Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 50)

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc đƣợc khoa Dƣợc tổ chức thực hiện và đánh giá hàng quý nhằm quản lý tình hình thực hiện các quy định về sử dụng thuốc trong bệnh viện. Kết quả của ho ạt động này đƣợc tổng hợp trong Biên bản giám sát sử dụng thuốc theo từng quý. Kết quả tổng hợp của 4 quý năm 2012 đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú

Các chỉ số kê đơn thuốc đánh giá việc thực hiện kê đơn của thầy thuốc tại các cơ sở y tế về một số vấn đề quan trọng liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Các chỉ tiêu này đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới hƣớng dẫn cụ thể và kết quả khảo sát tại bệnh viện PSHN năm 2012 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.9: Đánh giá các chỉ số về kê đơn ngoại trú tại bệnh viện PSHN năm 2012

[4] [5] [1]

Các chỉ số

Thực tế thực hiệ n tại bệnh viện PSHN

năm 2012 Khuyế n cáo của WHO Nhận xét

Số thuốc trung bình cho

1 đơn (thuốc) 1,8 1,5 (1-2) Hợp lý

Tỷ lệ thuốc đƣợc ghi tên

gốc (%) 0,9 100 Không hợp lý

Tỷ lệ đơn thuốc có kháng

sinh (%) 44,4 20-30 Không hợp lý

Tỷ lệ đơn có kê vitamin

(%) 21,0

Tỷ lệ đơn có thuốc tiêm

(%) 0,4 Hợp lý

trong DMTCY (%)

Kiểm tra tình hình sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng

Theo báo cáo tổng hợp từ Biên bản giám sát sử dụng thuốc của 4 quý năm 2012, việc sử dụng thuốc tại các khoa khám bệnh còn tồn tại một số bất cập nhƣ sau:

- Sử dụng kháng sinh chƣa đúng phác đồ, còn có hiện tƣợng lạm dụng kháng sinh.

- Có trƣờng hợp kê thuốc chỉ cho tổng số liều nên đã khuyến cáo nên chỉ định thuốc theo diễn biến bệnh và có sự theo dõi chặt chẽ hơn.

- Một số bệnh án chỉ định thuốc đột xuất không rõ lý do; chữ viết và ký trong bệnh án quá ngoáy và xấu gây kho khăn trong quá trình xử lý thông tin.

Kiểm tra hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc

Trong năm qua, công tác TTT&DLS của khoa Dƣợc bệnh viện PSHN đã đƣợc tổ chức ho ạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ:

- Về hoạt động thông tin thuốc: tiếp tục duy trì thông tin thuốc đến bác sĩ, điều dƣỡng về chỉ định, cách dùng, liều dùng; chủ động đƣa thông tin thuốc trực tiếp tới các bác sĩ trong những trƣờng hợp đặc biệt; nhận đƣợc sự ủng hộ và tin tƣởng của bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dƣỡng viên.

- Về hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc: khoa Dƣợc đã tập hợp các báo cáo ADR rồi tiến hành phân tích, phân loại nguyên nhân. Số liệu thống kê cụ thể nhƣ sau:

o Số báo cáo ADR nhận đƣợc: 32

o Các nguyên nhân đƣợc xác định chủ yếu là do dùng kháng sinh( chiếm 34%), và thuốc giảm đau( chiếm 34%), phần khác do dùng các thuốc khác nhƣ thuốc Sắt+ acid folic, vitamin và một số chƣa phân loại đƣợc nguyên nhân

o Các biểu hiện thƣờng không quá nghiêm trọng nhƣ mẩn ngứa, nôn, mắt sƣng đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định những vần đề còn tồn tại trong sử dụng thuốc

- Tỷ lệ thuốc kháng sinh cao trong điều trị phụ khoa là hợp lý, tuy nhiên ngoài thuốc kháng sinh đặt còn kê kháng sinh uống trong nhiều trƣờng hợp là không cần thiết, thậm chí có thể dẫn tới quá liều( kho ảng 50% viêm âm đạo- cổ tử cung sử dụng kết hợp kháng sinh đ ặt và kháng sinh uống)

- Vấn đề kê đơn thuốc còn một số tồn tại nhƣ: Một số bệnh án (đặc biệt là bệnh án sơ sinh) chƣa chỉ định giờ dùng thuốc cho bệnh nhân. Vẫn còn tình trạng viết ngoáy, danh pháp, hàm lƣợng chƣa đúng, khoảng cách liều chƣa hợp lý…

- Một số bác sĩ ( thƣờng gặp với bác sĩ mới) cho đơn còn sai sót về quy chế, liều dùng, thời gian sử dụng thuốc chƣa phù hợp với bệnh lý.

