Theo bản điều tra EPLR thực hiện đối với 80 sinh viên dược K54, 100 sinh viên Y Hà Nội năm thứ 6, 40 TDV đang làm việc, 20 công ty dược phẩm tại Hà Nội, bao gồm 10 công ty trong nước và 10 công ty nước ngoài, kết quả cho thấy:
• Có đến 76,2% sinh viên dược và 32% sinh viên Y trả lời rằng họ có nhu cầu trở thành TDV trong tương lai. Tất cả các sinh viên này đều muốn
tham gia vào khoá đào tạo của EPLR và sẽ tìm việc làm thông qua sự giới thiệu của EPLR [Phụ lục 1].
• 8/10 công ty dược phẩm nước ngoài và 3/10 công ty dược phẩm trong nước đều cho rằng chi phí và thời gian mà họ phải bỏ ra cho công việc tuyển dụng là khá tốn kém [Phụ lục 2].
• 11/ 20 công ty khuyến khích EPLR hoạt động cung ứng TDV cho họ [Phụ lục 2].
• 70 % các TDV đang đi làm muốn thử sức ở một môi trường làm việc mới nếu tìm được một vị trí khác với mức lương cao hơn hiện tại (phỏng vấn trực tiếp).
Điều đó cho thấy nhu cầu đối với loại hình dịch vụ của EPLR là rất lớn. Không chỉ quan tâm đến đối tượng là các sinh viên y dược mới ra trường, EPLR còn chú trọng đến cả nguồn TDV đã và đang làm việc và có nhu cầu tìm kiếm một vị trí làm việc mới phù hợp hơn.
ước lượng nhu cầu thị trường:
Mỗi năm có khoảng 200 sinh viên dược Hà Nội mới ra trường —> khoảng 70% X 200 = 140 sinh viên dược ra trường muốn làm TDV.
Khoảng 400 sinh v i ê n Y ra trường —> khoảng 400 X 30% = 120 sinh viên Y tốt nghiệp muốn đi làm TDV
Ước tính tổng số TDV đang làm việc tại Hà N ộ i:
Tổng số công ty nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội là 248, trung bình các công ty lớn có khoảng 20 TDV, các công ty nhỏ có khoảng 5 TDV. Cộng với khoảng 200 công ty trong nước, mỗi công ty có khoảng 5 TDV thì tổng số TDV hiện đang làm việc tại Hà Nội ước tính là:
248 X 10 + 200 X 5 = 3480 người.( Đây chỉ là con số ước lượng do điều kiện thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên chưa có được một con số khảo sát chính xác). Trong số này qua khảo sát của EPLR nhận thấy số lượng TDV muốn tìm một vị trí làm việc tốt hơn là khoảng hơn 70%, tức là hơn 2400 người.
Như vậy tổng số TDV có nhu cầu tìm việc mỗi năm là khoảng 140 + 120 + 2400 = 2660 người.
Do trên thị trường Hà Nội hiện nay chưa có một công ty nào chuyên về đào tạo TDV nên EPLR dự tính sẽ thu hút đào tạo được 10% tổng số TDV này. Nghĩa là trong năm đầu, số lượng học viên sẽ tham gia khoá đào của EPLR sẽ vào khoảng 250 học viên.
Với hơn 2000 người có nhu cầu tìm việc là TDV, EPLR ước tính số TDV mà công ty có thể đáp ứng được cho thị trường là khoảng 200 người/năm.
EPLR xác định sản phẩm dịch vụ chính cung cấp cho thị trường là hoạt động cung ứng TDV đã qua đào tạo cho các công ty dược phẩm nước ngoài. Trong đó có bao gồm cả những DM (district manager) nếu khách hàng có nhu cẩu. Trong 2 năm đầu tiên, thị trường mục tiêu tập trung trên địa bàn Hà Nội và sẽ mở rộng vào Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong các năm sau.
3.3 Kế hoạch Marketing: 3.3.1 Mục tiêu Marketing:
• Giới thiệu và xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng và thu hút khách hàng có nhu cầu thực tế.
• Lập kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển của công ty. • Đánh thức nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
• Hướng tới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của phân đoạn thị trường mà công ty lựa chọn.
