3.5.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của nguồn lực KHCN tại các đơn vị
Qua quá trình khảo sát, đánh giá, chúng tôi nhận thấy một số điểm mạnh và điểm yếu của nguồn lực KHCN tại các đơn vị như sau:
X X Ấ Ằ
Bảng 3.24. Điem mạnh -điem yêu của Nguon lực KHCN trong các đơn vị
:|l|j|j||ro |ÌÌ ÌÌÌMÌ ỂÌÌÌiiiiiiỊIIÌÌÌÌiỊÌÌiPÌiÌiÌỀiÌÌpÌ NGƯÒN NHÂN L ự c KHCN - Cán bộ lãnh đạo có chuyên môn và trình độ cao, có uy tín. - Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm
-V a i trò của cán bộ nữ trong công tác nghiên cứu khoa học đã tăng lên đáng kể tại các đơn vị.
- Có các GS, TS đầu ngành tập trung tại các đơn vị.
- Chưa chú trọng đển đào tạo trình độ quản lý cho cán bộ lãnh đạo
- Độ tuổi trung bình của cán bộ cao.
- Số lượng cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động KHCN
- Cơ chế tuyển dụng chưa hợp lý. - Công tác đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ chưa phù hợp.
HOẠT ĐỘNG KHCN - Nhiều đề tài cấp NN, cấp Bộ đã được hoàn thành. - Có sự chú trọng hợp lý đến Dược liệu và nguồn Dược liệu làm thuốc.
- Có tổ chức công tác đào tạo cán bộ trong đcm vị
- Số đề tài thực tế được áp dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, thể hiện sự bất cập trong công tác lựa chọn đề tài nghiên cứu.
- Chưa có công tác đánh giá hiệu quả của đề tài một cách xác thực - Chưa có những quy chế ràng buộc cụ thể với cán bộ làm chủ đề tài
- Chỉ đào tạo ngắn hạn, nên có thể gây thiếu hụt cán bộ có trình độ làm công tác KH
TÀI
Lực
KHCN
- Rât chú trọng đên kinh phí cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học
-Có các trung tâm và phòng thí nghiệm trình độ cao thường xuyên hoạt động hiệu quả
- Máy móc phục vụ cho công tác NCKH đã được chú ý đầu tư
- Công tác xây dựng nguồn thông tin đã được chú trọng - Bắt đầu quan tâm đến việc lưu trữ thông tin qua CD- ROM, máy tính, số hoá nguồn tin để lưu trữ
- Có những đofn vị có trang Web riêng phục vụ nhu cầu thông tin của đơn vị và ngành
- Tỷ lệ kinh phí phân bô không phù hợp, tập trung quá nhiều cho hoạt động KHCN, chưa chú trọng đến chi cho tăng cường năng lực nghiên cứu và các hoạt động KHCN khác
- Chưa có các phòng thí nghiệm chuyên sâu
- Máy móc chủ yếu là những máy công nghệ thấp, giá trị chưa cao, thiếu tính đồng bộ và sự phối họrp, gây khó khăn cho hoạt động NCKH
TIN L ự c KHCN
- Chỉ được chú trọng trong đon vị đào tạo.
- Cán bộ thông tin không thường xuyên được đào tạo, chưa đánh giá đúng sự hữu ích của Internet cũng như các phần mềm quản lý thông tin và cung cấp dịch vụ thông tin,
-Các hoạt động thông tin KHCN như tổ chức hội chợ, triển lãm vẫn chưa được thường xuyên do thiếu hụt thông tin phục vụ .
3.5.2.2 Cơ hội và thách thức của Nguồn lực KHCN:
Bảng 3.25. Cơ hội và thách thức của Nguồn lực KHCN
Ì Ì Ì É & i i l i i i i i i l T i i ĩ i i a i t ì t e i * * !
NGUỒN NHÂN
L ự c KHCN
- Tiếp cận với nhỉếu CN mơi - Được đào tạo nhiều hơn về kiến thức khoa học và nghiên cứu khoa học
- Được tham gia nghiên cứu theo đúng khả năng của mình - Có cơ chế ưu đãi hơn dành cho cán bộ nghiên cứu .
- Tụt hậu về trình độ so với khu vực và thế giới
- Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn ở VN
- Đánh giá chất lượng nhân lực KHCN còn tìiiếu cả về định tính và định lượng nên khó xác định hiệu quả của nguồn nhân lực này.
