Phổ đặc trưng CV của điệncực Li2SnO3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đặc trưng điện hóa của li2sno3 làm điện cực vật liệu anôt cho pin ion liti (Trang 39)

Hình 3.2 cho thấy phổ điện thế quét vòng (CV) của hai mẫu đo với các điện cực làm việc (WE) được làm từ Li2SnO3 nhận được ở hai giai đoạn khác nhau của quá trình chế tạo: a) Sau ủ nhiệt ở 800 oC trong 6 h và b) Sau ủ nhiệt ở 800 oC vànghiền lần 2 trong 4h.

Từ phổ CV của mẫu đo Li2SnO3/Pt (Hình 3.2a), với điện cực WE làm từ Li2SnO3 nhận được sau ủ nhiệt ở 800 oC trong 6 h (sau đây gọi là mẫu M1), khi Li+ tiêm vào WE, trên đường cong nạp trong khoảng điện áp từ −2 V ÷ 1 V xuất hiện hai đỉnh giảm. Đỉnh đầu tiên xuất hiện tại −1,63 V liên quan đến phản ứng của Li2SnO3 với kim loại Li thành Li2O và kim loại Sn (không thuận nghịch) và phản ứng hợp kim của Sn với Li (thuận nghịch). Đỉnh giảm thứ hai tại -0,63 V, đỉnh này có thể là do sự hình thành của màng chuyển tiếp chất điện phân rắn (SEI) trên bề mặt của điện cực.

Trên đường cong phóng, hai đỉnh được tìm thấy ở −1,75 V và 0,19 V, ứng với quá trình khử hợp kim LixSn khi Li+ thoát ra từ anôt.

Trong phổ CV c từ Li2SnO3 nhận đượ M2) xuất hiện hai đỉ

được tiêm vào anôt (quá trình kh 0,44 V trong quá trình Li

hợp kim LixSn), tương t

Hình 3.2: Phổ CV của điện cực a) Sau ủ nhiệt ở 800

CV của mẫu đo Li2SnO3/Pt (Hình 3.2b), vớ

ợc sau nghiền trộn lần 2 trong 4 h (sau đây g

ỉnh giảm tại −1,63 V và -0,24 V trong quá trình ion Li t (quá trình khử tại anôt), hai đỉnh tăng t

0,44 V trong quá trình Li+ thoát ra từ anôt (quá trình oxy hóa t Sn), tương tự như với phổ CV của mẫu M1.

ổ CV của điện cực Li2SnO3 với tốc độ quét 5 mV/s: ủ nhiệt ở 8000C trong 6 h. b) Nghiền lần 2 trong 4 h.

ới điện cực WE làm n 2 trong 4 h (sau đây gọi là mẫu 0,24 V trong quá trình ion Li+

nh tăng tại −1,60 V và tại t (quá trình oxy hóa tại anôt – khử

ới tốc độ quét 5 mV/s: ền lần 2 trong 4 h.

Các đỉnh tiêm/thoát nhận được từ phổ CV tương ứng với các phản ứng điện hoá xảy ra trong quá trình nạp/phóng ion Liti vào điện cực WE. Quá trình nạp Li+ dẫn tới phản ứng của Li+ với Li2SnO3, hình thành kim loại Sn và Li2O, tiếp theo là quá trình hình thành hợp kim LixSn thứ cấp. Quá trình phóng (tách ion Li+ khỏi điện cực WE) là quá trình khử hợp kim LixSn. Trong quá trình nạp/phóng chỉ có phản ứng hợp kim hóa/khử hợp kim của Sn với Li là thuận nghịch và tạo ra dung lượng của điện cực. Các quá trình xảy ra trên điện cực WE trong khi tiêm/thoát Li+ có thể được biểu diễn bởi phương trình (3.1) và (3.2) [5]:

Li2SnO3 + 4Li+ + 4e− → 3Li2O + Sn (3.1) Sn + xLi+ + xe− ↔ LixSn (x ≤ 4,4) (3.2)

3.2.2. Khảo sát đặc trưng phóng nạp của điện cực Li2SnO3

Hình 3.3 và 3.4 biểu thị đường tích/thoát ion Li+ của của điện cực WE được làm từ Li2SnO3 với cường độ dòng tích 0,1 mA (ứng với mật độ dòng 0,35 mA/cm2) và cường độ dòng thoát 0,02 mA (ứng với mật độ dòng 0,07 mA/cm2). Hình 3.3 ứng với WE được làm từ Li2SnO3 sau khi ủ nhiệt ở 800 oC trong 6 h (mẫu M1). Hình 3.4 ứng với WE được làm từ Li2SnO3 sau khi nghiền trộn lần 2 trong 4 h (mẫu M2).