3.3.2 Chiến lược tổng thể:
EPLR lựa chọn chiến lược khác biệt hoá nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh của dịch vụ mà chúng tôi cung cấp, dựa trên các cơ sở sau:
- Dịch vụ cung ứng TDVđã qua đào tạo là loại hình dịch vụ hoàn toàn mới trên thị trường, trước đó chưa có dịch vụ nào cùng loại như vậy.
- Các công ty cung ứng nhân lực đang có trên thị trường không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp do EPLR có sự khác biệt về chuyên môn hoá.
3.3.3 Các chiến lược phát triển của công ty:
Mục tiêu của việc này là đưa ra chính sách phù hợp với mỗi phần của Marketing Mix trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
Chiến lươc phát triển nsắn han:
Trong giai đoạn đầu, EPLR phải đầu tư nhiều cho quảng cáo, xúc tiến nên chi phí này tăng nhanh và ở mức cao. Do đó lợi nhuận trong giai đoạn này còn ở mức thấp. Công việc cần làm là:
• Quảng cáo rộng rãi về sự ra đời của công ty.
• Thu hút khách hàng có nhu cầu hiện tại và tác động đến khách hàng tiềm năng.
• Chú trọng hoàn thiện đội ngũ nhân viên, liên hệ với các giảng viên và xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Chiến lươc phát triển trun2 han:
Về trung hạn, công ty đã đi vào hoạt động ổn định, khách hàng đã có nhận thức và quen với dịch vụ của công ty. Chi phí cho quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng giảm bớt. Lợi nhuận của công ty bắt đầu tăng cao. Trên thị trường lúc này có thể xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh bị hấp dẫn bởi khả năng mới mở ra. Song với uy tín, chất lượng và lợi thế của người đi tiên phong, cồng ty sẽ vẫn thu hút khách hàng của mình. Trong tình hình mới, công ty càng phải ra sức nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng.
Trong thời gian này, công ty sẽ mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung của chiến lược này: • Củng cố vững chắc vị trí công ty • Khai thác tối đa lợi nhuận
• Mở rộng quy mô về địa lý của thị trường.
Chiến lươc vhát triển dài han:
Về dài hạn, công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Do vậy, công ty cần có chiến lược dài hạn phù hợp để giữ vững và mở rộng thị trường.
• Công ty tiếp tục chú ý đến quảng cáo sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời chú trọng phát triển hơn nữa các dịch vụ bổ sung. Công ty phải khẳng định vị thế của người tiên phong.
• Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ cũ, phát triển loại hình dịch vụ mới
• Mở rộng địa bàn hoạt động hơn nữa.
3.3.4 Chính sách dịch vụ cung ứng ( chính sách sản phẩm)
Sản phẩm của EPLR là dịch vụ tư vấn và cung ứng nguồn nhân lực dược cho các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước, cho các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực dược...
• Dịch vụ tư vấn:
• Tư vấn cho các ứng viên: Giúp các ứng viên nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn và sở trường, nguyện vọng cá nhân. Bằng các hình thức:
- Phỏng vấn ứng viên và cập nhật các thông tin có liên quan
- Thảo luận những công việc thích hợp và giải quyết việc làm trực tiếp cho người tìm việc.
- Tư vấn cho ứng viên cách liên hệ với nhà tuyển dụng
- Tư vấn cho ứng viên cách chuẩn bị một cuộc phỏng vấn và cách xử lý hiệu quả các tình huống trong một cuộc phỏng vấn
- Tư vấn cho ứng viên cách thức tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua việc đào tạo, đào tạo lại, điều chỉnh phong thái, cách ứng xử hoặc chuyển đến vị trí làm việc khác.
- Tư vấn hướng nghiệp cho người tìm việc
- Tư vấn cho ứng viên về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn ...về lao động và việc làm trong lĩnh vực dược nói riêng và của Việt Nam nói chung
• Tư vấn cho các doanh nghiệp tuyển dụng:
Dựa trên hiểu biết rõ ràng về doanh nghiệp từ góc độ kinh tế và nhu cầu nhân sự để đưa ra những giải pháp cho vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp. Thiết lập quan hệ thường xuyên với các doanh nghiệp bằng những hình thức tiếp xúc, chuẩn bị đầy đủ những phương tiện dịch vụ...
