THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB)

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng á châu11 (Trang 35 - 37)

THẺ CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB)

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB2.1.1. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của ACB 2.1.1. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của ACB

Ngân hàng Á Châu hoạt động chủ yếu trong 5 lĩnh vực sau :

Một là : Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền

gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

Hai là : Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,

trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;

Ba là : Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

Bốn là : Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế,

huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;

Năm là : Hoạt động bao thanh toán.

Thị trường khách hàng mục tiêu của ACB bao gồm 2 đối tượng : Cá nhân (là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm) và Doanh nghiệp (là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động hiệu quả thuộc những ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế xã hội.). Do vậy, địa bàn mục tiêu của ACB chính là nơi khách hàng mục tiêu đang sống và làm việc. Việc xác định khách hàng và địa bàn mục tiêu định hướng cho chiến lược mở rộng mạng lưới của ACB từ năm 2004 đến 2010. Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm đưa ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất.

Đến tháng 10/2007, ngoài Hội sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, ACB đã có 3 Sở giao dịch, 90 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

Tại TP. Hồ Chí Minh: có 1 Sở giao dịch, 26 chi nhánh và 24 phòng giao dịch.

Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): 2 Sở giao dịch, 7 chi nhánh và 12 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6 chi nhánh và 3 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau): 4 chi nhánh và 4 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong những nămqua qua

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm năm 1993 thì “ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá

nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng

Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB. Tuy nhiên, tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược do công ty đề ra đã được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 14 năm hoạt động và kết quả đạt được đã chứng minh sự đúng đắn của định hướng ấy. Cho đến nay, ACB vẫn đang tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối NHTMCP, không chỉ về quy mô và số lượng chi nhánh được mở cũng như phạm vi kinh doanh trải rộng trên toàn quốc, mà còn là sự lớn mạnh vượt trội về “chất” trong mọi lĩnh vực.

Các chỉ số sau đây thể hiện sức tăng trưởng nhanh cả về bề rộng lẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn của ACB :

2.1.2.1. Tổng tài sản :

Tổng tài sản của ACB cao hơn so với các ngân hàng đối thủ cạnh tranh trong khối NHTMCP cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng :

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng tổng tài sản của ACB qua các năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng tài sản

(tỷ đồng) 7.399 9.350 10.855 15.417 24.247 44.346 87.325 Tốc độ tăng (%) - 26,36 16,09 42,02 57,27 82,89 96,91

(Nguồn :Báo cáo thường niên của ACB năm 2001 – 2007

Như vậy, năm 1994, tổng tài sản của ACB là 312 tỷ đồng, cuối năm 2002 đã đạt 9350 tỷ đồng, gấp 30 lần. Cho đến cuối năm 2007, tổng tài sản của ACB đã đạt đến 87.325 tỷ đồng, gấp gần 280 lần so với năm 1994 (312 tỷ đồng).

2.1.2.2. . Hoạt động tín dụng :

Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 30/9/2007, dư nợ cho vay đạt 25.376 tỷ đồng. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, v.v…

Chi tiết về tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Á Châu từ năm 2001 đến năm 2007 được thể hiện rõ qua biểu đồ sau :

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng á châu11 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w