Quá trình nạp của mẫu điện cực M1 được biểu thị bởi đường a (Hình 3.3) và quá trình phóng được biểu thị bởi đường b (Hình 3.3). Trong quá trình nạp, điện thế giảm nhanh tới khoảng −2,2 V và dần dần đạt giá trị ổn định ở khoảng −2,4 V. Đối với mẫu điện cực M2, trong quá trình nạp, điện thế giảm nhanh tới khoảng – 3,5 V và đạt giá trị ổn định ở khoảng – 3,75 V.

Từ kết quả nhận được khi khảo sát quá trình tiêm/thoát ion Li+, chúng ta nhận thấy điện cực Li2SnO3 làm từ mẫu vật liệu M1 có độ chênh lệch điện áp tích/thoát nhỏ hơn điện cực Li2SnO3 làm từ mẫu vật liệu M2. Điều đó có thể là do điện cực làm từ mẫu vật liệu M1 có độ dẫn điện tốt hơn điện cực làm từ mẫu vật liệu M2.

Để xác định chính xác dung lư phép đo quá trình tiêm/thoát

Hình 3.3: Đường đặc tr

Hình 3.4: Đường đặc tr

nh chính xác dung lượng của các vật liệu ch ình tiêm/thoát ion Li+ cần được khảo sát đầ

ờng đặc trưng tích/thoát của điện cực Li2SnO 800 oC trong 6 h.

ờng đặc trưng tích/thoát của điện cực Li2SnO trộn lần 2 trong 4 h.

u chế tạo được các ầy đủ hơn với thời

SnO3 sau ủ nhiệt ở

gian tiêm/thoát đủ lớn và độ bền điện hóa cũng cần được nghiên cứu với các chu kì tiêm/thoát khác nhau.

Tóm lại, kết quả khảo sát đặc trưng điện hóa của các điện cực chế tạo từ các vật liệu điện cực Li2SnO3 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các vật liệu này đều có thể được sử dụng làm vật liệu điện cực anôt cho pin ion Liti.

- Trong các vật liệu chúng tôi đã khảo sát, Li2SnO3 nhận được sau khi nung sơ bộ ở 8000 C trong 6h là tốt nhất. Do vậy khi sử dụng làm điện cực anôt cho pin ion Liti nó sẽ cho thế điện động lớn nhất và dung lượng cao nhất.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tập trung nghiên cứu với mục tiêu đặt ra khi chọn đối tượng nghiên cứu là vật liệu dùng làm điện cực anôt cho pin ion Liti. Những kết quả nghiên cứu ban đầu đạt được bao gồm:

1- Đã chế tạo thành công vật liệu Li2SnO3 từ hỗn hợp oxit SnO2 và muối Li2CO3 bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Các kết quả phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy vật liệu Li2SnO3 là đơn pha và bảo đảm đúng thành phần hợp thức.

2- Các kết quả nghiên cứu điện hóa và khảo sát các quá trình phóng nạp cho thấy vật liệu Li2SnO3 nhận được sau nung sơ bộ ở 8000 C thích hợp cho việc sử dụng làm vật liệu điện cực anôt cho pin ion Liti.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. R. Kamali and D. J. Fray (2011), “Tin-based materials as advanced

anode materials for Lithium ion batteries”, Reviews on Advanced Materials Science 27, Pages 14-24.

[2] D. Deng, M. G. Kim, J. Y. Lee and J. Cho (2009), “Green energy storage meterials: Nanostructured TiO2 and Sn- based anodes for lithium- ion

batteries”, Energy & Environmental Science 2, Pages 818-837.

[3] Nguyen Nang Dinh, Pham Duy Long, Le Dinh Trong (2004), “Crystalline perovskite La0,67-xLi3xTiO3: preparation and ionic conducting

characterization”, Communications in Physics 14, N02, Pages 90-94.

[4] D. Linden, T. B. Reddy (2002), Handbook of batteries 3rd, Chapter 35,

The McGraw-Hill Companies, America.

[5] D. W. Zhang, S. Q. Zhang, Y. Jin, T. H. Yi, S. Xie, C. H. Chen (2006), “Li2SnO3 derived secondary Li–Sn alloy electrode for lithium-ion

batteries”, Journal of Alloys and Compounds 415, Pages 229-233.

[6] G. Du, C. Zhong, P. Zhang, Z. Guo, Z. Chen, H. Liu (2010), “Tin dioxide/carbon nanotube composites with high uniform SnO2 loading as

anode materials for lithium ion batteries”, Electrochimica Acta 55, Issue

7, Pages 2582-2586.

[7] H. B. Wu, J. S. Chen, X. W. (David) Lou, and H. H. Hng (2011), “Synthesis of SnO2 Hierarchical Structures Assembled from Nanosheets

and Their Lithium Storage Properties”, The Journal of Physical Chemistry C 115, Pages 24605-24610.

