3.4.1 Loại hình công ty:
EPLR là công ty cổ phần có vốn được huy động toàn bộ từ các cổ đông. Tổng vốn đầu tư là 750.000.000 VNĐ
Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc
Giám đốc:
- Là người có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo TDV
- Có nhiều mối quan hệ trong ngành dược, có khả năng mời các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế dược
- Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty.
Phòng tư vấn tuyển dụng ( 5 người):
- 1 trưởng phòng là chuyên gia về tư vấn nhân sự.
- 4 nhân viên tư vấn : tìm kiếm ứng viên và đơn đặt hàng của các doanh nghiệp
+ Yêu cầu: năng động, có tính kiến nhẫn, khả năng thuyết phục và quan hệ xã hội rộng.
+ Được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và hỗ trợ các điều kiện để làm việc : chi phí đi lại, điện thoại di động, tài liệu...
- Nghiên cứu thị trường và ý kiến khách hàng để quyết định các chiến lược, chính sách marketing thực hiện.
- Kết hợp với đội ngũ marketing vệ tinh, trong các chiến dịch marketing lớn sẽ thuê thêm người.
Phòng tài chính văn phòng (2 người)
- 1 kế toán : quản lý hồ sơ kế toán, tính toán các hoạt động thu chi của công ty, lập báo cáo tài chính thường kỳ.
-1 nhân viên hành chính trực điện thoại, lên lịch sắp xếp phỏng vấn, đào tạo, gửi thư mời ứng viên phỏng vấn và mời giảng viên đào tạo.
Nhân viên khác: 2 bảo vệ cơ quan.
Đối với công ty dịch vụ thì con người là yếu tố chính quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy EPLR phải hết sức nỗ lực trong việc hoàn thiện đội ngũ nhân sự của mình.
Quỹ lương dự tính cho 1 tháng của năm đầu:
Vị trí Số lượng Lương(VNĐ) Cộng
Giám đốc 1 người 5.000.000 5.000.000
Trưởng phòng tư vấn 1 người 5.000.000 5.000.000 Nhân viên marketing 2 người 1.000.000 2.000.000 Nhân viên tài chính ,
văn phòng
2 người 1.000.000 2.000.000 Nhân viên tư vấn 4 người 2.500.000 10.000.000
Nhân viên bảo vệ 2 người 600.000 1.200.000
Tổng chi phí lương 25.200.000
Ghi chú: lương nhân viên tư vấn đã bao gồm tiền hỗ trợ các điều kiện làm việc Tính cho 1 năm đầu, tổng lương sẽ là
3.5 Kế hoạch tài chính
Phân bổ nguồn vốn ban đầu:
1 Thuê địa điểm(12 tháng) 84.000.000
2 Thiết bị giảng dạy: (khấu hao 5 năm)
1 máy chiếu + labtop 60.000.000
3 Thiết bị vãn phòng: (khấu hao 5 năm) 105.000.000
4 máy tính + 1 máy in +1 máy fax 40.000.000
4 điều hoà 32.000.000
5 điện thoại bàn 5.000.000
Tủ lưu hồ sơ, tài liệu 4.000.000
Bàn ghế, đồ dùng văn phòng 24.000.000
4 Chi phí Marketing (1 năm) 55.000.000
Quảng cáo trên báo chí 30.000.000
Tham gia các hội thảo 10.000.000
Lập trang web 5.000.000
In ấn tờ rơi 4.000.000
Các hình thức khác 6.000.000
4 Chi phí đào tạo (150 buổi= 15 khoá) 150.000.000
5 Chi phí thành lập doanh nghiệp 5.000.000
6 Chi phí khác(điện thoại, điện nước...) 84.000.000
7 Quỹ lương 302.400.000 Tổng cộng 845.400.000 {Đơn vị tính : VNĐ) Doanh thu: từ đào tạo: 250 X 1.000.000 = 250.000.000 VNĐ từ cung ứng nhân lực: 200 X 5.000.000 = 1.000.000.000 VNĐ Tổng doanh thu năm đầu : 1.250.000.000 VNĐ
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NÃM ĐẦU
Đơn vị tính : VNĐ
Năm 1 Năm 2 Năm 3
