1.4.217 Tên nhân vật theo dạng này chiếm số lượng lớn thứ hai sau tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật. Nó chiếm 11/63 phiếu, chiếm 19,0%. Trong đó thì tên nhân vật thể hiện đặc điểm số phận hạnh phúc, sung sướng chiếm 3/11 phiếu,
chiếm số lượng nhiều hơn là tên nhân vật thể hiện đặc điểm số phận bi thương, khổ đau 8/11 phiếu.
a. Tên nhân vât tương đồng vởi số phân, cuôc đời nhân vât “Bé Huệ ” trong “Ben quê ” thường sang nhà Nhĩ đõ đần với những tình cảm, trong sáng, thanh khiết. Cái tên
Huệ đã gợi ra một cuộc đời thanh nhàn với biết bao yêu thương.
1.4.218 “Hưng” tức là sự hưng thịnh, tiến bộ. Nhân vật Hưng vốn là một chiến sĩ cách mạng, anh tham gia chiến đấu và đã may mắn sống sót. Hưng xuất hiện trong tác phẩm “Hưng vơ chiếc khăn mặt tay xăm xăm chạy xuống bển”[10,Tr.45]. Chiến tranh đã cướp đi sinh mệnh của bao nhiêu con người, từ chiến trường ít có ai trở về được lành lặn và Hưng may mắn là một trong số ít ấy. Ngày hòa bình hôm nay, Hưng cùng các chiến sĩ may mắn năm xưa đi tìm lại những ký ức, những kỉ niệm của một thời. Cái tên Hưng
như hứa hẹn con đường đời của anh sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. 1.4.219 “Khai” thể hiện sự mới mẻ, mới bắt đầu. Khai trong “Nhành mai”
cũng là người như vậy. Khai đến làng Đằng cùng Lương bởi anh ít đi công tác nên chưa quen. Họ tìm gặp Thận, Thận đưa Lương và Khai về cuối làng, Khai đi xem các con đường ừong làng. Đối với đợt phản công thì tìm hiểu địa bàn hoạt động của địch, nắm bắt các điểm mấu chốt của địch là rất quan trọng, điều này Khai làm khá tốt bởi ‘ ‘Khai cũng
rất thông minh ’ Khai là một đồng chí cách mạng, là người đi đầu ừong các phong trào
cách mạng. Kế hoạch lần này là khởi đàu trên con đường còn nhiều khó khăn để giành lại chủ quyền đất nước, dưới sự chỉ huy của anh đợt phản công lần này đã đạt được những thành quả tốt đẹp. Đây là những dấu hiệu mở đầu tốt đẹp cho cách mạng nước nhà.
1.4.220 “Khúng - lão Khúng ”, cái tên Khúng vừa quê mùa, vừa nói lên được tính cách xù xì, số phận nhiều cay đắng của nhân vật.
1.4.221 “Khúng ” trong “Khách ở quê ra ” là một nhân vật tính cách được khắc họa sâu đậm. Nguyễn Minh Châu đã coi lão Khúng là kiểu người dân cày tôi đây
“Lão Khủng” có một cái gì rất tượng trưng, từ hình thù bên ngoài đến tính cách. Như một
gánh hai cuộc kháng chiến trên vai. Cái tên của nhân vật như đã khắc họa được số phận chịu nhiều cay đắng ấy.
1.4.222 “Lão Khủng” trong “Phiên chợ Giát” cũng vậy. Qua tên nhân vật đã khắc họa được tính cách xù xì, cuộc đời nhiều gian truân của nhân vật. Lão Khúng có cuộc đời gắn liền với lịch sử của một vùng đất nhọc nhằn, lịch sử của một dân tộc đau thương, lịch sử của một lớp người lam lũ, trì trệ... và lão là đại diện ưu tú nhất. Thậm chí trong sự phân thân đầy tính viễn tưởng lão nhận ra kiếp người của mình cũng không hơn gì kiếp trâu bò, suốt đời khao khát một sự giải thoát không tự nhận thức nổi? Chiến tranh đã cướp
mất “Thằng con trai đích thực mang dòng máu của lão”[10,Tr.259], cướp mất lòng tin
của lão và những gì thiêng liêng nhất ở trên đời. Lão không còn kỉ vật gì của đứa con kể cả nắm xương cho tới tấm ảnh, có chăng chỉ còn “Chiếc ba lô bẩn thỉu, rách rưới y như
cái đẫy của đứa ăn mày” [10, Tr.265]. Như một nhân chứng về sự vô nghĩa và độc ác của
chiến tranh lão đã giải thoát cho con bò khoang trở về với tự do, với cảm giác như “đang xua đuổi cái số phận quá đỗi nhọc nhằn ra khỏi đời lão, cái số phận nửa người nửa con
vật”[12, Tr.217]. Tác phẩm là “những dấu hỏi lớn còn treo lơ lửng” về số phận con
người.
1.4.223 Với “Phiên chợ Giát”, mụ Huệ cái tên đi kèm, nhằm làm nổi bật lên số phận đặc biệt của lão Khúng - cuộc đời gắn liền với lịch sử một vùng đất nhọc nhằn, lịch sử của một dân tộc đau thương, lịch sử của một kiếp người lam lũ, trì trệ, u tối...
