhưng có sự soát xét chéo lấn nhau.

Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu,

lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa tốt, làm tăng gói thầu chỉ định thầu, giảm gói thầu đấu thầu rộng rãi:

+ Về lập hồ sơ mời thầu: do mời hạng mục công việc quá tổng hợp như không như công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tư vấn áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầu lên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tư.

+ Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, của chủ đầu tư đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhà thầu được trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loại ngay khi đánh giá sơ tuyển.

- Việc quản lý, soạn thảo, ký kết, thương thảo được một bản hợp đồng

tốt tại Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hiện nay vẫn còn là một khâu yếu nhất trong các khâu cần phải thực hiện đấu thầu. Sản phẩm của hợp đồng có một số nội dung chính mà chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu: sản phẩm đã được quy định trong hợp đồng như cần mua cái gì cho cụ thể, thời gian thực hiện, giá nguồn vốn và điều kiện thanh toán.

Như vậy, chúng ta phải lựa chọn được bản chào làm sao đáp ứng được tiêu chí của hợp đồng, đánh giá làm sao để so sánh các nhà thầu có giá đánh giá là thấp nhất để lựa chọn. Ở đây có hai phần cần phải quan tâm, thứ nhất là chúng ta phải trả lời được câu hỏi đưa yêu cầu như thế nào trong hồ sơ mời thầu. Đây là mảng khó hơn xác định giá đánh giá như thế nào, chọn ra sao.

- Thực tế về hoạt động đấu thầu ở Ban trong thời gian qua còn mang tính hình thức: còn nặng về hình thức chỉ định thầu, phê duyệt gói thầu cho cả một dự án lớn trong khi đó năng lực của đơn vị trúng thầu không có khả năng thực

hiện toàn bộ gói thầu. Vì vậy đã chia nhỏ gói thầu, ...dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng. Ngoài ra không ít trường hợp xây dựng dự toán quá thấp gây khó khăn cho việc xét kết quả trúng thầu, phải chào lại giá, điều chỉnh dự toán. Ở nhiều khâu, chẳng hạn như việc bán hồ sơ mời thầu chỗ này, chỗ kia vẫn còn chưa muốn công khai, hạn chế nhà thầu mua bằng nhiều lý do khác nhau.

- Xu hướng đề nghị được áp dụng hình thức chỉ định thầu tràn lan: Vẫn tiếp diễn hiện tượng chủ đầu tư kéo dài thời gian chuẩn bị phê duyệt dự án đến sát thời hạn phải thực hiện đấu thầu để đề nghị cho áp dụng hình thức chỉ định thầu do gói thầu là cấp bách, cần thực hiện chỉ định thầu để rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu. Điều này dẫn đến áp dụng chỉ định thầu tràn lan làm triệt tiêu tính cạnh tranh và giảm hiệu quả kinh tế của gói thầu.

- Giá bỏ thầu: Ở nước ta không quy định giá sàn như các nước khác cho nên giá bỏ thầu càng thấp thì khả năng trúng thầu càng cao. Điều này dẫn đến nhiều DN cố tình bỏ giá thật thấp, rồi sau đó tìm cách hạ chất lượng công trình hoặc "vẽ" ra nhiều khoản chi phí phát sinh.

- Bán thầu tràn lan: Tình trạng bán thầu kéo theo các hệ lụy về chất lượng công trình và an toàn lao động lại đang nở rộ và được hợp thức hóa bởi chính quy định của pháp luật. Hiện nay rất nhiều Doanh nghiệp lập ra chỉ với mục đích trúng thầu, sau khi đã trúng thầu thì tìm cách bán lại cho đơn vị khác để "ăn" vài ba phần trăm khiến giá trị gói thầu giảm đi. Hình thức bán thầu đã trở thành một loại hình kinh doanh, mà trong đó đơn vị bán thầu dễ dàng kiếm được bộn tiền.

Pháp luật quy định tội bán thầu, nhưng cũng chính pháp luật tạo điều kiện cho tội danh này "ngụy trang" dưới các hình thức thầu chính, thầu phụ, thậm chí thầu phụ của thầu phụ... Không những vậy, Luật Đấu thầu không bắt buộc nhà thầu chính phải thực hiện phần việc chính như Luật Xây dựng,

nghĩa là cho phép nhà thầu chính chuyển hầu hết các công tác thực hiện (kể cả công tác phức tạp nhất) cho các thầu phụ ngay sau khi ký hợp đồng. Các thầu phụ này sau đó lại khoán trọn việc cho các nhà thầu thứ cấp tiếp theo. Và khi đến người thực hiện trực tiếp, giá trị nhận việc đã bị giảm thấp đáng kể. Trong khi các tầng nấc trung gian được hưởng lợi khá nhiều, thì Nhà nước thất thu thuế vì các hình thức khoán việc, bán thầu hầu hết không theo hợp đồng giao việc cụ thể và không đăng ký thuế.

Giá trị gói thầu giảm thấp buộc những đơn vị trực tiếp thực hiện công trình phải hạ chi phí bằng cách sử dụng thiết bị cũ, bảo hộ lao động ở mức tối thiểu, biện pháp thi công sơ sài... dẫn đến chất lượng kém, dễ xảy ra sự cố. Ngay chính các tổng công ty, công ty lớn, uy tín, sau khi thắng thầu cũng ủy quyền hay khoán trắng cho các công ty, xí nghiệp thành viên trực tiếp thực hiện. Còn bản thân các tổng công ty này, sau khi giữ lại một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận, chỉ đứng tên và quản lý nên trách nhiệm với công trình không cao.

Thứ năm, tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong đấu thấu

Cần phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, các thông tin đấu thầu cần được đăng tải rõ ràng, công khai trên các trang thông tin điện tử đấu thầu của cả nước; đặc biệt cần có những quy định cụ thể, rõ ràng trong trường hợp chỉ định thầu để tạo sự minh bạch trong thực thi, cần hạn chế các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu. hiện nay tại Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn các trường hợp được chỉ định thầu là quá rộng. Việc chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa; lý do chỉ định thầu cần rõ ràng, phù hợp, không phiến diện, chỉ định thầu chung chung dễ bị lợi dụng, dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực.

Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng chỉ định thầu, do vậy sẽ hạn chế được tình trạng lợi dụng để chỉ định thầu tràn lan, trốn tránh trách nhiệm trong quá trình chỉ định thầu. Đối với

trường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì thực hiện chỉ định thầu là phù hợp với thực tiễn, rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết. Cần có các quy định chi tiết, cụ thể về tiêu chuẩn đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu để bảo đảm tính chặt chẽ; cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền, cũng như ý thức thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm tính nghiêm minh, công khai và minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Thứ sáu, cần sử dụng vốn của Nhà nước có hiệu quả: Chất lượng đấu thầu xây

dựng các công trình tại Ban Quản lý dự án nhìn chung còn chưa tốt, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, việc lựa chọn nhà thầu thắng thầu ký hợp đồng thực hiện gói thầu tiết kiệm cho ngân sách dự án còn thấp chỉ chiếm 5,64% so với giá trị Tổng mức đầu tư được duyệt, chi tiết tại Bảng 3.7- 3.9).

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

GIAO THÔNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 60)