Sử dụng Case study nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đĩa nạp liệu đến công suất

Một phần của tài liệu Mô phỏng phân xưởng chưng cất khí quyển bằng phần mềm PROII (Trang 57)

Butane trong Naphtha. Số đĩa trong vùng chưng có ảnh hưởng nhưng không lớn lắm.

4.6.4 Sử dụng Case study nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đĩa nạp liệu đến công suất Reboiler suất Reboiler

• Ở đây ta sử dụng một Case study nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đĩa nạp liệu đến công suất của thiết bị đun sôi lại với cùng một chất lượng phân tách của tháp. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào lưu lượng lỏng hơi đi trong tháp và số đĩa của tháp. Khi tăng số đĩa thì tăng được chất lượng phân tách.

• Công suất thiết bị đun sôi lại phụ thuộc vào vị trí của đĩa nạp liệu, khi nạp liệu dưới đĩa tối ưu nghĩa là số đĩa vùng chưng nhỏ hơn tối ưu. Khi đó ta cần tăng công suất của Reboiler để khống chế chất lượng sản phẩm đáy. Chất lưởng sản phẩm đỉnh được khống chế bởi công suất của Condenser thực chất là thay đổi lưu lượng hồi lưu. Do vậy ở đay ta sẽ khảo sát sự thay đổi của đĩa nạp liệu đến Duty của Condenser và lưu lượng dòng hồi lưu.

• Case study như sau:

Kết quả xuất ra của Case study như sau:

• Như vậy khi vị trí đĩa nạp liệu không đúng với vị trí tối ưu thì công suất của Reboiler tăng điều này do ta khống chế chất lượng sản phẩm bằng cách thay đổi công suất ngưng tụ đỉnh và công suất Reboiler. Khi nạp liệu trên đĩa tối ưu chất lượng sản phẩm đỉnh sẽ giảm do đó ta sẽ tăng công suất condenser nhằm tăng lượng lỏng hồi lưu kéo theo công suất Reboiler tăng theo, nguyên nhân là do dòng hồi lưu bắt nguồn từ công suất Reboiler.Mặt khác khi ta nạp liệu thấp hơn đĩa tối ưu chất lượng sản phẩm đáy không thõa mãn do đó ta tăng công suất reboiler đảm bảo chất lượng. Do lượng lỏng hồi lưu trong trường hợp nạp liệu phía trên lớn hơn trương hợp nạp liệu phía dưới do đó công suất Reboiler sẽ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Mô phỏng phân xưởng chưng cất khí quyển bằng phần mềm PROII (Trang 57)