Đƣa ra các biện pháp khắc phục

Để hạn chế những bất cập còn tồn tại, bệnh viện đã đƣa ra các biện pháp khắc phục nhƣ:

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tại các khoa phòng.

- Tiếp tục công tác đào tạo để nâng cao năng lực trình độ của cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện.

- Tăng cƣờng tuyên truyền về vấn đề cảnh giác dƣợc cho các bác sĩ, điều dƣỡng viên.

3.2.BÀN LUN

Về ho ạt động lựa chọn thuốc:

Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Phụ sản HN đƣợc bắt đầu bằng việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh viện, mà yếu tố quan trọng là số lƣợt bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện và MHBT của bệnh viện kết hợp với các yếu tố khác để đƣa ra một DMTCY dùng trong bệnh viện. Về cơ bản, DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện đã góp phần đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu c ầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện năm 2012 có 341/346 hoạt chất nằm trong DMTCY đƣợc chia theo 23 nhóm tác dụng dƣợc lý và đạt tỷ lệ 98,6% , đây là

một tỷ lệ khá cao đƣợc BYT khuyến khích, điều này cũng sẽ làm tăng thêm quyền lợi cho bệnh nhân khi tham gia BHYT.

Xét về MHBT, đối tƣợng bệnh nhân sinh đẻ và phẫu thuật tại bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nên nhu cầu về kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn và chố ng nhiễm khuẩn là rất lớn; nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết không thể thiếu và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong DMTBV do đặc thù của bệnh viện liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, những trƣờng hợp sản phụ bị tiền sản giật và rau tiền đạo cần đƣợc can thiệp bằng việc mổ đẻ, đồng thời dùng thuốc trợ tim kèm theo vitamin, khoáng chất để dƣỡng thai, bởi vậy số lƣợng thuốc nhóm Tim mạch và nhóm Vitamin & khoáng chất trong danh mục đƣợc tăng lên. Nhƣ vậy, về tổng thể, DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện đƣợc xây dựng phù hợp với MHBT có tính chất đ ặc thù của bệnh viện. Sự phù hợp này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, đ ảm bảo cho bệnh nhân đƣợc sử dụng các thuốc có hiệu quả điều trị cao, với chất lƣợng tốt và chi phí phù hợp. Đồng thời, loại bỏ các thuốc không an toàn và không hiệu quả, làm giảm những nguy cơ về sức khỏe và lãng phí trong quá trình sử dụng thuốc.

Về hoạt độ ng mua sắm thuốc

Với việc lựa chọn phƣơng thức mua sắm thuốc chủ yếu là đấu thầu thuốc với hình thức đấu thầu rộng rãi kết hợp với hình thức mua sắm trực tiếp trong những trƣờng hợp đột xuất hoặc những thuốc mua với số lƣợng ít, hoạt động đấu thầu của bệnh viện đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện hiện nay. Hoạt động này đƣợc tiến hành 1 lần trong năm với quy trình phù hợp với các quy định của BYT.

Về việc lựa chọn hình thức đ ấu thầu là đấu thầu rộng rãi đối với từng mặt hàng đã mang lại một số thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:

oĐiểm thuận lợi: Không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham dự nên tạo đƣợc sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu. Thuốc trúng thầu là thuốc có chi phí thấp nhất tính theo cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính. Với hình thức đấu thầu này bệnh viện sẽ lựa chọn đƣợc những thuốc đảm bảo chất lƣợng với giá thấp. Điều

này giúp bệnh mua đƣợc thuốc có giá tƣơng đối ổn đinh trong thời gian dài, giúp chủ động trong phân bổ nguồn kinh phí mua thuốc.

oĐiểm hạn chế: một số mặt hàng có lãi suất thấp, số lƣợng ít không đƣợc các nhà thầu quan tâm cung ứng, một số mặt hàng khác lại có giá trần thấp không có nhà thầu nào có thể đáp ứng yêu cầu[16].