1.4.224 Qua tên nhân vật người đọc đã ngầm hiểu được phần nào về số phận và cuộc đời nhân vật. Từ đó có được sự đồng cảm thấu hiểu và sẻ chia với nhân vật.
b. Tên nhân vât tương phản vái số phân, cuôc đời nhân vât
1.4.225 Đến với tác phẩm “Người đàn bà frên chuyến tàu tốc hành ”, chúng ta lại bắt gặp nhân vật tên “Quỳ ”. Đây là cái tên mang nhiều ám ảnh với bạn đọc, Quỳ
làm cho người ta liên tưởng tới hình ảnh hoa “Dã Quỳ”. Với ý nghĩa thán phục, yêu mến và quý trọng vì đối tượng có nội tâm phong phú, tỏ ý lòng kiêu hãnh khó khuất phục. Nhân vật Quỳ trong tác phẩm thật đúng với cái tên mà Nguyễn Minh Châu đã đặt cho cô.
Đây là nhân vật tự ý thức được nhân cách của mình, cô khao khát cái tuyệt đối không chấp nhận cái chưa hoàn thiện. Quỳ là nhân vật đặc biệt có cá tính và một con người khác lạ.
Quỳ đã từng là một diễn viên văn công, đánh máy, cấp dưỡng, in ly pô, giao liên đường dây, y tá, chụp ảnh, viết báo, vác súng đi lùng biệt kích, gác nghĩa trang liệt sĩ, thậm chí còn lái xe. Những năm sau này, Quỳ nghĩ lại cuộc đời mình, nhất là quãng đời sống ở Trường Sơn mới thấy hết những cái ấu tri của mình về cuộc sống. Cô lầm tưởng bởi cô nghĩ ừên đời sẽ có những con người hoàn thiện vì cô đi đến dâu cũng được yêu mến. Cô thú nhận “Nhưng năm về sau này, sau khi lẩy chồng những khỉ ngồi một mình và suy nghĩ thật bình tĩnh, tôi mới thấy rằng trong những tháng ngày tập hợp trong cánh rừng Trường
Sơn có những con người thật đáng quỷ”[8,Tr.l55]. Vậy mà, khi đang sống giữa rừng
Trường Sơn trong những năm chiến tranh cô không hiểu ra điều đó. Với những người đàn ông đáng quý nhất trong số những người đáng quý ấy, cô đã không coi họ là những con người đang sống giữa cuộc đời, mà lại đòi hỏi họ là một “thánh nhân Cô đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có. Cô là một người con gái bình thường đã được những người đàn ông ừong rừng cưng chiều quá. Được sống gần Hòa, người mà khi sống xa nhau Quỳ
chỉ thấy đó là con người dũng cảm, đúng đắn, tài năng và đẹp trai. Nhưng khi gần Hòa,
Quỳ phát hiện ra anh chỉ là con người bình thường, có những khuyết tật như những người khác... “Cũng mừng rỡ, hỉ hửng khỉ được thăng cấp... cũng ăn, ngủ, đi lại, cũng chăn một đàn gà riêng, đánh quần “xà lỏn ”, đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xẩu sau lưng
người kia, anh ẩy có mồ hôi tay, hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính”[8, Tr.158]. Quỳ nhìn
ai cũng thấy người đó cũng mắc phải những khiếm khuyết, không chấp nhận những cái bình thường. Chính sau này từ khi Hòa chết, Quỳ mới nhận ra hết những ngu dại của mình và càng thấy rõ lòng độ lượng của con người và chị muốn chuộc lại những lỗi lầm đã qua.
Quỳ muốn thực hiện ước mơ của Hòa, muốn cứu vớt một tâm hồn tôi lỗi để ừả lại cho đời một con người tốt. Qua hình tượng nhân vật Quỳ, tác giả muốn khẳng định rằng con người không ai là hoàn hảo tốt đẹp như thánh nhân và cũng không có một người nào là hoàn toàn
không cứu chữa được. Cái tên Quỳ thật phù hợp và chứa đựng nội tâm phong phú của chị và những tình tiết trong truyện.
1.4.226 “Thai ” là cái tên gợi ra cho người đọc sự nuôi dưỡng, ấp ủ. Trong
“Cỏ lau ” thì bên cạnh Lực - Thai cũng là một nhân vật bi kịch - bi kịch của nàng vọng
phu - bi kịch của sự giằng xé giữa “tình ” và “duyên ” (chữ dùng của Chu Văn Sơn). Người đàn bà ấy lấy chồng tới hai lần, sống với chồng mới, nhưng “tình yêu như một
niềm trung tín vẫn hướng về người chồng mà cô tưởng đã chết”[13, Tr.244]. Thai là một
thứ đàn bà cổ “loại đàn bà chỉ có thể yêu một người”, “không có khả năng
quên”[13,Tr.238], sống với người chồng mới vẫn phụng dưỡng bố già của người chống
cũ, vẫn không quên mang theo bát hương cúng giỗ đều đặn cho người chồng ấy. Những người đàn bà khác cùng cảnh ngộ như Thai, họ có khả năng điều chỉnh cho mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại để có được cuộc sống yên ổn, thanh thản. Còn Thai thân xác vẫn sống cho hiện tại, nhưng trái tim đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ.
1.4.227 Thai đã bị hoàn cảnh và bổn phận trói buộc, cho dù suốt hai mươi năm qua cô vẫn sống với Lực trong tình yêu và nỗi nhớ. Giữa tình yêu và bổn phận Thai
không thể từ bỏ trách nhiệm và bổn phận của người mẹ, người vợ để đến với tình yêu đích thực. Thai vẫn sống với một người và luôn khắc khoải hướng về một người khác. Thai
mãi mãi là người đàn bà vọng phu bằng xương, bằng thịt ngay giữa cuộc đời này.