Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối cùng của giống ngô nếp HN88 giai đoạn ra bầu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến sinh trưởng của giống ngô nếp HN88 trồng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 62)

2015 tại Gia Lâm – Hà Nội).

4.2.9. Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối cùng của giống ngô nếp HN88 giai đoạn ra bầu.

cao cây cuối cùng của giống ngô nếp HN88 giai đoạn ra bầu.

Đặc điểm hình thái của cây ngô được đánh giá theo các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ số diện tích lá,... là những chỉ tiêu biến động lớn

và phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc. Đặc điểm hình thái cây biểu hiện tình hình sinh trưởng, phát triển của giống đó tốt hay xấu và có khả năng cho năng suất cao hay không. Mỗi giống đều có đặc trưng về hình thái, có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất.

Qua theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô nếp HN88 với các công thức bầu khác nhau trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối cùng của giống ngô nếp HN88 giai đoạn ra bầu - (vụ Xuân

2015tại Gia Lâm – Hà Nội).

CT Bầu CCDB (cm) CCCC (cm) TLCCĐB (%) B1T1 (ĐC) 48.1 159.9 30.1 B1T2 48.3 164.8 29.3 B1T3 50.0 181.8 27.5 B1T4 40.9 166.5 24.6 B1T5 51.1 170.5 29.9 B2T1 (ĐC) 49.1 179.4 27.4 B2T2 36.0 168.9 21.3 B2T3 45.4 162.6 27.9 B2T4 49.1 176.2 27.8 B2T5 49.9 182.8 27.3 B3T1 (ĐC) 38.7 160.8 24.1 B3T2 37.7 165.9 22.8 B3T3 48.1 177.2 27.1 B3T4 44.7 172.8 25.9 B3T5 38.1 169.4 22.5

Biểu đồ 4.8. Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối cùng của giống ngô nếp HN88 giai đoạn ra bầu - (vụ

Xuân 2015tại Gia Lâm – Hà Nội). Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng của cây được trồng trong điều kiện như thế nào. Nếu trồng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thuận lợi cây sẽ cao hơn và ngược lại nếu trồng ở điều kiện không thuận lợi thì cây sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó chiều cao cây còn do đặc tính của từng giống. Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng được trình bày bảng 4.10 và biểu đồ 4.8.

Kết quả cho thấy với các công thức bầu khác nhau thì chiều cao cây cuối cùng khác nhau. Chiều cao cây cuối cùng ở các công thức bầu chênh lệch nhau rất lớn, dao động từ 159,9 cm đến 182,8 cm. Ở công thức bầu B2T5 lớn nhất (182,8cm), B1T1 nhỏ nhât (159,9cm).

Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu thể hiện khả năng cơ giới hoá khi thu hoạch. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: chiều cao đóng bắp tỷ lệ thuận với chiều cao cuối cùng của giống. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao thì khả năng chống đổ kém, còn nếu chiều cao đóng bắp quá thấp thì bắp hay bị sâu bệnh, chuột phá hại, khả năng nhận phấn kém, quá trình thụ phấn thụ tinh không được đảm bảo dẫn đến năng suất thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài ngày thường bằng khoảng 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp khoảng 35 - 38% chiều cao cây.

Chiều cao đóng bắp được tính từ gốc đến đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên, chiều cao đóng bắp hợp lý giúp cây ngô dễ nhận phấn, tăng chống đổ. Qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.8 cho thấy chiều cao đóng bắp của ngô với các công thức bầu khác nhau dao động trong khoảng 36,0 đến 51,1 cm, cao nhất ở công thức bầu B1T5 và thấp nhất ở công thức bầu B2T2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến sinh trưởng của giống ngô nếp HN88 trồng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w