Nhóm các yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng á châu11 (Trang 32 - 33)

Thứ nhất, trình độ dân trí: thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại và đa tiện ích, do vậy, việc sử dụng thẻ đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ hiểu biết và nhận thức nhất định. Điều này cho thấy, việc phát triển khách hàng sử dụng thẻ ở Việt Nam hiện tại đang có tiềm năng rất lớn, bởi trình độ dân trí của người dân hiện nay đang tăng và khả năng tiếp cận văn minh thế giới, ứng dụng thành tựu khoa học cũng có cơ hội hơn trong điều kiện mở cửa thị trường. Nếu được hướng dẫn, người dân sẽ nhanh chóng nắm bắt được tính hữu dụng của thẻ thanh toán và từ khách hàng tiềm năng, họ sẽ nhanh chóng trở thành khách hàng thực sự. Đối với khách hàng hiện tại, một thực tế ở Việt Nam cho thấy, chủ yếu người dân chưa sử dụng được hết những tính năng ưu việt của thẻ mà thường sử dụng để rút tiền mặt là chính. Điều này đòi hỏi cần có sự cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể, cập nhật liên tục từ phía ngân hàng .

Thứ hai, thói quen tiêu dùng của người dân: Việt Nam phát triển lên từ nền văn minh lúa nước. Thói quen tiêu dùng của người dân hiện nay còn mang đậm tính truyền thống, tức là quen nhìn thấy tận mắt, sờ tận tay các loại hàng hóa và thanh toán ngay bằng tiền mặt. Điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng khi thu hút khách hàng sử dụng thẻ, bởi người dân sẽ nghi ngại, sẽ lo sợ về sự an toàn cho tài sản của mình, khi nó chỉ là những thông tin nằm trong một tấm thẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam còn có thói quen mua sắm tiêu dùng hàng ngày tại các chợ, các cửa hàng đại lý nhỏ, mà ở những nơi này thì việc thanh toán bằng thẻ có vẻ không phải là giải pháp hiệu quả đối với cả người bán, người mua lẫn ngân hàng.

Thứ ba, thu nhập của người dân: thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chưa cao, khoảng . Tất nhiên, với một bộ phận dân ở thành thị và một bộ phận người có mức sống cao thì thẻ thanh toán đóng vai trò hữu hiệu khi họ thanh toán hoá đơn tại nhà, tại các trung tâm mua sắm, đi du lịch, v.v… Nhưng với những đối tượng có thu nhập thấp, hoặc với hơn 50% dân cư ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nông nghiệp thì việc sử dụng thẻ là một vấn đề rất xa vời và khó khăn, ngay cả khi người dân có nhu cầu thì ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng.

Thứ tư, môi trường pháp lý: việc kinh doanh thẻ, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải tuân theo một khuôn khổ pháp lý nhất định, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt động phát triển khách hàng của ngân hàng nói chung và phát triển khách hàng sử dụng thẻ nói riêng. Hiện nay, Việt Nam đã có quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết

định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 (thay thế Quyết định số

371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999). Theo đó, quy chế này có phạm vi điều chỉnh là các hoạt động phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân và đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua điều chỉnh, hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam đã có khung pháp lý điều chỉnh phù hợp với thị trường và điều kiện riêng của từng ngân hàng hoạt động. Nhờ vậy, việc thực hiện các hoạt động phát triển khách hàng cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ năm, môi trường cạnh tranh: đây là yếu tố tác động quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Trên thị trường có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt. Các ngân hàng sẽ tìm mọi cách để đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, nắm chắc thị trường của mình, đồng thời không ngừng thu hút để chiếm lấy khách hàng của đối thủ. Việc này sẽ khiến thị trường càng sôi động, và sẽ góp phần phát triển đa dạng hoá dịch vụ, giảm chi phí phát hành và thanh toán thẻ, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng á châu11 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w