HOẠT ĐỘNG KHCN
- Kinh phí đâu tư cho hoạt động KHCN có thể được thu hút tò nhiều nguồn khác nhau
- Thực hiện các đề tài có túứi ứng dụng cao
- Mở rộng đào tạo trong các đofn vị nghiên cứu
- Công tác đánh giá chât lượng và nghiệm thu đề tài cần được hoàn thiện hơn
- Lựa chọn đề tài để nghiên cứu - Vừa hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhưng lại phải đáp ứng nhu cầu đào tạo.
TÀI L ự c KHCN
- Tiêp nhận chuyên giao công nghệ tiên tiến trong quá trình hợp tác khoa học
- Tăng cường các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ khoa học.
- Xác định nhu cầu công nghệ thực sự của ngành
- Nguồn kinh phí không đủ đáp ứng
- Thiếu hụt cán bộ có trình độ làm việc trong các trung tâm này.
TIN L ự c KHCN
- Được ữang bị các phương tiện tin học hiện đại phục vụ hoạt động thông tin
- Cán bộ thông tin sẽ được đào tạo nâng cao trình độ
- Hoạt động thông tin sẽ được mở rộng
- Thiếu kinh phí cho mua sắm, cung cấp các phương tiện khoa học phục vụ thông tin
- Lựa chọn phưong pháp đào tạo có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn cho cán bộ thông tin - Thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động thông tin.
3.5.2.3 Mối quan hệ giữa các thành phần của nguồn lực KHCN với hiệu quả hoạt động của nguồn lực KHCN ở các đơn vị giai đoạn 2001 -2005
Các thành phần của nguồn lực KHCN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các thành phần này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động KHCN, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chung nguồn lực KHCN và sự đáp ứng trước những nhu cầu đòi hỏi về KHCN ngày càng lớn của ngành Dược. Hiệu quả hoạt động của nguồn lực KHCN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể ở đây ta xem xét tới 4 yếu tố chúng tôi đã tiến hành khảo sát:
❖ Nguồn nhân lực KHCN; Đội ngũ chính sáng tạo ra các quy trình CN mới, khám phá những kiến thức KH mới. Song để thu hút được họ tham gia hoạt động KHCN cần có chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài. Điều này đòi hỏi một chế độ lưcmg bổng và kinh phí cấp cho hoạt động KHCN phải hợp lý để đáp ứng những nhu cầu cần thiết nhất cho người làm công tác KH.
❖ Hoạt động KHCN: Để các đề tài có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, cần những nhà KH thực sự có kiến thức để có thể đánh giá được nhu cầu về KHCN từ đó lựa chọn đề tài một cách phù họrp nhất.
❖ Tài lực KHCN: Là phương tiện chủ yếu để đạt được các kết quả nghiên cứu KHCN, nó đòi hỏi một sự đầu tư hợp lý từ nhà nước, cũng như có những con người có kiến thức, có trình độ để có thể sử dụng được một cách hiệu quả nhất.
❖ Tin lực KHCN: Là phương tiện cung cấp những kiến thức thực tế và cập nhật nhất phục vụ cho hoạt động KHCN, nâng cao tri thức cho đội ngũ nhân lực KHCN. Để đảm bảo được chức năng này, tin lực cần một sự đầu tư hợp lý từ tài lực KHGN để có những phương tiện cần thiết cho hoạt động thông tin,
Như vậy ta có thể thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần của nguồn lực KHCN để cùng đạt được một mục tiêu chung đó là hiệu quả hoạt động của nguồn lực KHCN như trong hình 3.11 và hình 3.12 dưới đây.
Hình 3.12. Mối quan hệ giữa điểm mạnh, điểm yếu các thành phần của nguồn lực KHCN với hiệu quả của nguồn lực KHCN
Hình 3.13. Mối quan hệ giữa cơ hội, thách thức các thành phần của nguồn lực KHCN với hiệu quả của nguồn lực KHCN
3.5.3 So sánh các chỉ tiêu trong khoá luận và chỉ tiêu của UNESCO Bảng 3.26. Các chỉ tiêu của khoá luận và chỉ tiêu của UNESCO
CHI TIEU KHOA LUẠN UNESCO
ĐAU VAO Nguôn nhân lực KHCN + + Hoạt động KHCN + + Nguôn tài lực KHCN + + Nguôn tin lực KHCN + + ĐẦU RA
Sô lưọng đê tài được áp dụng và
triển khai + +
Sô patent (băng sáng chê) +
Sô li - xăng (giây phép sử dụng) +
Sô bài báo KH được đăng tải +
Việc đôi mới công nghệ do kêt quả hoạt động của KHCN
+
Như vậy, ta có thể thấy khoá luận đã tập trung vào phân tích theo quan điểm của UNESCO được 5/9 tiêu chí. Song chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng nguồn lực KHCN thuộc yếu tố đầu vào, còn về yếu tố đầu ra cũng thiên về số lượng đề tài được áp dụng, chứ không đánh giá kỹ về số patent, phát minh, sáng chế thực tế mà hoạt động KHCN đã làm được, cũng như số bài báo KH được đăng tải như theo khuyến nghị của UNESCO.
