a.
Tên nhân vât đăt theo tính chất nghề nghiệp
1.4.254 “Bác sĩ Thương” đây là tên gọi nhân vật làm nghề bác sĩ trong
“Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ”. Ông cha ta thường nói “Lương y như tử
mẫu”, bác sĩ là công việc cao quý song nó lại đòi hỏi sự cẩn trọng, tình thương, lòng nhân
hậu. Theo tiếng Hán thì “Thương” trong “nhà thương” là nói đến nghề y. Cái tên bác sĩ
Thương như để nhấn sâu, nhắn nhủ đến đạo đức nghề nghiệp và cũng gióng lên hồi
chuông để cảnh tình những người làm. Bác sĩ Thương là một người trẻ tuổi, tham gia chiến trường ừong kháng chiến, anh tận tình cứu chữa cho các chiến sĩ bị thương, anh mang trong mình đạo đức nghề nghiệp giống như cái tên “Thương” của anh. Đó là dáng vẻ buồn dầu của anh sau ca mổ quá ít hi vọng. Điều này làm cho bạn đọc phải suy nghĩ “một ca mổ chưa lần nào khiến bác sĩ mất nhiều tâm sức như ứiế”[8,Tr.l97], và không ít lần bác sĩ khổ tâm “Thuốc men đã cạn sạch kể cả thứ thuốc kháng sinh - bác sĩ Thương
nói, không phải tiếng nói mà là một lời rên xiết ”[8, TrJ98]. Qua tên nhân vật thôi ta cũng
đã biết được đây là một nhân vật - một bác sĩ có tinh thần ừách nhiệm với nghề nghiệp. 1.4.255 “Ông giáo Khuyến” là một ông giáo tên là Khuyến trong “Bến quê”.
Ông giáo đã nói lên cái công việc cao quý của ông, “Khuyến” nghĩa là khuyến khích, khích lệ, nó gắn liền với công việc dạy học. Cái tên ông giáo Khuyến cho ta biết được nghề nghiệp và tên riêng của ông hơn nữa cái tên ấy còn nói lên ý nghĩa của nhân vật trong truyện. Bên cạnh Nhĩ là Liên, ngoài ra trong truyện còn có một ông giáo sáng nào cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ để khích lệ, động viên anh. Qua ông giáo Khuyến, Nguyễn Minh Châu như muốn gửi gắm thông điệp về tình người với nhân loại.
1.4.256 Việc đặt tên nhân vật bằng nghề nghiệp và tên riêng giúp cho người đọc hiểu thêm phàn nào đó về nhân vật trong tác phẩm.
b.
Tên nhân vât đăt theo nghề nghỉẽp
1.4.257 Cách đặt tên nhân vật bằng nghề nghiệp đã là cơ sở giúp bạn đọc hiểu hơn về nhân vật trong tác phẩm, về công việc và tâm lí của họ.
1.4.258 Chúng ta có thấy rõ nét trong truyện ngắn “Bức ừ-anh ”, với các nhân vật được gọi theo nghề nghiệp. Tác phẩm được viết rất sớm ngay sau ngày đất nước thống nhất(1976) với nhan đề “Cái mặt”. Toàn bộ truyện xoay quanh sự ra đời và số phận của một bức kí họa “Chân dung chiến sĩ giải phóng ” mà người họa sĩ đã vẽ vội trong nửa giờ theo nguyện vọng của anh giải phóng trẻ. Số phận của bức tranh gắn liền với người mẹ anh giải phóng, với người họa sĩ và với anh giải phóng. Và điều đáng nói ở đây đó là bức kí họa chân dung ấy lại là “Đỉnh cao sự nghiệp sáng tác ” của người họa sĩ, đồng thời chính người họa sĩ đã là “kẻ bội tín ” dẫn đến căn bệnh mù lòa của mẹ anh giải phóng. Cuối cùng người họa sĩ muốn chuộc lại lỗi lầm, muốn bị vạch mặt thì anh giải phóng - người chiến sĩ ấy lại phớt lờ như không. Do vậy, nỗi ân hận cứ đeo đẳng, dày vò lương tâm của người họa sĩ - nhân vật kể chuyện.
