Tên nhân vật đặt bằng chữ cá

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (Trang 39)

1.4.265 Có không nhiều nhân vật của Nguyễn Minh Châu được gọi tên theo cách này. Chiếm số lượng ít 3/63 phiếu, chiếm 4,8%.

1.4.266 “Ph” trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” là một cái tên khiến chúng ta rất tò mò bởi nhân vật chỉ được nhắc đến với chữ cái. Tuy tên không rõ và cụ thể nhưng anh lại được miêu tả khá rõ nét “Khuân mặt xương xương, môi mỏng, hai

vệt ria mép được cắt xén rất tỉ mỉ, tỉa tót... ”[8, Tr.209] Bộ ria mép được coi là “Đáng

tiền”... Ph được miêu tả với những đường nét trên khuân mặt khá rõ nét,và anh còn là

người trí thức có trình độ. Nhưng người đọc không ai biết Ph là ai? Họ chỉ biết được khi liên kết với Quỳ - một phụ nữ luôn sống với những kỷ niệm thời chiến tranh, với người yêu của cô là anh trung đoàn trưởng Hòa, Hòa một con người “trác việt”, tập trung “Tất

cả tinh hoa của nam giới”, yêu Hòa nhưng Quỳ lại đòi hỏi nơi anh một cách toàn diện,

một “Thánh nhân”. Hòa hi sinh, Quỳ luôn dằn vặt trăn trở và Quỳ gặp Ph lấy Ph - vốn là bạn chiến hữu chiến đấu cùng Hòa năm xưa. Cái tên Ph là cái tên đày bí ẩn nó để chỉ những người đến sau Hòa, nó chỉ một người chiến sĩ bất kỳ nào khi xưa cùng Hòa chiến đấu. Sau đó cuộc sống nhiều biến động, Ph phải đi tù. Cái tên Ph đầy ám ảnh, nó như gieo vào lòng người đọc về sự bất hạnh, bi kịch hạnh phúc của Quỳ để cô mãi trở thành người đàn bà mộng du lang thang trong cuộc đời không bao giờ tìm được hạnh phúc thực sự như cái tên Ph.

1.4.267 Trong truyện ngắn “Khách ở quê ra ” nhân vật chính là Khúng, Định, mụ Huệ. Đó là những người trong cuộc hoặc có liên quan mật thiết đến nhân vật chính. Song bên cạnh những nhân vật ấy ừong truyện còn có Th - một cái tên khá đặc biệt. Th chỉ

là một phụ âm đầu trong tiếng Việt, cái tên này khiến bạn đọc hết sức tò mò, bước đầu có cảm hứng tìm hiểu và khám phá tác phẩm. Th chính là cha của của Dũng - con của Huệ và

Th. Th đã rời bỏ Huệ khi chị mang thai Dũng, khi Huệ sắp sinh thì Khúng đã là người cứu

và cưu mang hai mẹ con. Th vẫn thường xuyên viết thư cho Huệ, Khúng biết nhưng lặng thinh như không biết, khi Dũng lớn và chuẩn bị lập gia đình Th viết thư “Th xin Huệ hãy

quên mọi chuyện cũ và tha thiết được gặp Huệ và con”[10, Tr.235]. Cái tên Th đầy bí ẩn

nó như chứa đựng những u uất về thân phận của một người cha, một người chồng Mà lão Khúng mỗi lần đọc thư xong lại “Đem cất lại như cũ tận dưới đáy một cái chum trong xó

buồng vợ”[10, Tr.227]. Và đây cũng là lí do mà mỗi lần nhận được thư vợ lão đối xử với

lão như một người lạ.

1.4.268 Ngay từ nhan đề “sẳm vai ” đã gây được ấn tượng với độc giả và tên nhân vật anh T lại càng thu hút bạn đọc hơn nữa. Anh T là ai? Phải chăng anh là một diễn viên chuẩn bị “sắm vai”? Anh T trong tác phẩm là một người thuộc giới nghệ sĩ “anh là người duy nhất không sổng theo cái thời khóa biểu tự giác và vô cùng nghiêm ngặt”[10,

Tr.287]. Khi mọi người thức dậy hối hả tập thể dục, ăn sáng và chải tóc thì anh T vẫn cứ

ngồi viết và “anh là một người vừa có tài lại vừa có nghị lực”[ 10, Tr.288]. Anh Tmột cái tên, một con người đại diện cho biết bao nhiêu người đang hoạt động nghệ thuật, cái tên tiêu biểu đại diện cho giới nghệ sĩ những người đang ngày đêm hoạt động mang lại những vở kịch, những bài hát,... những giờ nghỉ ngơi thư thái. Anh đưa ra lời khuyên vô cùng lý

thú “Trong những cái đánh mất, có thể đánh mất vàng bạc châu báu, nhưng không được

đánh mất mình ”[8, Tr.288]. Đó là lời cảnh tỉnh cho giới nghệ sĩ, cho nghành nghệ thuật

đó là phải biết làm ra những thứ nghệ thuật thực thụ, làm ra nghệ thuật gọi là “nghệ thuật vị nhân sinh”, không xa rời thực tế.

1.4.269 Cách đặt tên nhân vật bằng chữ cái hết sức đặc biệt và sáng tạo của Nguyễn Minh Châu. Cách đặt tên nhân vật này giúp gây ấn tượng mạnh, kích thích trí tò mò và thu hút bạn đọc. Hơn nữa, cách đặt tên nhân vật theo cách này của Nguyễn Minh Châu còn cho thấy sự bế tắc của nhân vật như chính cái tên của nhân vật.

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w