Để đánh giá phù hợp theo UNESCO, chúng ta cần xây dựng kỹ bộ câu hỏi của phiếu B, trong đó số đề tài cấp NN, cấp Bộ cần phân rõ các NCKH cơ bản, ứng dụng và triển khai, từ đó mới có thể có được các chỉ số như theo khuyến nghị trên
4.1.1 về nguồn nhân lực KHCN 4.1.2 về hoạt động KHCN 4.1.3 vệ nguồn tàĩlực KHCN 4.1.4 về nguồn tin lực KHCN
V
4.2.1 Với cơ quan quản lý nhà nước 4.2.2 Với các đơn vị được khảo sát
PHÀN 4
K ÉT LUẬN VÀ ĐÈ X U Ấ T 4.1 KÉT LUẬN
4.1.1 v ề Nguồn nhân lực KHCN tại 10 đơn vị nghiên cứu và đào
tạo thuộc ngành Dược tháng 10 năm 2005
<♦ Đa số cán bộ lãnh đạo đều có ừình độ từ đại học trở lên, số lượng cán bộ có trình độ trên đại học chiếm tới 60%. Trong số những người có học hàm của các đơn vị, 100% GS và 67,2% PGS làm công tác lãnh đạo. Đây là những chuyên gia đầu ngành ừong lĩnh vực của mình và là những nhà khoa học nòng cốt cho quá trình phát triển KHCN của đất nước.
❖ Số lượng CBCNV trong biên chế của các đơn vị có trình độ chủ yếu là ĐH chiếm 42%. số lượng cán bộ làm hợp đồng cũng chiếm khoảng 22,9%. Trình độ chủ yếu của cán bộ làm hợp đồng là ĐH và TH. Điều này có thể gây thiếu hụt lượng cán bộ nghiên cứu khoa học có ừình độ trên đại học phục vụ cho những nghiên cứu khoa học đòi hỏi trình độ cao. số cán bộ trong biên chế có 56% là cán bộ nữ, thể hiện vai ừò của nữ giới trong NCKHđãtănglên.
<♦ Cơ cấu độ tuổi cán bộ trong biên chế các đon vị là cao ở tất cả các trình độ. Do độ tuổi trung bình cao có thể sẽ gây thiếu hụt không chỉ lao động chuyên môn mà cả cán bộ nghiên cứu khoa học trong thời gian tới nếu không có chế độ tuyển dụng cán bộ hợp lý để bổ xung.
4.1.2 về hoạt động KHCN của các đơn vị giai đoạn 2001 - 2005
♦♦♦ Trong 5 năm qua số lượng đề tài cấp NN được triển khai là 18, cẩp Bô
là 72, và cẩp Cơ sở là 301 (không tính đơn vị đào tạo).
<♦ Thời gian trung bình cho một đề tài cấp NN hoàn thành lớn gấp 3 lần đề tài cấp Bộ. Kinh phí cho đề tài cấp NN lớn gấp khoảng 2,5 lần đề tài cấp
Bộ, và số lượng cán bộ cần cho đề tài cấp NN lớn gấp khoảng 2,5 lần của cấp Bộ.
<♦ Tình hinh đào tạo, với các Viện, chức năng đào tạo không phải là chính nên chủ yếu các đơn vị có các khoá đào tạo ngắn hạn. Có một số đơn vị có sự phối họp với các trưòng đại học để đào tạo TS, Th.s theo nhu cầu của đofn vị. Tuy nhiên điều này có thể không làm các Viện chủ động trong việc tạo nguồn cán bộ kế cận do không ữực tiếp đào tạo từ cơ bản lên.
4.1.3 về Nguồn tài lực KHCN giai đoạn 2001 - 2005.
<♦ Kinh phí đầu tư cho hoạt động KHCN, chủ yếu từ nguồn NSNN. Điều này gây khó khăn cho công tác triển khai các đề tài, dự án khoa học bởi phải chờ sự cấp duyệt kinh phí của Nhà nước. Bên cạnh đó hầu hết Ngân sách NN tập ừung cho hoạt động nghiên cứu KHCN, không tập trung nhiều vào chi cho các hoạt động BCHCN khác (chi đoàn ra, đoàn vào, thông tin, sách báo..) và cho tăng cưÒTig năng lực nghiên cứu. Điều này gây thiếu hụt thông tin nghiên cứu KHCN, thiếu hụt cơ sử vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu KHCN.