1.4.259 “Ông họa sĩ” cái tên đã nói lên nghề nghiệp của ông, một nghề gắn với cái đẹp. Trong cuộc kháng chiến, bên cạnh các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu thì còn có các lực lượng khác cùng chung tay đứng lên xây dựng lý tưởng. Ông họa sĩ là nhân vật được tô điểm vào “bức tranh ” nhằm vẽ lên một cuộc chiến đấu toàn diện tập họp được sự chung sức đồng lòng của nhân dân. Nhân vật họa sĩ trong “bức tranh ” là một con người đã dám nhìn thẳng vào những hạn chế của mình trước đây. Đồng thời tự phê phán thái độ vô trách nhiệm của mình với người chiến sĩ. Những gì là tốt đẹp được ông khẳng định và con người cần rút ra cách sống cho mình đó là ý thức về việc làm mà mỗi con người đều phải có trách nhiệm với người khác. Đó là lòng độ lượng của người dưới với người trên, người trẻ tuổi với người lớn tuổi, như trường hợp người chiến sĩ có lòng độ lượng với ông họa sĩ. Nhân vật ông họa sĩ - gắn với cái đẹp, ẩn chứa trong đó là cách sống đẹp, nhân
cách đẹp của con người. Ông đã làm “Bức tranh ” thêm sống động giúp bạn đọc rút ra nhiều bài học quý giá.
1.4.260 “Anh giải phóng” là hình ảnh đã được đưa vào trang văn học từ khá
lâu “Anh giải phóng quân ơi ! tên anh đã thành tên đất nước ”, đó là những ca từ đi vào
lòng người qua nhạc phẩm “Dáng đứng Việt Nam ” của Lê Anh Xuân.
1.4.261 Đến với Nguyễn Minh Châu một ngòi bút tài năng, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh anh giải phóng - những người đã hi sinh tuổi xuân, anh dũng chiến đấu mang độc lập cho nước nhà. Anh ra đi để lại ở quê nhà là người mẹ già và người vợ trẻ, vì sự nghiệp chung của tổ quốc anh lên đường. Có lẽ chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Nguyễn Minh Châu chỉ gọi là anh giải phóng mà không đặt cho anh một cái tên A, B hay c nào đó cụ thể. Bởi vì tác giả muốn gọi chung tất cả các chiến sĩ bằng một cái tên “anh giải
phóng” để tôn vinh tất cả hàng triệu con người đã dám mang tính mạng của mình ra đánh
đổi lấy tự do cho dân tộc Việt Nam.
1.4.262 “Anh giải phóng” còn được gọi là “anh thợ cắt tóc”, trong thời chiến thì anh hăng hái chiến đấu nay kháng chiến thành công anh tiếp tục tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Chúng ta có thể thấy tình yêu mà anh dành cho quê hương đất nước. Hình tượng nhân vật đã thể hiện được mong muốn của tác giả trong việc trở lại cách nhìn thông thường về chuẩn mực đạo đức đối với con người xã hội. Nhờ tên gọi nhân vật mà chúng ta phần nào thấy được đôi nét nhân vật mà tác giả gửi gắm, dù trong thời chiến hay thời bình con người vẫn luôn không ngừng cống hiến.
1.4.263 Toàn bộ truyện là các nhân vật không có tên, họ được gọi bằng tên nghề nghiệp của mình. Thông qua tên nhân vật Nguyễn Minh Châu đã làm nổi bật hình ảnh của nhân vật, đồng thời giúp bạn đọc nắm bắt được những nét khái quát về nghề nghiệp của nhân vật.
1.4.264 Ngoài ra còn có một số nhân vật như “anh em lái xe ”, “Đồng chỉ
phụ xe ”, “Trọng tài biên ”, “Trọng tài chỉnh Cách đặt tên theo nghề nghiệp là một dạng
thừa sáng tạo điều này. Các nhân vật được đặt tên theo nghề nghiệp đã thể hiện được các lực lượng, các thành phần của xã hội tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời chiến cũng như thời bình. Đó không phải một hay hai cá nhân mà đó là cả một khối nhân dân, những người với những ngành nghề và công việc khác nhau nhưng mang trong mình một tình yêu quê hương đất nước vô hạn.