EPLR chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn tuyển dụng nhân sự đối với các doanh nghiệp dược, bằng các hoạt động:
- Liên hệ với các doanh nghiệp để tìm hiểu những yêu cầu của họ về nghề nghiệp, kĩ năng đối với những vị trí cần tuyển dụng. Ghi chép chi tiết từng vị trí.
- Duy trì danh mục nghề nghiệp và những yêu cầu về kĩ năng đối với những vị trí cần tuyển dụng của từng doanh nghiệp mà EPLR đã có. - Giới thiệu ứng viên đã qua sàng lọc, phỏng vấn tới doanh nghiệp để
họ ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
- Tư vấn cho doanh nghiệp cách thức đào tạo tại chỗ những loại hình lao động khó tìm kiếm trên thị trường.
- Tư vấn cho doanh nghiệp cách thức thay đổi các yêu cầu về nghề nghiệp và kĩ năng sao cho có thể chấp nhận được.
- Tư vấn cho doanh nghiệp cách thức và nơi quảng cáo để tìm được nhân sự phù hợp.
- Tư vấn cho doanh nghiệp về các luật và quy định liên quan đến sử dụng lao động
Để làm tốt công việc tư vấn cho các khách hàng yêu cầu các cán bộ tư vấn của công ty EPLR phải nắm vững thông tin nghề nghiệp, các thủ tục tìm việc và kí kết hợp đồng lao động, các yêu cầu của thị trường lao động đối với những người tìm việc làm, thường xuyên cập nhật các văn bản luật và dưới luật về lao động và việc làm của Việt Nam và các văn bản pháp quy của ngành dược...Thông tin thu nhận từ khách hàng phải chi tiết, đầy đủ, ghi chép chính xác, xử lý cẩn thận tỉ mỉ. Cán bộ tư vấn phải có hiểu biết sâu rộng và khả năng phân tích, đánh giá để đưa ra những lời khuyên có độ chính xác cao, không nên áp đặt cho khách hàng sự lựa chọn cụ thể mà chỉ nên định hướng cho họ hoặc đưa ra các phương án cùng với ưu nhược điểm của mỗi phương án để họ tự lựa chọn.
❖ Dịch vụ đào tạo:
Trong thời gian đầu mới thành lập, EPLR dự tính triển khai đào tạo các kĩ năng làm việc cho một TDV bởi nhu cầu về TDV trên thị trường hiện đang ở mức cao và đa phần các công ty chưa có một chương trinh đào tạo một cách đầy đủ và bài bản.
Mục đích của chương trình đào tạo là tạo ra một đội ngũ TDV có khả năng thực hành nghề nghiệp ngay với hiệu quả làm việc rõ rệt.
Nội dung chương trình đào tạo: ■ Kỹ năng bán hàng cá nhân. ■ Kỹ năng giao tiếp.
■ Kỹ năng trả lời phỏng vấn. ■ Marketing dược.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy: EPLR dự kiến mời các giảng viên có kinh nghiệm của bộ môn Quản lý và Kinh tế dược của đại học Dược Hà Nội và một số chuyên gia tuyển dụng của công ty nước ngoài.
Kết thúc mỗi khoá học EPLR sẽ kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ cho học viên. Sau khi đã có uy tín và danh tiếng trên thị trường, EPLR sẽ mở rộng thêm dịch vụ đào tạo các dược tá ở các nhà thuốc tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng của họ. Với gần 1700 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, EPLR tin rằng lượng học viên đến với công ty sẽ rất đông đảo. Không chỉ đào tạo cho các dược tá đang bán hàng mà sẽ đào tạo cả các dược tá đang có nhu cầu tìm việc làm mới và sau đó sẽ giới thiệu cho các nhà thuốc tư nhân có nhu cầu tìm người đứng quầy.