Trong quá trình l ựa chọ n nhà thầu, bệnh viện đã ƣu tiên các nhà thầu đạt các tiêu chí thuốc có giá thành thấp nhất, thuốc của các doanh nghiệp dƣợc phẩm nhà nƣớc ( trong điều kiện chất lƣợng ngang bằng). Độ ng thái này không những giúp giảm chi phí cho bệnh viện mà còn góp phần làm thúc đẩy hoạt động của các công ty dƣợc nhà nƣớc vốn mang “tiếng” là hoạt động trì trệ.

Về kết quả trúng thầu:

oTỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT trúng thầu có sự chênh lệch khá lớn. Thuốc nội chỉ chiếm 29,6% về số lƣợng thuốc, phần còn lại thuộc về thuốc ngo ại. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do ngành công nghiệp dƣợc phẩm trong nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng thuốc. Ví dụ, nhóm thuốc Hormon & thuốc tác dụng lên hệ nội tiết là nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao trong DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện PSHN nhƣng nƣớc ta lại chƣa sản xuất đƣợc. Bên c ạnh đó, bệnh viện cũng có chủ ý chọn những thuốc ngoại có sinh khả dụng cao nhằm rút ngắn thời gian điều trị nội trú c ủa bệnh nhân làm giảm bớt sự quá tải của bệnh viện và kết quả đ ạt đƣợc là số ngày điều trị trung bình đã gi ảm từ 4,0 ngày năm 2010 xuống còn 3,78 ngày năm 2011 và đến năm 2012 thì chỉ còn là 3,26 ngày trên một đợt điều trị.

oTỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dƣợc trong DMT trúng thầu năm 2012 cũng có sự chênh lệch đáng kể với ƣu thế thuộc về các thuốc mang tên biệt dƣợc (chiếm 83,03%). Điều này có thể đẩy chi phí điều trị lên cao do thuốc mang tên biệt dƣợc thƣờng có giá thành cao hơn thuốc mang tên gốc trong khi đó hoàn toàn có thể sử dụng các thuốc mang tên gốc với hiệu quả điều trị tƣơng đƣơng mà giá thành lại rẻ hơn.

Đối với ho ạt động tồn trữ thuốc, khoa Dƣợc đã thực hiện tốt nghiệp vụ kho theo quy định. Trang thiết bị trong kho đƣợc trang bị đầy đủ, có quy trình kiểm nhập và xuất thuốc đƣợc dán tại mỗi kho ở vị trí dễ quan sát và thực hiện, đặc biệt đã thực hiện tốt quy định đặc biệt với thuốc GN-HTT. Thuốc trong kho đƣợc sắp xếp theo đúng nguyên t ắc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình luân chuyển thuốc và giảm tối đa tình tr ạng thuốc cận hạn, hết hạn còn trong kho.

Quy trình cấp phát thuốc, chia thuốc cho bệnh nhân cũng đƣợc thực hiện theo quy trình chuẩn và đƣợc kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ trƣớc khi cấp phát nên tránh đƣợc nhẫm lẫn không đáng có. Không những thế trong quá trình duyệt thuốc, các thuốc kê trong đơn và trong bệnh án còn đƣợc kiểm tra về tính hợp lý của các thuốc đƣợc kê góp phần thực hiện tốt công tác DLS trong bệnh viện. Thêm vào đó, mỗi khoa lâm sàng đều có tủ thuốc trực tại khoa và đƣợc quản lý, liên hệ chặt chẽ với khoa Dƣợc. Việc cấp phát thuốc đƣợc quản lý bằng phần mềm tin học nên hoạt động này đƣợc diễn ra nhanh chóng, chính xác.

Nhƣ vậy, có thể nói hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc đƣợc khoa Dƣợc tổ chức thực hiện khá hợp lý, đáp ứng đƣợc nhu c ầu sử dụng thuốc trong bệnh viện.

Về hoạt độ ng giám sát sử dụng thuốc

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc đã đƣợc bệnh viện tiến hành thƣờng xuyên và đƣợc tổng hợp theo từng quý trong Biên bản giám sát sử dụng thuốc. Với nỗ lực này của đội ngũ cán bộ làm công tác TTT & DLS đã mang lại những đóng góp tích cực cho ho ạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện, kịp thời xác định các vấn đề còn tồn tại và đƣa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng tránh những hậu quả đáng tiếc do các phản ứng có hại của thuốc gây ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú về cơ bản là hợp lý. Các chỉ số về số lƣợng thuốc trong một đơn, tỷ lệ đơn thuốc có thuốc tiêm đều đƣợc thực hiện nghiêm ngặt và phù hợp với khuyến cáo của WHO cũng nhƣ đặc tính dƣợc lý, dƣợc động học của thuốc tiêm. Tuy nhiên t ỷ lệ thuốc đƣợc ghi tên gốc trong đơn lại quá thấp, điều này cho thấy hoạt động sử dụng thuốc mang tên gốc vẫn còn rất hạn chế và nó có thể làm tăng chi phí sử dụng thuốc của ngƣời dân trong khi nó có thể giảm xuống

