Nguyên lý làm việc băng thử phanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nội địa hóa băng thử phanh (Trang 25)

Chế độ tự động

Khi xe vào bệ thử, bánh xe tiếp xúc với ru lô và đè con lăn đi xuống làm công tắc an toàn đóng. Lúc này cảm biến của công tắc an toàn sinh ra một điện áp gởi về máy tính và máy tính xuất tín hiệu điều khiển mô tơ quay kéo ru lô quay theo. Sau vài giây máy tính phát tín hiệu đến thời điểm đạp phanh. Lực phanh sinh ra ở các bánh xe cản lại chuyển động quay của ru lô. Sự cản này tác động trực tiếp lên rô to của mô tơ, rô to sẽ tạo nên một mô men Mfr có chiều ngược với mô men quay do từ trường cuộn dây trên starto tạo ra. Do cấu tạo lắp đặt starto quay được quanh trục của nó, nên khi có lực phanh starto xoay tác động lên cảm biến đo lực (loadcell)

tính. Dựa trên tín hiệu đó, máy tính tính toán rồi cho ra kết quả kiểm tra về lực phanh trên từng bánh xe, sai lệch lực phanh trên cùng một cầu xe theo (%). Để xác định lực phanh cực đại người ta bố trí cảm biến đo số vòng quay bánh xe. Trong quá trình đo nếu máy tính phát hiện độ trượt khoảng 1030% ở bất kỳ bánh xe nào thì máy tính điều khiển ru lô dừng lại và lưu kết quả tại thời điểm đó.

Ngoài ra máy tính có thể nhận tín hiệu từ bốn cảm biến đo khối lượng gởi về hoặc giá trị khối lượng nhập từ bàn phím từ đó máy tính xác định lực phanh riêng của xe.

Chế độ bằng tay

Ở chế độ này hệ thống làm việc theo sự điều khiển của người kiểm tra như quay thuận, quay nghịch. Mục đích của công việc này là giúp xe ra khỏi băng thử dễ dàng và kiểm tra độ không đều của tang trống phanh.

2.5 Kết luận

Cơ sở lý thuyết nêu trên là nền tảng để tác giả tính toán lựa chọn các linh kiện để thiết kế, lắp đặt hệ thống điện và lập trình băng thử phanh. Từ đó sẽ bổ sung thêm tính năng mới để thiết bị thật sự phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nội địa hóa băng thử phanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w