❖ Dịch vụ cung ứng nhân lực Dược:
Đây là dịch vụ chính của công ty bởi doanh thu của công ty sẽ nằm phần lớn trong loại hình dịch vụ này. Hoạt động chính của công ty sẽ là lĩnh vực tuyển dụng nhân lực Dược cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Bởi đa phần các doanh nghiệp dược hiện nay không thực sự có điều kiện tổ chức và nắm nguồn người tìm việc, vì vậy họ có thể dựa vào hệ thống tuyển dụng quy củ và chuyên nghiệp của EPLR với những trang thiết bị và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ tuyển dụng. Các doanh nghiệp dược sẽ lựa chọn cách tuyển dụng này vì họ sẽ không phải cùng một lúc đảm đương nhiều nhiều công việc mà vẫn có thể tin tưởng vào chất lượng các ứng viên mà EPLR giới thiệu. Và chi phí mà họ phải bỏ ra cũng là xứng đáng cho những ứng viên mà họ có được từ EPLR.
Để thực hiện dịch vụ này, hoạt động của EPLR sẽ bao gồm các công việc sau:
• Thu hút đầu vào:
Tìm kiếm và tiếp xúc với từng đối tượng lao động có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển đổi một chỗ làm mới. Tiến hành các bước mời ứng viên đăng kí tham gia. Nhận, phân loại hồ sơ chuyển về cho cồng ty.
Tìm nguồn ứng viên có thể thông qua các hình thức: ■ Quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, Internet.
■ Mở các cuộc hội thảo giới thiệu công ty tại các trường Đại học Y, Dược Hà Nội. Sau đó sẽ mở rộng ra các trường Y Dược trên toàn quốc.
Tiếp nhận hồ sơ các ứng viên, lưu danh sách trích ngang của các ứng viên vào máy vi tính với các thông tin cơ bản gồm : STT, Họ và tên, Năm sinh, Nam/ nữ, Địa chỉ, Trình độ , Quá trình công tác , Chức danh tuyển dụng , Các năng khiếu cá nhân, Ngoại ngữ, vi tính...
Phân loại hồ sơ dựa trên các căn cứ : Thông tin ứng viên eung cấp về học vấn, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sự tiến bộ trong nghề nghiệp và tính tình, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng, sức khoẻ, sở trường, sở đoản... EPLR sẽ điều tra tính chính xác của các thông tin do ứng viên cung cấp : Đối với ứng viên mới tốt nghiệp, sẽ xác minh qua trường đại học; đối với ứng viên đang công tác sẽ xác minh qua cơ quan cũ và hàng xóm láng giềng nơi ứng viên cư trú —> Lưu hồ sơ ứng viên. EPLR đảm bảo tuyệt đối bí mật các thông tin ứng viên cung cấp.
• Tìm kiếm đầu ra:
Tìm kiếm và mời các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu cần tuyển dụng nhân sự tham gia dịch vụ: Thực hiện tư vấn, thuyết phục, thoả thuận điều kiện thủ tục và ký hợp đồng tuyển dụng với các đơn vị có nhu cầu.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn chức danh công việc và bản mô tả công việc của từng vị trí công tác cần tuyển theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp , EPLR tiến hành chọn lọc hồ sơ. Hồ sơ nào đạt yêu cầu sẽ được nhân viên EPLR lên lịch phỏng vấn, viết thư mời hoặc điện thoại trực tiếp tới ứng viên hẹn phỏng vấn.
Trước khi phỏng vấn chuyển mẫu đơn xin việc của công ty cho ứng viên tự ghi. Trong quá trình phỏng vấn, lập tờ trình tiếp xúc theo mẫu quy định, ghi nhận xét thật đầy đủ về mọi chi tiết liên quan người thân và quá trình làm việc của ứng viên trước đây. Sơ bộ đánh giá các tiêu chuẩn: Ngoại hình, tác phong, khả năng hiểu biết, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt, động cơ thúc đẩy, mức độ đáp ứng yêu cầu công tác và các điểm nổi bật khác nếu có.
Đối với ứng viên chưa đạt yêu cầu ,viết thư cám ơn và lưu hồ sơ.Đối với ứng viên đạt yêu cầu, chuyển sang kiểm tra nghiệp vụ. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ bao gồm:
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn đối với các chức danh mà khách hàng đặt hàng.
- Kiểm tra các khả năng như : trắc nghiệm thông minh, trình độ ngoại