❖ Cơ sử vật chất cho KHCN: Các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm chuyên sâu thường xuyên làm việc hiệu quả. Song số lưọfng máy móc này theo các chuyên gia là chưa đáp ứng năng lực nghiên cứu của đơn vị.
4.1.4 v ề nguồn thông tin KHCN giai đoạn 2001 - 2005
❖ Sách báo và tạp chí xuất bản có chất lượng đảm bảo, song số lượng còn ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của ngành. Trang thiết bị phục vụ công tác thông tin như máy tính PC, mạng ADSL, máy chủ, mạng LAN... vẫn chưa được chú trọng để phát triển toàn diện hệ thống thông tin đơn vị. số lượng cán bộ thông tin hạn chế và không thường xuyên được đào tạo, do đó tình hình cập nhật thông tin và cách thức xử lý thông tin cũng bị hạn chế..
Vởi mục đích phát huy nguồn lực KHCN các đơn vị và sử dụng có hiệu quả nguồn lực KHCN này dưới đây là một sổ đề xuất
4.2.1 Với cơ quan quản lý nhà nước
4.2.1.1 Tăng cường hoàn thiện và củng cố các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Nguồn lực KHCN
<♦ Hiện nay các chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu là đánh giá yếu tố đầu vào của Nguồn lực KHCN: nhân lực, tài lực, hoạt động KHCN, tin lực. Để đánh giá yếu tố đầu ra của Nguồn lực KHCN, tức là đánh giá về hiệu quả thực sự của tìmg nguồn lực trong Nguồn lực KHCN còn chưa được hoàn thiện.
<♦ Do đó, Nhà nước nên đưa thêm các chỉ tiêu đánh giá đầu ra của Nguồn lực KHCN, một số chỉ tiêu theo khuyến nghị của UNESCO như:
* Số patent, bằng sáng chế được ra đời.
* Số bài báo khoa học được đăng tải, trích dẫn ừên các phương tiện thông tin chuyên ngành.
* Giấy phép sử dụng (Lisence).
4.2.1.2 Tăng cường công tác đánh giá Nguồn lực KHCN
❖ Xây dựng ban đánh giá Nguồn lực KHCN để thường xuyên đánh giá được thực trạng Nguồn lực KHCN tại các đơn vị trực thuộc, và tò đó có những kiến nghị phù họp cho sự phát triển KHCN, (khoảng 2 năm một lần)
❖ Hợp lý hoá công tác đánh giá KHCN, để các đơn vị được đánh giá tham gia vào như một nghĩa vụ bắt buộc. Điều này sẽ làm các đơn vị quản lý KHCN một cách chặt chẽ và khoa học hơn
4.2.2 Với các đơn vị được khảo sát về thực trạng nguồn lực KHCN 4.2.2.1 Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực KHCN trong giai đoạn tới
❖ Thiếu hụt nhân lực KHCN: Chính sách ưu đãi với cán bộ làm công tác NCKH, thu hút tri thức trẻ vào đơn vị qua cơ chế tuyển dụng và thưởng lưoTig xứng đáng.
<♦ Tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực trình độ cao trong các đofĩi vị: Nâng cao tính tự chủ của cán bộ đứng tên công trình nghiên cứu khoa học.
❖ Có liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu để bổ xung cán bộ NCKH.
A.2.2.2 Đe tăng cường hiệu quả các hoạt động KHCN trong các đơn vị ❖ Lựa chọn ưu tiên các đề tài có tính ứng dụng và triển khai trong thực tế và phù hợp với tình hình trong ngành
❖ Có mối liên hệ giữa các đơn vị nghiên cứu đào tạo với các doanh nghiệp, để xác định nhu cầu công nghệ thực sự của doanh nghiệp.
❖ Họp tác quốc tế với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu với các nước trong khu vực và trên ứiế giới, ứng dụng các chuyển giao công nghệ thiết thực.
4.2.2.3 Để đáp ứng nhu cầu về tài lực của các đơn vị
❖ Đầu tư vào các đề tài nghiên cứu đã được xác định là ưu tiên.
<♦ Phân bổ lượng NSNN phù hợp cho cả hoạt động nghiên cứu KHCN, hoạt động nghiên cứu KHCN khác và chi cho tăng cường năng lực nghiên cứu.
❖ Hợp tác quốc tế kêu gọi sự đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật cao