* Cách làm bầu:
- Với bầu công nghiệp:
+ Sử dụng giá thể hữu cơ hoai mục trộn lẫn với đất và phân vi sinh.
+ Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp theo đúng các công thức làm bầu, cho thêm nước đủ ẩm, sau đó cho vào khuôn để ép, phơi khô.
- Với bầu cải tiến:
+ Chọn 1 khoảnh đất bằng phẳng.
+ Sử dụng giá thể hữu cơ hoai mục trộn lẫn với đất và phân vi sinh.
+ Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp theo đúng các công thức làm bầu, cho thêm nước đủ ẩm.
+ Rải đều hỗn hợp nguyên liệu trên thành 1 lớp 4 -5 cm. Rải 1 lớp cát mỏng lên bề mặt để khi dùng khuôn ấn không bị dính. Sau đó dùng khuôn đã chuẩn bị ấn tạo hình bầu, phơi khô.
- Với bầu cắt thông thường trên bùn ao:
+ Chọn 1 khoảnh đất bằng phẳng.
+ Sử dụng giá thể hữu cơ hoai mục trộn lẫn với bùn ao và phân vi sinh. + Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp theo đúng các công thức làm bầu.
+ Rải đều hỗn hợp nguyên liệu trên thành 1 lớp 4 -5 cm. Khi nguyên liệu se mặt dùng dao cắt thành các ô vuông, dùng ngón tay chọc lỗ giữa bầu sâu vừa đủ gieo hạt ngô.
* Gieo hạt:
+ Gieo mỗi bầu một hạt giống (có thể sử dụng hạt đã ngâm ủ)
+ Bầu được xếp theo hàng, đặt nơi an toàn, tưới giữ ẩm 1-2 ngày/ lần.
* Làm đất: vệ sinh đồng ruộng, đất được cày bừa kỹ, san phẳng, chia
băng, rạch hàng khoảng cách: hàng – hàng: 60cm.
* Trồng:
- Sau giai đoạn cây gieo trong bầu được 20 ngày tiến hành ra bầu trồng ngoài ruộng theo khoảng cách : cây cách cây : 20 cm.
- Tiến hành trồng ngô theo cách xoay lá.
* Chăm sóc:
- Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển (độ ẩm đất 70% là phù hợp). Tại thời điểm ngô 7 – 9 lá, khi cây ngô xoắn nõn và khi chín sữa cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước cho cây. Phương pháp tưới chủ yếu là dùng thùng tưới và tưới rãnh.
- Bón phân:
+ Bón lót (phân chuồng hoặc phân vi sinh) + bón thúc 150N + 90P2O5 + 90K2O.
+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo
+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 2/3 N + 2/3 K2O + vun cao chống đổ.
+ Bón thúc lần 2 (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao lần cuối.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý sâu xám hại ngô.