Loại trừ 381 bài báo Tiêu chuẩn lựa chọn, loại trừ
Sàng lọc bản đầy đủ
Lựa chọn 13 bài báo Loại trừ 13 bài báo
Nghiên cứu trên nam giới (1 bài) Tổng quan (4 bài)
Đánh giá về QUS đơn lẻ (2 bài) Bài bình luận (1 bài)
Đánh giá kinh tế một phần (2 bài) Không phải nghiên cứu kinh tế (3 bài)
6.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC NGHIÊN CỨU:
Các nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên đối tượng là phụ nữ da trắng từ 40 tuổi trở lên, ở các quốc gia phát triển, các quốc gia ở Châu Âu như Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp, Mĩ. Ở châu Á, có 2 nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là phụ nữ Thái Lan.
Trong 13 nghiên cứu, 2 nghiên cứu đứng từ quan điểm xã hội, có 2 nghiên cứu đứng từ quan điểm bảo hiểm y tế, 1 nghiên cứu đứng từ quan điểm hệ thống y tế và 2 nghiên cứu đứng từ quan điểm của người chi trả, còn các nghiên cứu còn lại đều không nêu rõ quan điểm nghiên cứu. Các nghiên cứu đó chỉ tính toán chi phí trực tiếp do đó các nghiên cứu này không đứng từ quan điểm xã hội mà đứng từ quan điểm của các đơn vị y tế hay đơn vị chi trả.
Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình Markov, ngoài ra còn sử dụng các mô hình khác như cây quyết định (2 nghiên cứu), chuyển đổi trạng thái cấp cá thể (1 nghiên cứu), vi mô tả (1 nghiên cứu). Tỉ lệ chiết khấu được sử dụng nhiều nhất là 3%.
11 trên tổng số 13 nghiên cứu có tỉ lệ gia tăng chi phí hiệu quả (ICER) được tính bằng chi phí/năm sống điều chỉnh theo chất lượng (QALY).
Các phác đồ tầm soát kết hợp điều trị bằng thuốc chính, bao gồm: Tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xươngkết hợp điều trị bằng thuốc, tầm soát loãng xương bằng CRF kết hợp điều trị bằng thuốc, tầm soát loãng xương bằng các phương pháp tiền tầm soát. Trong đó phác đồ tầm soát bằng đo mật độ xương sử dụng DXAkết điều trị bằng thuốc alendronate được đề cập và đánh giá đến nhiều nhất. Có hai nghiên cứu chỉ đề cập đến tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương, không nêu rõ phương pháp để đo mật độ xương.
Trong hầu hết các nghiên cứu, thuốc sử dụng để điều trị loãng xương đều thuộc nhóm bisphosphonate, trong đó alendronate được sử dụng nhiều nhất (9 nghiên cứu), ngoài ra còn có các nhóm thuốc khác như raloxifene (2 nghiên cứu), teriparatide (1 nghiên cứu), calcitonin (1 nghiên cứu), HRT (2 nghiên cứu).
Trong 13 nghiên cứu, chỉ có 5 nghiên cứu đưa ra ngưỡng chi trả. Trong đó 2 nghiên cứu được tiến hành ở Mĩ với ngưỡng chi trả là 50,000 USD và 100,000 USD; 1 nghiên cứu ở Bỉ với ngưỡi chi trả là 40 000 euro, 1 nghiên cứu ở Thái Lan với ngưỡng chi trả là 100.000 balt Thái Lan,1 nghiên cứu ở Thụy Sĩ với ngưỡng chi trả là 50,000 CFH. Các nghiên cứu còn lại chỉ đưa ra giá trị nền (Baseline) khi phân tích độ nhạy.
TLTK Tác giả Thờigian Quốc gia tượngĐối Quan điểm Phác đồ tầm soát Thuốc Phác đồ so sánh Mô hình Tỉ lệ chiết khấu ICER Baseline/Ngưỡng chi phí hiệu quả [22] Hoerger TJ,Mobley LR, Wittenborn JS