I DOANH THU 1.250.000.000 1.250.000.000 2.500.000.000 1 Học phí đào tạo 250.000.000 250.000.000 500.000.000 2 Cung ứng nhân lực 1.000.000.000 1.000.000.000 2.000.000.000 II CHI PHÍ 714.400.000 704.400.000 1.412.800.000 1 Giá vốn 342.000.000 342.000.000 684.000.000 Lương cán bộ tư vấn 180.000.000 180.000.000 360.000.000 Chi phí đào tạo 150.000.000 150.000.000 300.000.000 KH TSCĐ giảng dạy 12.000.000 12.000.000 24.000.000 2 Lợi nhuận gộp 908.000.000 908.000.000 1.816.000.000 Lợi nhuận gộp % 72.6% 72.6% 72.6% 3 Chi phí bán hàng 79.000.000 74.000.000 148.000.000 Chi phí marketing Lương n.v marketing 55.000.000 24.000.000 50.000.000 24.000.000 100.000.000 48.000.000 4 Chi phí quản lý DN 293.400.000 288.400.000 580.800.000 Lương lao động g tiếp 98.400.000 98.400.000 196.800.000
Thuê địa điểm 84.000.000 84.000.000 168.000.000
Chi phí thủ tục 5.000.000 0 5.000.000
Chi phí khác 84.000.000 84.000.000 168.000.000
KH TSCĐ văn phòng 21.000.000 21.000.000 42.000.000
Thuế môn bài 1.000.000 1.000.000 1.000.000
III LỢI NHUẬN
1 Lợi nhuận trước thuế 535.600.000 545.600.000 1.087.200.000
2 ThuểTNDN(0,0,14%) 0 0 152.208.000
BẢNG KẾT QUẢ BẰNG TlỂN Đơn vị tính : VNĐ
I CHỈ TIÊU Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Thu bằng tiền 2.000.000.000 1.250.000.000 2.500.000.000 Từ doanh thu 1.250.000.000 1.250.000.000 2.500.000.000
Thu do góp vốn 750.000.000 0 0
1.2 Chi bằng tiền 846.400.000 671.400.000 1.664.008.000 Chi nội bộ (lương) 302.400.000 302.400.000 604.800.000
Chi đào tạo 150.000.000 150.000.000 300.000.000
Thuê địa điểm 84.000.000 84.000.000 168.000.000
Mua TSCĐ 165.000.000 0 165.000.000
Chi phí thủ tục 5.000.000 0 5.000.000
Chi phí Marketing 55.000.000 50.000.000 100.000.000
Chi phí khác 84.000.000 84.000.000 168.000.000
Nộp thuế TNDN 0 0 152.208.000
Thuế môn bài 1.000.000 1.000.000 1.000.000
3 Chênh lệch thu chi
bằng tiền
BẢNG CÂN ĐỐI KÊ TOÁN cuối 3 NĂM
A TÀI SẢN NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3
I TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1.153.600.000 1.732.200.000 2.568.192.000
1 Vốn bằng tiền 1.153.600.000 1.732.200.000 2.568.192.000
2 Các khoản phải thu 0 0 0
3 Hàng tồn kho 0 0 0
II TSCĐ và đầu tư dài
hạn 132.000.000 99.000.000 198.000.000 1 TSCĐ hữu hình 165.000.000 165.000.000 330.000.000 2 Hao mòn luỹ kế -33.000.000 -66.000.000 -132.000.000 Cộng tài sản 1.285.600.000 1.831.200.000 2.766.192.000 B NGUON VON I Nợ phải trả 0 0 0 1 Nợ ngắn hạn 0 0 0 2 Nợ dài hạn 0 0 0 II Vốn chủ sở hữu 1.285.600.000 1.831.200.000 2.766.192.000 1 Vốn - quỹ 1.285.600.000 1.831.200.000 2.766.192.000 Vốn góp 750.000.000 750.000.000 750.000.000
LN chưa phân phối 535.600.000 1.081.200.000 2.016.192.000
2 Kinh phí sự nghiệp 0 0 0
BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CHỈ TIÊU Năm 1 Năm 2 Năm 3
Về cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản
10.3% 5.4% 7.2%
Về vay nợ
Nợ phải trả/ Tổng vốn đầu tư
0 0 0
Về hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận / Doanh thu Lợi nhuận / Tổng vốn đầu tư
42.8% 71.4% 43.6% 72.7% 37.4% 124.7%
3.6 Kế hoạch triển khai trong thực tiễn.
Triển khai kế hoạch kinh doanh là một khâu rất quan trọng để thực tiễn hoá kế hoạch kinh doanh. Thông qua việc lập kế hoạch triển khai với các bước cụ thể, kế hoạch kinh doanh sẽ có tính thực tiễn và khả thi hơn.
3.6.1 Các ưu tiên khi triển khai:
Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của công ty EPLR, những ưu tiên hàng đầu là:
• Tìm hiểu đầy đủ các chính sách của Nhà nước và các bộ, ban ngành có liên quan tới dịch vụ đào tạo và cung ứng nhân lực dược.