[8] L. P. Teo, M. H. Buraidah, A. F. M. Nor and S. R. Majid (2012), “Conductivity and dielectric studies of Li2SnO3”, IONICS 18, Number 7,

[9] L. Xue, Z. Wei , R. Li , J. Liu , T. Huang and A. Yu (2011), “Design and synthesis of Cu6Sn5-coated TiO2 nanotube arrays as anode material for

lithium ion batteries”, Journal of Materials Chemistry21, Pages 3216-

3220.

[10] Mark Solomon (1996), Lithium Batteries: Present Trends and Prospects,

Army Reasearch Laboratory, America.

[11] M. V. V. M. Satya Kishore, U. V. Varadaraju, B. Raveau (2004), “Electrochemical performance of LiMSnO4 (M = Fe, In) phases with

ramsdellite structure as anodes for lithium batteries”, Journal of Solid State Chemistry 177, Issue 11, Pages 3981-3986. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[12] N. Kuwata, J. Kawamura, K. Toribami, T. Hattori, N. Sata (2004), “Thin-film lithium-ion battery with amorphous solid electrolyte fabricated by pulsed laser deposition”, Electrochemistry Communications6, Pages 417-421.

[13] N. Kuwata, R. Kumar, K. Toribami, T. Suzuki, T. Hattori, J. Kawamura (2006), “Thin film lithium ion batteries prepared only by pulsed laser

deposition”, Solid State Ionics 177, Pages 2827-2832.

[14] N. V. Tarakina, T. A. Denisova, L. G. Maksimova, Y. V. Baklanova, A. P. Tyutyunnik, I. F. Berger, V. G. Zubkov, G. van Tendeloo (2009), “Investigation of stacking disorder in Li2SnO3”, Zeitschrift für Kristallographie 30, Pages 375-380.

[15] P. Meduri, C. Pendyala, V. Kumar, G. U. Sumanasekera and M. K. Sunkara (2009), “ Hybrid Tin Oxide Nanowires as Stable and High

Capacity Anodes for Li-Ion Batteries”, Nano Letter 9, Issue 2, Pages

612-616.

[16] Q. Wang, Y. Huang, J. Miao, Y. Wang, Y. Zhao (2012), “Hydrothermal derived Li2SnO3/C composite as negative electrode materials for lithium-

[17] Q. Wang, Y. Huang, J. Miao, Y. Wang, Y. Zhao (2012), “Synthesis and properties of Li2SnO3/polyaniline nanocomposites as negative electrode

material for lithium-ion batteries”, Applied Surface Science 258, Issue

24, Pages 9896-9901.

[18] Q. Wang, Y. Huang, J. Miao, Y. Wang, Y. Zhao (2012), “Synthesis and properties of carbon-doped Li2SnO3 nanocomposite as cathode material

for lithium-ion batteries”, Materials Letters 71, Pages 66-69.

[19] Le Dinh Trong, Pham Duy Long, Vu Van Hong, Nguyen Nang Dinh (2007), “Optical and electrical properties of perovskite La0.67-xLi3xTiO3

solid electrolyte thin films made by electron beam deposition”, A Journal of the Asean Commitee on Science & Technology 24, No.1&2, Pages

35-40.

[20] Le Dinh Trong, Pham Duy Long, Nguyen Nang Dinh (2008), “Fabrication of ion conductive materials La0.67-xLi3xTiO3 used as electrolyte for all solid Li+ ion batteries”, Reports of the Eleventh Vietnamese-German Seminar on Physics and Engieering (VGS 11), Nha

Trang City, from March, 31, to April, 5, 2008.

[21] X. Yin, L. Chen, C. Li, Q. Hao, S.Liu, Q.Li, E. Zhang, T. Wang (2011), “Synthesis of mesoporous SnO2 spheres via self-assembly and superior

lithium storage properties”, Electrochimica Acta 56, Issue 5, Pages

2358-2363.

[22] Z. Yang, G. Du, Q. Meng, Z. Guo, X. Yu, Z. Chen, T. Guo and R. Zeng (2011), “Dispersion of SnO2 nanocrystals on TiO2(B) nanowires as

anode material for lithium ion battery applications”, RSC Advances1,

Pages 1834-1840.

[23] Z. Ying, Q. Wan, H. Cao, Z. T. Song, S. L. Feng (2005), “Characterization of SnO2 nanowires as an anode material for Li-ion

[24] Z. Wang, G. Chen, D. Xia (2008), “Coating of multi-walled carbon nanotube with SnO2 films of controlled thickness and its application for

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đặc trưng điện hóa của li2sno3 làm điện cực vật liệu anôt cho pin ion liti (Trang 39)