nhờ sử dụng thuốc mang tên gốc. Bên cạnh đó, tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh vẫn ở mức cao (44,4%) so với mức khuyến cao của WHO, kết quả này vừa do nguyên nhân khách quan là đặc thù MHBT chuyên khoa Sản vừa có nguyên nhân chủ quan là do tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin đạt tới mức 21% do tỷ lệ thai phụ đến khám ngo ại trú nhiều và thƣờng đƣợc bác sĩ kê vitamin để dƣỡng thai.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012, chúng tôi đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

Về hoạt động lựa chọn thuốc

Bệnh viện đã tiến hành phân tích MHBT của bệnh viện, sự gia tăng số lƣợt bệnh nhân và kết hợp một số yếu tố khác, từ đó xây dựng đƣợc một DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện với 346 thuốc trong đó có 341 thuốc nằm trong DMTCY c ủa BYT đƣợc sắp xếp theo 23 nhóm dƣợc lý. Danh mục này về cơ bản là phù hợp với quy định của BYT, với MHBT và kỹ thuật điều trị của bệnh viện.

Về hoạt động mua sắm thuốc

Hoạt động mua sắm thuốc tại bệnh viện PSHN đƣợc tiến hành theo phƣơng thức đấu thầu rộng rãi, và công tác này đƣợc thực hiện mỗi năm một lần; ngoài ra bệnh viện còn áp dụng phƣơng thức mua sắm trực tiếp trong những trƣờng hợp cần mua thuốc đột xuất ho ặc mua thuốc với số lƣợng ít.

Trong danh mục thuốc trúng thầu, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ thuốc nội - thuốc ngoại cũng nhƣ thuốc mang tên gốc - thuốc mang tên biệt dƣợc mà đối tƣợng chiếm tỷ lệ cao là thuốc ngoại (70,3%) và thuốc mang tên biệt dƣợc (83,03%). Sự chênh lệch này có thể dẫn đến chi phí mua thuốc bị đẩy lên cao và tăng gánh nặng cho bệnh nhân tuy nhiên nó cũng góp phần làm tăng hiệu quả điều trị qua đó rút ngắn thời gian trung bình cho một đợt điều trị của bệnh nhân góp phần giảm bớt sự quá tải của bệnh viện.

Về hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc

Khoa Dƣợc bệnh viện đã triển khai thực hiện tốt nghiệp vụ bảo quản, tồn trữ cũng nhƣ cấp phát thuốc đặc biệt là việc thực hiện quy định riêng cho thuốc GN- HTT và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cấp phát thuốc.

Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Công tác kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, sau đó đƣợc tổng kết, đánh giá theo từng quý.

Hoạt động thông tin thuốc và dƣợc lâm sàng đƣợc thực hiện tốt, tiếp tục có những đóng góp kịp thời cho bác sĩ, y tá và điều dƣỡng viên để có những điều chỉnh phù hợp nhất tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng do sai sót trong s ử dụng thuốc.

Hoạt động giám sát kê đơn thuốc đƣợc tiến hành chi tiết, có thống kê cụ thể với các chỉ số về kê đơn ngoại trú, từ đó cho ta thấy đƣợc việc kê đơn đã làm tốt chỉ số về số thuốc trung bình cho 1 đơn, tỷ lệ đơn có thuốc tiêm, tỷ lệ thuốc có trong DMTCY; bên cạnh đó còn một số chỉ số còn bất cập nhƣ tỷ lệ thuốc đƣợc ghi tên gốc quá thấp, tỷ lệ đơn có kháng sinh vẫn còn cao và số lƣợng đơn có vitamin đang ngày càng tăng.

Và để đƣa ra những phân tích và điều chỉnh phù hợp, hoạt động bình bệnh án và xác định những vấn đề còn tồn tại cũng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên từ đó đƣa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 50)