a. Tên nhân vât đăt theo đăc điểm giới tính
1.4.283 “Người đàn bà - người đàn bà làng chài ”, chị mang một cái tên không cụ thể. Không phải tác giả quên, cũng không phải vì không tìm được tên hay cho nhân vật mà đây chính là dụ ý nghệ thuật của nhà văn. Người đàn bà người đàn bà làng chài không có tên cụ thể, chị là một người vô danh mà độc giả chỉ biết chị là một người đàn bà ở làng chài, chị cũng như biết bao những người người đàn bà vùng biến khác. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của người phụ nữ việt nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh. Người đàn bà ấy thật đáng chia sẻ và thông cảm, bị chống đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”[10, Tr.146] mà không hề trách chồng, không hề kêu than bởi chị thấu hiểu nỗi khổ của chồng mình hơn ai hết, hơn nữa chị còn thương các con.
1.4.284 Được đặt song song với người đàn bà là làng chài là nhân vật “người
đàn ông”. Người đàn ông cũng là nhân vật có cái tên không cụ thể, đây cũng là người một
đại diện cho người đàn ông vùng biển, họ phải bươn trải với cuộc sống trôi nổi, lênh đênh trên biển lo mưu sinh, lo cơm áo gạo tiền cho gia đình. Những vất vả cơ cực của cuộc
sống khiến người đàn ông sinh ra đánh đập vợ để giải tỏa đã trở thành thói quen và người vợ cam chịu. Nguyễn Minh Châu qua nhân vật này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về bạo lực gia đình mà gia đình người đàn ông là tiêu biểu.
1.4.285 “Bà già nữ tu - bà sư già - bà sư Thiện Linh ”, cái tên nhân vật đã khiến người đọc cảm nhận được đặc điểm giới tính và tính cách của nhân vật, nhân vật mang màu sắc của phật giáo, của sự hướng thiện. Đây là một bà mẹ khốn khổ tội nghiệp đã vô phúc sinh ra đứa con bất hiếu, bất nhân, để đến tuổi già của mình phải lang thang điên dại, ăn mày tình thương thiên hạ. Bà là một trong những cuộc đời, những kiếp người Nguyễn Minh Châu khắc họa dõi theo với tấm lòng xót thương vô hạn. Ẩn chứa trong đó là nỗi buồn lo âu khắc khoải về sự băng hoại đạo đức của con người,
b. Tên nhân vât đăt theo đăc điểm hình dáng
1.4.286 “Ông hổi đầu ” cái tên của nhân vật đã khắc họa được đặc điểm của nhân vật “Đầu hói bóng không còn một sợi tóc nào”[8, Tr.286] và sự mỉa mai được khắc họa khi ông ta “Cũng cầm một cái lược chải lật những sợi tóc tưởng tượng từ đằng trước tràn ra sau gáy, bàn tay cầm lược chải đến đâu thì bàn tay kia miết tóc đến đẩy như sợ có một sợi tóc bướng bỉnh không chịu nằm ốp sát vào bộ tóc”[8, Tr.286]. Chính cái tên nhân vật này khiến cho độc giả có ấn tượng mạnh để tìm hiểu về nhân vật cũng như tác phẩm.
1.4.287 Tên nhân vật đặt theo đặc điểm giới tính y à hình dáng là một cách đặt tên độc đáo, nó không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả mà nó còn giúp cho độc giả có được những hiểu biết nhất định và sơ khai nhất về nhân vật cũng như tác phẩm. 1.4.288 Tiểu kết: Số lượng tên nhân vật cụ thể trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chiếm số lượng lớn hơn so với nhân vật có tên đặc biệt. Tên của mỗi nhân vật đều được nhà văn lựa chọn, sắp xếp gửi gắm những ý nghĩa nhất định.
1.4.289 Tên nhân vật cụ thể mang ý nghĩa và dụ ý nghệ thuật khá rõ nét góp phần tạo nên phong cách một nhà văn hiện thực lãng mạn của Nguyễn Minh Châu.
1.4.290 Tên nhân vật đặc biệt đã góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu một nhà văn - một người lính, đồng thời cho người đọc thấy được sự kế thừa có sáng tạo của một cây bút hăng say lao động.
1.4.291 KẾT LUẬN
1.4.292 Đặt tên cho nhân vật là một công việc khá quan trọng của người nghệ sĩ
- nhà văn. Nghiên cứu tên nhân vật là một cách giúp độc giả nghiên cứu và định hướng một phần ý nghĩa của tác phẩm. Tên nhân vật mang rất nhiều ý nghĩa nó không chỉ chứa đựng một phần ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm văn học mà nó còn được nghệ sĩ gửi gắm nhiều tâm tư qua đó.
1.4.293 Khám phá ý nghĩa tác phẩm qua cách đặt tên nhân vật không phải là hướng nghiên cứu mới tuy nhiên nó vẫn chưa được chú ừọng nhiều, người viết qua bài nghiên cứu của chúng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ để bạn đọc hiểu hơn về một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Đồng thời cũng cung cấp cơ sở lý luận cho bạn đọc khi nghiên cứu và tìm hiểu các tác phẩm của các tác giả khác qua cách đặt tên cho nhân vật.
1.4.294 Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thường hàm ẩn một thái độ đánh giá tích cực, khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ao ước, kì vọng nhân vật thể hiện tính cách tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Nguyễn Minh Châu muốn soi rọi vào từng con người để phân biệt, so sánh, để nhận ra chân lý và cuối cùng đấu tranh cho cái mới. Ông muốn từ cái hàng ngày, cái thường ngày, vượt ra khỏi cái gì đó khô cứng, cái gì đó như đã thành định kiến để đi tìm vấn đề và cách thể hiện cái mới, ông đã khai thác câu chữ tinh tế và sắc sảo những cảnh xã hội, những nỗi lòng và số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông khiến truyện khi kết thúc vẫn dội mạnh vào tâm trí người đọc một tiếng nấc nghẹn dòng nước mắt. Trải qua sự thử thách lâu dài của thòi gian, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vẫn ngày càng thu hút
người đọc trong và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ truyện ngắn của ông vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù, vừa đạt được những giá trị phổ quát của văn học thế giới.
1.4.295 Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu cách đặt tên nhân vật trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, mong muốn mang đến cho bạn đọc những hướng tiếp cận mới cho tác phẩm văn học nói chung và Nguyễn Minh Châu nói riêng.
1.4.296 Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu sau.