• Huy động vốn
• Tìm kiếm đội ngũ nhân sự phù hợp, mời các chuyên gia tư vấn tuyển dụng, mời giảng viên.
• Quảng bá về công ty, nâng cao nhận thức của khách hàng về đặc tính nổi trội của các sản phẩm dịch vụ của công ty.
> Tìm hiểu về các luật quy định:
Công ty EPLR sẽ tham khảo luật từ các Văn phòng Luật, các chuyên gia tư vấn luật, các quy định của Bộ Y tế, của ngành dược, của Bộ LĐ-TB-XH.
Khó khăn của EPLR là việc xin giấy phép thành lập theo trường hợp thông thường. Trước tiên, những người triển khai dự án sẽ phải:
- Làm đơn xin phép thành lập công ty gửi Bộ LĐ-TB-XH. Sau khi có sự đồng ý của Bộ LĐ-TB-XH, xin cấp giấy phép thành lập công ty tới Bộ Y tế — > gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh tới sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
> Huy động vốn:
Với vốn đầu tư ước tính 750.000.000 VNĐ, dự kiến huy động toàn bộ từ các chủ sở hữu của công ty.
> Chiến dịch Marketing “khuấy động”
Mục đích quảng cáo về loại hình dịch vụ độc đáo của công ty trên thị trường cung ứng nhân lực cao cấp Việt Nam.
Biện pháp : thiết lập và sử dụng các mối quan hệ với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về sự ra đời của EPLR.
Để làm tăng tính thuyết phục của dự án, trong quá trình trình bày, chúng tôi luôn hướng tới các thông tin, số liệu cập nhật, những biến động trên thị trường tại thời điểm hiện tại và các đối thủ cạnh tranh.
3.6.2 Cụ thể các bước triển khai dự án:
> Huy động vốn chủ sở hữu > Làm các thủ tục hành chính:
■ Xin giấy phép thành lập từ Bộ LĐ-TB-XH & Bộ Y tế. ■ Đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội. ■ Đăng ký mã số thuế ở chi cục thuế Hà Nội.
> Bắt đầu chiến dịch Marketing > Thuê trụ sở.
> Mua sắm, lắp đặt các thiết bị văn phòng, phòng học. > Mời chuyên gia tư vấn, giảng viên.
> Thành lập công ty.
3.7 Bàn luận:
Từ kết quả phân tích môi trường kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, chúng ta nhận thấy dự án thành lập EPLR là có tính khả thi cao trên thực tế.
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT
Kết luân:
Khoá luận đã chứng minh được tính tất yếu khách quan của việc ra đời công ty tư vấn và cung ứng nhân lực dược, trên cơ sở phân tích các điều kiện của môi trường kinh doanh vĩ mô và vi mô. Từ đó xây dựng mô hình tổ chức cũng như cách thức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, và hoạch định các chính sách marketing cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng trên thị trường. Đồng thời, khoá luận đã xây dựng được bảng kế hoạch tài chính chứng minh tính khả thi cao của dự án thành lập công ty trên thực tế.
• Môi trường vĩ mô:
Việt Nam đang trên đà phát triển với những thành quả lớn về kinh tế - chính trị - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật của đất nước đang được cải thiện, chính sách của Nhà nước về đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng thuận lợi, hệ thống luật pháp đang được đổi mới tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân ngày càng tăng do đời sống ngày càng được cải thiện. Ngành y tế cần tăng cường hiệu quả hoạt động để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhu cầu của người dân, đặc biệt là trong lĩnh vực dược nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng và quản lý kinh doanh thuốc tốt, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho nhân dân. Để góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực dược thì sự tồn tại của dịch vụ tư vấn nhân lực dược là hết sức cần thiết. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng IX về khuyến khích phát triển thị trường lao động là một điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trong lĩnh vực lao động và việc làm.
Với lực lượng khách hàng là các công ty, doanh nghiệp dược phẩm trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên thị trường dược phẩm Việt Nam, nhu cầu về nhân lực trong ngành dược là rất lớn. Thị trường cung ứng nhân lực hiện đang rất sôi động với sự xuất hiện của rất nhiều công ty cả trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội về chi phí, các mối quan hệ và tính khác biệt cao, EPLR sẽ nhanh chóng thâm nhập thị trường và sẽ dẫn đầu thị trường cung ứng nhân lực về sản phẩm dặc biệt của mình.
• Mô hình tổ chức:
EPLR là công ty cổ phần có vốn đầu tư 750.000.000 VNĐ được huy động toàn bộ từ các cổ đông. Cơ cấu tổ chức gồm có 1 giám đốc, 5 nhân viên tư vấn, 2 nhân viên marketing, 2 nhân viên hành chính văn phòng và 2 bảo vệ.
