0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ LOẠI BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN88 TRỒNG TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 74 -74 )

B1T1 (ĐC) 10 30 50 70 B1T2 20 30 60 80 B1T3 20 40 60 80 B1T4 30 40 60 80 B1T5 30 50 70 90 B2T1 (ĐC) 10 30 50 70 B2T2 10 30 50 70 B2T3 20 40 60 80 B2T4 20 40 60 80 B2T5 20 40 60 80 B3T1 (ĐC) 0 20 40 60 B3T2 0 20 40 50 B3T3 10 30 50 70 B3T4 20 40 60 80 B3T5 30 50 70 90

Biểu đồ 4.12. Mức độ phân hủy của các loại bầu theo thời gian khi vùi trong đất.

Qua bảng 4.14 và biểu đồ 4.12 cho thấy mức độ phân hủy của bầu tăng dần khi lượng giá thể phối trộn tăng dần. So sánh giữa 3 loại bầu: bầu cải tiến, bầu công nghiệp và bầu cắt thông thường trên bùn ao cho thấy bầu công nghiệp phân hủy nhanh hơn, bầu cắt thông thường phân hủy chậm hơn, chậm nhất là công thức bầu B3T1 và B3T2

Sau lần lấy mẫu thứ 3, các mẫu bầu phân hủy mạnh thấp nhất là B3T1 và B3T2 đạt 40%, các mẫu bầu còn lại mức độ phân hủy đều đạt trên 50% và cao nhất đạt 70%. Các mẫu bầu chúng tôi thu được đã bị biến dạng nhiều hoặc vỡ và bám cùng đất. Lần lấy mẫu cuối cùng nhận thấy bầu có cùng màu sắc với lớp đất xung quanh bầu.

Hình 3: Bầu B3T4 sau 20 ngày chôn ( trái), Bầu B1T3 sau 20 ngày chôn ( phải).

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.5.1. Kết luận. 5.1. Kết luận.

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Tỉ lệ nảy mầm đạt 80 – 100 %. Công thức bầu B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) và B3T4 (40% Đ + 50% GT + 10% PVS) tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt 100% do bầu có độ thoáng khí và giữ ẩm tốt.

2. Giống ngô nếp HN88 giai đoạn sống trong bầu có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số lá đồng đều.

3. Khả năng tích lũy chất xanh, chất khô của cây ngô ở giai đoạn cây con: Sau 20 ngày khối lượng chất xanh đạt 3,42 – 9,77 g/cây, khối lượng chất khô đạt 0,40 – 1,03 g/cây. Công thức bầu B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) tích lũy chất xanh lơn nhất (9,77g/cây), công thức bầu B1T4 (40% Đ + 50% GT + 10% PVS) tích lũy chât khô lớn nhất (1,03g/cây).

→ Sau 20 ngày cây vẫn sinh trưởng tốt. Từ các kết luận trên tôi chọn được các công thức bầu tốt cho sinh trưởng của giống ngô HN88 giai đoạn cây con là: B1T2 (60% Đ + 30% GT + 10% PVS), B1T4 (40% Đ + 50% GT + 10% PVS), B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS), B3T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS).

4. Sau khi ra trồng, thời gian hồi xanh của cây kéo dài (9 – 12 ngày) làm thời gian sinh trưởng của cây kéo dài (84 ngày). Nguyên nhân cây ngô sống trong bầu 20 ngày bộ rễ phát triển quá dài, rễ mọc xuyên qua các bầu nên khi ra bầu rễ bị đứt. Nên ra trồng vào thời gian 7 – 10 ngày là tốt nhất.

5. Động thái sinh trưởng, phát triển:

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô nếp HN88 trồng trong các công thức bầu khác nhau có sự khác biệt rất lớn. bầu B1T3 (50% Đ +

40% GT + 10% PVS) có chiều cao đạt 177,8 cm, trong khi đó bầu B3T2 chỉ đạt 147,0 cm.

- Giá thể và loại bầu không ảnh hưởng đến động thái ra lá của giống ngô nếp HN88.

6. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng dần qua 3 thời kì đo. Diện tích lá của công thức bầu B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) cao nhất (0,40 m²), bầu B3T2 (60% Đ + 30% GT + 10% PVS) thấp nhất (0,20 m²). Chỉ số diện tích lá của công thức bầu B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) cao nhất (3,32 m² lá/ m² đất), bầu B3T2 (60% Đ + 30% GT + 10% PVS) thấp nhất (2,20 m² lá/ m² đất).

7. Năng suất bắp tươi của công thức bầu B1T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) và B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS) cao nhất (95,6 tạ/ha), B1T5 (40% Đ + 50% GT + 10% PVS) thấp nhất là 53,3 tạ/ha.

→ Từ các luận trên tôi chọn được công thức bầu tốt nhất cho sinh trưởng, phát triển giai đoạn ra bầu là: B2T1 (67% Đ + 11% GT + 22% PVS), B3T2 (60% Đ + 30% GT + 10% PVS), B1T3 (50% Đ + 40% GT + 10% PVS).

8. Mức độ phân hủy của bầu tăng mạnh sau 20 ngày khi chôn trong đất, bầu công nghiệp và bầu cải tiến độ phân hủy cao hơn so với bầu cắt thông thường trên bùn ao.

5.2. Đề nghị.

1. Những kết quả trên chỉ là bước đầu, cần thêm những nghiên cứu tiếp theo để có thể kết luận đầy đủ hơn về loại bầu cũng như tỉ lệ phối trộn tốt nhất cho sinh trưởng, phát triển của cây ngô.

2. Thử nghiệm trồng ngô trong các loại bầu trong điều kiện ngập nước vụ Đông.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt. I. Tài liệu tiếng Việt.

1. Cao Kỳ Sơn, Phạm Ngọc Tuấn (2006). “Nghiên cứu thành phần và

tính chất các giá thể làm bầu ươm cây giếng lâm nghiệp 2001-2005 ".Kỷ yếu

Hội nghị tổng kết Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2001- 2005, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng (2001), Giáo trình cây lương thực tập 2, NXB Nông nghiệp

3. Đường Hồng Dật (2004), Cây ngô kỹ thuật thâm canh, NXB Lao động- xã hội

4. FAO (1995), Ngô - Nguồn dinh dưỡng của loài người, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, NXB Nghệ An.

6. Ngô Hữu Tình (1995), Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô (Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở vùng thâm canh giai ñoạn 1991 - 1995), NXBNN, Hà Nội, tr. 23

7. Nguyễn Công Thành - Dương văn chín (1994), Ảnh hưởng của khoảng

cách hàng cây và mức đạm đến sinh trưởng và năng suất bắp lai DK – 888 luân canh trên chân đất hai vụ lúa vùng tây Sông Hậu ĐBSCL. (Nghiên cứu cơ cấu

luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995), NXB NN, Hà Nội, tr. 69.

8. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp 8. Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng dịch (1995), Tài liệu về lương thực và dinh dưỡng

9. Nguyễn Thế Hùng và CS (2013). Sử dụng vỏ bầu hữu cơ và giá thể trồng một số loại rau tại vùng Gia Lâm-Hà Nội, Tạp chí Khoa Học và Phát triển, 11(7): 910.

10.Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

11.Phạm Ngọc Tuấn (2009), Nghiên cứu nguyên liệu tạo bầu ươm và quản lý dinh dưỡng khoáng đối với cây giống trong bầu, HN 2009, 142 tr.

12.Phạm Tiến Dũng (2008), Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng

phần mềm thống kê IRRISTAT, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

13.Phan Xuân Hào (2008), “Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam”.

14.Phạm Thị Rịnh và CTV (1995), “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật

tăng năng suất ngô các tỉnh phía Nam”, Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ,

các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, đề tài KN 01 - 05, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 169 -170.

15.Vũ Đình Hoà và Bùi Thế Hùng dịch (1995), Ngô – Nguồn dinh dưỡng của loài người, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ LOẠI BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN88 TRỒNG TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 74 -74 )

×