Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu tới sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp HN88.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến sinh trưởng của giống ngô nếp HN88 trồng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 53)

2015 tại Gia Lâm – Hà Nội).

4.2.6. Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu tới sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp HN88.

giống ngô nếp HN88.

Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời nhau và xen kẽ nhau trong một chu kỳ sống của sinh vật.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của giống ngô không cố định mà nó còn thay đổi theo từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc... Việc theo dõi thời gian sinh trưởng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả. Ngoài ra, còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

Để hoàn thành chu kỳ sống, cây ngô phải trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng, phát triển theo một trật tự nhất định. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp HN88 trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp HN88 - (vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội).

CT G - M (ngày) G - TC (ngày) G - TP (ngày) G - PR (ngày) TP - PR (ngày) TGST (ngày) B1T1 (ĐC) 3 59 61 63 2 84 B1T2 4 57 60 61 1 84 B1T3 3 57 60 62 2 84 B1T4 3 60 62 64 2 84 B1T5 4 58 60 62 2 84 B2T1 (ĐC) 3 59 60 62 2 84 B2T2 3 60 62 64 2 84 B2T3 4 59 61 64 3 84 B2T4 4 60 63 65 2 84 B2T5 3 59 61 63 2 84 B3T1 (ĐC) 3 60 62 63 1 84 B3T2 4 61 64 65 1 84 B3T3 3 57 59 61 2 84 B3T4 3 59 61 63 2 84 B3T5 4 59 62 65 3 84

Ghi chú: G – M: Gieo đến mọc; G – TC: Gieo đến trỗ cờ; G – TP: Gieo đến tung phấn; G – PR: Gieo đến phun râu; TP – PR: Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu; TGST: Thời gian sinh trưởng.

Giai đoạn từ gieo đến mọc.

Giai đoạn gieo đến mọc được tính từ lúc gieo hạt đến lúc hạt nảy mầm, vươn lên khỏi mặt đất và cây có khoảng 3- 4 lá thật. Giai đoạn này có vai trò rất quan trọng trong vòng đời của cây ngô, là nền tảng cho các giai đoạn sinh trưởng,

phát triển sau.

Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong nội nhũ của hạt ngô, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước và chịu tác động nhiều của điều kiện ngoại cảnh.

Trong vụ Xuân năm 2015, đầu vụ điều kiện thời tiết khá thuận lợi do có nắng ấm, độ ẩm thích hợp do bắt đầu có mưa, tỉ lệ chất hữu cơ trong bầu cao nên thời gian từ lúc gieo đến mọc của ngô nhanh và đồng đều trong khoảng 3 - 4 ngày.

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ.

Cây ngô từ khi mọc đến 3 - 4 lá thật, cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Khi đạt 3 - 4 lá trở đi, cây chuyển sang hút dinh dưỡng ngoài môi trường. Sau khi đạt 7 - 9 lá đến trỗ cờ, đây là giai đoạn ngô sinh trưởng nhanh nhất, giai đoạn này hoàn thành các cơ quan dinh dưỡng và sinh thực. Đây là giai đoạn quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá và là thời kỳ ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô, đặc biệt vào giai đoạn ngô xoắn nõn (trước trỗ 15 - 20 ngày) nếu gặp hạn làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, giảm số hoa, giảm số hạt và giảm năng suất.

Thời gian gieo – trỗ cờ có sự khác nhau giữa các loại bầu, trong đó thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các công thức giao động trong khoảng từ 57 – 61 ngày. Ở bầu B1T2, B1T3, và B3T3 có thời gian trỗ cờ sớm hơn từ 1 – 4 ngày so với các loại bầu khác. Do 3 loại bầu có bộ rễ ít bị đứt trong quá trình ra bầu nên trong giai đoạn cây 3 – 7 lá có bộ rễ phát triển tối ưu, cây ngô sinh trưởng vượt trội so với các công thức khác. Ở bầu B2T2, B2T4 do rễ cây mọc đâm xuyên qua các bầu nên quá trình ra bầu rễ cây bị đứt nhiều, ở bầu B3T1, B3T2 bầu nén chặt, ít thoáng khí nên rễ cây kém phát triển hơn. Do đó cây cần mất nhiều thời gian hơn cho quá trình phát triển bộ rễ sau khi ra trồng nên thời gian trỗ cờ trễ

hơn.

Giai đoạn từ gieo đến tung phấn.

Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngô vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan dinh dưỡng của cây, quyết định đến năng suất và sản lượng sau này. Do đó, tất cả các biện pháp tác động của con người cần phải chú ý không làm ảnh hưởng đến giai đoạn này, như bố trí thời vụ hợp lý, chăm sóc tốt. Điều quan trọng phải tạo ra các bộ phận sinh dưỡng của cây để làm cơ sở cho năng suất hạt sau này. Khi cây ngô trỗ cờ được coi là kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 – 220C, ẩm độ thích hợp 80%. Nếu trời nóng quá hay quá khô hạn sẽ làm hỏng hạt phấn, hoặc hạt phấn đã tung hết nhưng râu chưa phun.

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức khác nhau, dao động trong khoảng từ 59 đến 64 ngày. Bầu B3T3 có thời gian tung phấn sớm nhất (59 ngày); B2T4 và B3T2 có thời gian tung phấn muộn nhất (63 và 64 ngày).

Giai đoạn từ gieo đến phun râu.

Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột.

Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức khác nhau, dao động trong khoảng từ 61 đến 65 ngày. Bầu B3T3 có thời gian phun râu sớm nhất (61 ngày), B2T4, B3T2, B3T5 có thời gian phun râu trễ nhất (65 ngày).

Khoảng cách tung phấn – phun râu.

Khoảng cách này quyết định số lượng hạt, là một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn – phun râu

càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách giữa tung phấn – phun râu ngắn hay dài phụ thuộc vào giống, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao, chăm sóc không kịp thời hoặc bị hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách giữa tung phấn – phun râu bị kéo dài, không có lợi cho ngô thụ phấn thụ tinh.

Kết quả khảo sát trong bảng 4.7 cho thấy: khoảng cách tung phấn – phun râu của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 1 – 3 ngày. Nhìn chung các công thức khác nhau trong thí nghiệm có khoảng cách tung phấn – phun râu là tương đối nhỏ, rất tốt cho quá trình thụ phấn, thụ tinh.

Thời gian sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển, thời kỳ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác. Đây là thời kỳ chất hữu cơ được tích luỹ nhanh về hạt. Thời kỳ chín được xác định khi chân hạt xuất hiện điểm đen rõ.

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các công thức khác nhau là 84 ngày muộn hơn 17 ngày so với thời gian sinh trưởng trên bao bì hạt giống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá thể và loại bầu đến sinh trưởng của giống ngô nếp HN88 trồng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w