Chiết xuất

Một phần của tài liệu Phân lập tetrodotoxin từ phủ tạng cá nóc (Trang 30)

Acid acetic là một acid hữu cơ yếu có khả năng hòa tan TTX và không độc nên lựa chọn acid acetic làm dung môi chiết. Theo tài liệu [20] TTX được chiết bằng dung môi acid acetic ở nồng độ 0,1%. Khảo sát nồng độ dung môi chiết xuất ở 3 nồng độ 0,1%; 0,5%; 1% và so sánh các chỉ tiêu: khối lượng độc tố toàn phần thu được sau khi chiết xuất và độ tinh khiết

Trong quá trình thử nghiệm, nhận thấy dịch chiết cá nóc tương đối đục gây khó lọc và không thu được dịch trong suốt vì vậy tiến hành lọc 3 lần qua 3 loại vật liệu lọc: vải xô, giấy lọc có kích 5 µm; 0,45µm để thu được dịch lọc trong. Để dễ dàng cho quá trình lọc và không gây tắc: tiến hành ly tâm (6000v/p) trong 20 phút sau khi lọc qua vải xô. Sau khi lọc thô qua vải xô, đun nóng 800C trong 5 phút thấy dịch vẫn xuất hiện tủa nên đun 800C trong 10 phút để tạo tủa hết.

Theo quy trình dịch lọc thu được từ giai đoạn ngâm chiết trước khi chạy cột trao đổi ion được điều chỉnh pH 7,5; khảo sát ở các môi trường acid pH 5,5; pH 7,5 và môi trường kiềm pH 9,0; chỉ tiêu so sánh: khối lượng độc tố toàn phần thu được sau khi chiết xuất và độ tinh khiết

Tiến hành: - Ngâm chiết:

+ Nghiền nhỏ 1kg phủ tạng cho vào trong xô, sau đó thêm vào 1,5L dung môi chiết

Trường hợp 1: acid acetic 0,1% Trường hợp 2: acid acetic 0,5% Trường hợp 3: acid acetic 1%

+ Khuấy trộn trong 2 giờ, lọc qua vải xô để thu được dịch ngâm chiết đầu. Thêm 1,5L nước khử ion vào bã, khuấy trộn và lọc như trên. Tiến hành 3 lần để chiết kiệt.

+ Gộp các dịch chiết lại, đun nóng dịch chiết ở 800C trong 10 phút, sau đó làm lạnh

+ Lọc thô qua vải, ly tâm (6000v/p) trong 20 phút thu lấy dịch rồi tiến hành lọc lần lượt qua giấy lọc kích thước 5µm trên phễu Buchner; 0,45µm trên bộ lọc thủy tinh có bơm hút chân không để thu được dịch lọc trong.

- Quá trình làm giàu bằng trao đổi ion và tách TTX:

+ Điều chỉnh pH dịch lọc thu được về pH: Trường hợp 1: pH=7,5

Trường hợp 2 : pH=5,5 Trường hợp 3: pH=9,0

bằng dung dịch ammoniac 10% (tt/tt). Cho dịch lọc chạy qua cột trao đổi ion với tốc độ 100ml/h

+ Sau khi toàn bộ dịch lọc đã chạy qua cột trao đổi ion, rửa cột với nước khử ion cho đến khi không còn protein trong nước rửa. Rửa giải cột trao đổi ion bằng dung dịch acid acetic 10% (tt/tt) với tốc độ 50ml/h, để thu dịch TTX.

-Sơ tinh chế qua than hoạt:

+ Gộp dịch TTX thu được ở trên. Điều chỉnh tới pH 8,5 bằng dung dịch amoniac

10% (tt/tt). Lọc qua giấy lọc 0,45µm

+ Duy trì pH 8,5 của dịch rửa giải trong 2 giờ. Trong khoảng thời gian này, cho

dịch rửa giải chạy qua cột silica diatomaceous - than hoạt.

+ Rửa cột silica diatomaceous - than hoạt với nước khử ion, rồi rửa giải bằng

dung dịch acid acetic 0,2% trong ethanol 20% cho đến khi hết TTX (kiểm tra bằng TLC).

-Cô đặc và kết tinh:

+ Cô đặc dung dịch thu được bằng máy cất quay ở nhiệt độ 100oC đến khi còn khoảng 300ml thì lấy ít để nguội, lấy đem sắc kí lớp mỏng.

+ Cô tiếp cho tới khi còn 10ml thì làm lạnh dịch cô đặc tới 200C, điều chỉnh pH 9,0 bằng dung dịch ammoniac đậm đặc.

+ Cho vào tủ lạnh, để yên cho độc tố kết tinh. Lọc lấy độc tố tinh thể rửa 3 lần,

mỗi lần với 5 ml với nước khử ion. Sấy trong tủ sấy chân không (60oC; áp suất không quá 0,5 kPa; phosphor pentoxyd; 2 h) cho đến khối lượng không đổi để thu được tinh thể độc tố toàn phần có chứa TTX.

Kết quả:

1. Nồng độ dung môi chiết: acid acetic 0,1% Dịch chạy cột trao đổi ion có pH=7,5

Dịch chiết qua các loại giấy lọc

Hình 3.1: (A) dịch chiết qua giấy lọc 5µm, (B) dịch chiết qua giấy lọc 0,45µm

Định tính TTX bẳng sắc kí lớp mỏng dịch chiết đã cô

Hình 3.2: Sắc ký lớp mỏng (Rf=0,2)

(C): dung dịch chuẩn TTX (T): dung dịch thử

Dung dịch thử và dung dịch chuẩn đều cho vết màu hồng khi phun thuốc thử hiện màu, vị trí vết của dung dịch thử và dung dịch chuẩn là tương ứng nhau.