• Các chính sách Marketing:
Chính sách sản phẩm:
EPLR có 3 loại hình dịch vụ là dịch vụ cung ứng nhân lực dược, dịch vụ đào tạo TDV và dịch vụ tư vấn tuyển dụng. Trong đó, dịch vụ đào tạo TDV là dịch vụ tạo nên sự khác biệt độc đáo của EPLR mà chưa một công ty cung ứng nhân lực nào trến thị trường Hà Nội có được. Dịch vụ tư vấn tuyển dụng là dịch vụ bổ trợ cho dịch vụ chính của công ty là cung ứng nhân lực dược cho các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Chính sách giá:
Dựa trên nhu cầu khách hàng và giá của đối thủ cạnh tranh, EPLR đưa ra mức giá cho dịch vụ cung ứng nhân lực là 5.000.000 VNĐ/ người, dịch vụ đào tạo TDV là 1.000.000 VNĐ/ học viên, còn dịch vụ tư vấn tuyển dụng là hoàn toàn miễn phí nhằm thu hút các ứng viên và khách hàng.
EPLR lựa chọn phương pháp phân phối trực tiếp. Năm đầu tiên sẽ mở một trụ sở chính tại Hà Nội, sang năm thứ 3 sẽ mở rộng ra thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn khác.
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kỉnh doanh:
Để thu hút được nguồn nhân lực cả đầu ra lẫn đầu vào thì việc xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là hết sức quan trọng. EPLR dự kiến sẽ dùng các hình thức quảng cáo trên báo, đài, mạng Internet, tổ chức hội thảo việc làm tại các trường đại học Y dược, gửi thư trực tiếp tới các doanh nghiệp... nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ với công chúng:
EPLR đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng mối quan hệ với giới báo chí, tham gia tài trợ các cuộc thi, các hoạt động xã hội, các hội nghị, hội thảo chuyên ngành... nhằm gây tiếng tăm cho doanh nghiệp trong cộng đồng.
• Hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm đầu của doanh nghiệp cho thấy với vốn đầu tư ban đầu là 750.000.000VNĐ, lợi nhuận EPLR thu được là tương đối cao
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Lợi nhuận 535.600.000 545.600.000 934.992.000
• Định hướng cho tương lai:
Theo quy định của thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 10/03/1997 do Bộ LĐ-TB-XH ban hành, các công ty dịch vụ việc làm được quyền tổ chức sản xuất, dịch vụ để tận dụng cơ sở vật chất của công ty .Vì thế, trong tương lai EPLR sẽ mở rộng ngành nghề kinh doanh vào lĩnh vực dược phẩm, thành lập một bộ phận kinh doanh dược phẩm để làm môi trường thực hành cho các học viên của công ty. Đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực là các học viên
đang thực hành tại công ty để làm việc cho bộ phận kinh doanh dược phẩm này.
Thị trường cung ứng nhân lực dược là một thị trường khá mới mẻ và đầy tiềm năng. Với tính chất khác biệt và độc đáo của dịch vụ cung cấp nhân lực dược đã qua đào tạo, EPLR có lợi thế của người đi tiên phong. Cùng với các chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp EPLR nhanh chóng thâm nhập thị trường. Khi đó EPLR sẽ là công ty dẫn đầu thị trường cung ứng nhân lực về sản phẩm đặc biệt của mình.
Đề xuất:
• Đôi với Bộ Y tế:
- Vấn đề TDV sử dụng những chiêu thức “ marketing đen” liên kết với nhân viên y tế bán thuốc và chi phối việc kê đơn để hưởng hoa hồng hiện đang là một thực trạng cấp bách bị dư luận lên án mạnh mẽ. Chỉ thị số 05/2004/CT- BYT ngày 16/ 04/2004 của Bộ Y tế đã được ban hành nhằm chấn chỉnh hoạt động vủa TDV, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn trong bệnh viện. Để chỉ thị 05 đi vào thực tiễn thì vai trò trước tiên thuộc về yếu tố con người. Các TDV khi được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng cá nhân, các phương thức marketing trong sáng nâng cao hiệu quả làm việc của họ thì tất nhiên, họ sẽ giảm các hoạt động marketing phi đạo đức đang còn tồn tại nhức nhối trong xã hội hiện nay. Điều đó cho thấy song song với việc tăng cường hoạt động quản lý TDV thì cần phải tiến hành đào tạo một đội ngũ TDV có kiến thức nghề nghiệp vững vàng.
Vì thế, đề nghị Bộ Y tế ra quy định phải có chứng chỉ chứng nhận được