Bảng 3.1: Kết quả chiết xuất

Acid acetic 0,1%

Khối lượng nguyên liệu (g) 1001,1

Khối lượng độc tố toàn phần (mg) 29,8

Lượng TTX trong độc tố toàn phần (mg) 21,2

Độ tinh khiết (%) 71,1

Bàn luận:

- Lựa chọn dung môi là acid acetic loãng để hòa tan TTX. Quá trình đun nóng,

làm lạnh dịch chiết nhằm loại bỏ tủa scleroprotein (protein sợi), chất béo.

- Tiến hành lọc thô nhằm loại các tạp lớn gây ảnh hưởng đến quá trình lọc và

chạy cột. Dịch lọc thô đem ly tâm để loại các tạp có thể gây tắc, ảnh hưởng đến tốc độ lọc. Lọc tiếp qua giấy lọc có kích 5 µm vẫn còn khá đục nên lọc qua giấy lọc 0,45µm. Dịch lọc thu được khá trong suốt thuận lợi cho quá trình chạy cột - Giai đoạn chảy qua cột trao đổi ion giúp loại bỏ được protein, peptid và các dẫn chất của TTX. Nếu không loại được những chất này làm tăng độ nhớt của dịch gây cản trở cho các quá trình kết tinh TTX sau này.

- Giai đoạn chảy qua cột diatomaceous silica-than hoạt nhằm loại acid amin kiềm

- Cô đặc dịch rồi điều chỉnh pH dịch 9,0 rồi làm lạnh để kết tinh TTX, rửa với nước lạnh để loại bớt các tạp lượng thấp còn sót lại trong dịch, sấy khô đến khối lượng không đổi để định lượng lượng TTX có trong độc tố toàn phần.

- Dựa vào phương pháp chiết xuất của Maoquing Zhou (2003) và tùy vào điều kiện phòng thí nghiệm để tiến hành, chiết ra 29,8mg độc tố toàn phần có độ tinh

khiết tương đối 71,7%. Phương pháp này có ưu điểm sử dụng các dung môi an toàn.

2. Khảo sát nồng độ dung môi chiết ở các nồng độ: 0,1%; 0,5%; 1% pH dịch chạy cột trao đổi ion pH=7,5

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nồng độ dung môi chiết

Acid acetic 0,1% Acid acetic 0,5% Acid acetic 1% Khối lượng nguyên liệu (g) 1001,1 1002,9 1002,1

Khối lượng độc tố toàn phần

(mg) 29,8 28,3 27,6

Lượng TTX trong độc tố toàn

phần (mg) 21,2 18,1 17,2

Độ tinh khiết (%) 71,1 63,5 62,3

Hình 3.3: Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến kết quả chiết xuất 56.00% 58.00% 60.00% 62.00% 64.00% 66.00% 68.00% 70.00% 72.00% 26.5 27 27.5 28 28.5 29 29.5 30

Acid acetic 0,1% Acid acetic 0,5% Acid acetic 1%

Bàn luận: Khối lượng tinh thể độc tố toàn phần có chứa TTX và độ tinh khiết

giảm theo độ tăng của nồng độ acid acetic. Ở nồng độ acid acetic 0,1% khối lượng tinh thể độc tố toàn phần có chứa TTX và độ tinh khiết thu được là cao nhất. Do càng nồng độ acid cao thì hòa tan nhiều tạp hơn, ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất TTX.

3. Khảo sát pH chạy cột trao đổi ion: pH 5,5; pH 7,5; pH 9,0 Dung môi chiết: acid acetic 0,1%

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát pH

pH 5,5 pH 7,5 pH 9,0

Khối lượng nguyên liệu

(g) 1001,6 1001,1 1002,5

Khối lượng độc tố toàn

phần (mg) 19,3 29,8 29,5

Lượng TTX trong độc tố

toàn phần (mg) 13,8 21,2 19,9

Độ tinh khiết (%) 71,5 71,1 67,5

Hình 3.4: Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của pH chạy cột đến kết quả chiết xuất

65.00% 66.00% 67.00% 68.00% 69.00% 70.00% 71.00% 72.00% 0 5 10 15 20 25 30 35 pH 5,5 pH 7,5 pH 9,0

Bàn luận:

-pH của dịch lọc chạy cột trao đổi có ảnh hưởng đến kết quả chiết xuất. Với pH 5,5 dịch khi đem cô và kết tinh khó hơn, dịch nhớt hơn do không loại bỏ được protein, peptid khiến TTX khó kết tinh hơn nên khối lượng tinh thể TTX toàn phần giảm đi nhiều; với pH 9,0 lượng tinh thể TTX toàn phần thu được không khác nhiều ở pH 7,5 nhưng độ tinh khiết thấp hơn do ở pH 9,0 khả năng bị hấp phụ ở cột trao đổi ion của TTX giảm nên lượng TTX trong dịch rửa giải giảm đi.

- pH tốt nhất để thuận lợi cho quá trình chiết xuất là 7,5 lượng tinh thể độc tố toàn phần thu được có khối lượng lớn nhất và độ tinh khiết cao nhất.

Một phần của tài liệu Phân lập tetrodotoxin từ phủ tạng cá nóc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)