PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 36)

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu quan sát mô t ả. Các dữ liệu về hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện PSHN năm 2012 đƣợc thu thập thông qua:

- Quan sát các hoạt động nghiệp vụ dƣợc tại khoa Dƣợc.

- Quan sát cách thức bố trí trang thiết bị, sắp xếp thuốc, hóa chất tại các khu vực bảo quản của khoa Dƣợc.

- Hồi cứu các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện năm 2012, bao gồm các hồ sơ sổ sách sau:

o Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2012

o Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, danh mục thuốc trúng thầu thuốc, hóa chất, vật tƣ tiêu hao năm 2012

o Các quy trình thao tác trong hoạt động cung ứng thuốc đƣợc triển khai áp dụng tại bệnh viện.

o Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện năm 2012 ban hành kèm theo quyết định số 378/BVPS của Giám đốc bệnh viện.

o Biên bản giám sát sử dụng thuốc năm 2012 trên đối tƣợng bệnh nhân điều trị ngoại trú.

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm tin học Microsoft Excel 2007 để tổng hợp, quản lý và xử lý số liệu.

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

NĂM 2012

Mục tiêu 1:Mô tả thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại BVPSHN năm 2012

Mục tiêu 2: Sơ bộ đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện PSHN Lự a chọn thuốc -Quy trình xây dựng DMTBV - Các yếu tố ảnh hƣởng - Cơ cấu DMTBV Mua sắm thuốc

- Hoạt động đấu thầu thuốc

- Phân tích DMT trúng thầu

- Kinh phí mua thuốc

Tồn trữ, c ấp phát thuốc - Hệ thống kho và công tác bảo quản, tồn trữ thuốc - Quy trình cấp phát thuốc Sử dụng thuốc - Hoạt động kê đơn ngoại trú - Công tác thông tin thuốc và dƣợc lâ m sàng KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI B ỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2012

3.1.1Hoạt động lựa chọ n thuốc

Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Việc xây dựng DMT là một bƣớc trong giai đoạn lập kế ho ạch mua thuốc hàng năm của bệnh viện. Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng sẽ có nhiệm vụ lập dự trù về chủng loại và số lƣợng thuốc của khoa mình dựa trên báo cáo sử dụng thuốc các năm trƣớc rồi gửi lên khoa Dƣợc. Căn cứ vào số liệu dự trù của các khoa phòng và căn cứ theo DMTCY của BYT ban hành kèm theo thông tƣ 31/2011/TT-BYT, đồng thời căn cứ vào MHBT, lƣu lƣợng bệnh nhân, tình hình tài chính của bệnh viện, khoa Dƣợc sẽ lập DMT dự thảo gửi HĐT&ĐT phê duyệt, sau đó trình Giám đốc bệnh viện xem xét và ký quyết định ban hành DMTBV. Hoạt động này đƣợc diễn ra vào khoàng tháng 9 hàng năm và là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc đấu thầu của bệnh viện. Cụ thể quy trình này đƣợc thể hiện trong mô hình sau:

Hình 3.1: Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện của bệnh viện PSHN

Hội đồng thuốc và điều trị

Phòng KHTH -Nghiên cứu MHBT - Lƣu lƣợng bệnh nhân Các khoa phòng

- Căn cứ báo cáo sử dụng thuốc

- Lập dự trù về chủng loại và số lƣợng thuốc

Khoa Dƣợc

- Dựa trên DMTCY

- Tổng hợp nhu cầu thuốc từ các khoa phòng - Lập kế hoạch cung ứng Bộ phận tài chính Kinh phí bệnh viện, kinh phí BHYT, viện phí….

Danh mục thuốc dự thảo

HĐT&ĐT phê duyệt

Danh mục thuốc bệnh viện

Giám đốc bệnh viện phê duyệt và ký quyết định

Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng danh mục thuốc

Việc xây dựng DMTBV là một công tác hết sức quan trọng trong hoạt động lựa chọn thuốc, do vậy cần phải phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ lƣu lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị, mô hình bệnh tật, nguồn kinh phí mua thuốc hay nhu cầu của từng khoa phòng. Cụ thể nhƣ sau:

Lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành sản phụ khoa. Hàng năm, bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh cho hàng trăm ngàn lƣợt bệnh nhân. Cụ thể trong 3 năm trở lại đây nhƣ sau:

Bảng 3.1: Số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện PSHN giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Lượt người

Năm

Bệnh nhân nội trú Bệnh nhân ngoại trú

Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ tăng so với năm trƣớc Số lƣợng Tỷ lệ tăng so với năm trƣớc Số lƣợng Tỷ lệ tăng so với năm trƣớc 2010 53014 6,7% 451104 7,3% 504154 7,2% 2011 68285 28,8% 551018 22,1% 619303 22,8% 2012 80541 17,9% 592723 7,6% 673264 8,7%

Hình 3.2: Biều đồ thể hiện số lượt bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú c ủa bệnh viện PSHN giai đoạn 2010-2012

Nhƣ vậy số lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện trong 3 năm gần đây đã không ngừng tăng lên trên cả đối tƣợng bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Năm

53014 68285 80541 451104 551018 592723 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

L ƣ t n i Bệnh nhân ngoại trú Bệnh nhân nội trú

2012, tổng số lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện là 673264 bệnh nhân tăng 8,7% so với năm 2011 và tập trung chủ yếu vào đối tƣợng bệnh nhân ngo ại trú. Cụ thể, số lƣợt bệnh nhân ngo ại trú trong năm 2012 là 592723 lƣợt (tăng 7,6% so với năm 2011) và số lƣợt bệnh nhân nội trú là 80541 bệnh nhân (tăng 17,9% so với năm 2011).

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện

Do đặc thù của bệnh viện chuyên khoa nên các bệnh phổ biến tại bệnh viện chủ yếu liên quan đến Sản khoa và Phụ khoa. Với khu vực điều trị nội trú, lƣợt bệnh nhân tập trung chủ yếu ở đối tƣợng sinh đẻ và phẫu thuật, trong đó số ca mổ đẻ là 23051 ca chiếm tỷ lệ 50.2% tổng ca sinh đẻ trong năm 2012, phần còn lại thuộc về các đối tƣợng đẻ thƣờng, đẻ khó, mổ phụ khoa, mổ nội soi và trẻ sơ sinh non tháng, trẻ sơ sinh tử vong.

Còn ở khu vực điều trị ngoại trú, đối tƣợng chủ yếu là các bệnh nhân đến khám phụ khoa,khám thai, bên cạnh đó còn có các đối tƣợng khám c ấp cứu, làm thủ thuật phụ khoa, nạo hút thai…Số lƣợng thực hiện năm 2012 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Số lượng và tỷ lệ các đối tượng bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện PSHN năm 2012

Đơn vị: Lượt người

STT Đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ 1 Khám phụ khoa 85543 14,4% 2 Khám thai 112480 19,0% 3 Khám cấp cứu 79406 13,4% 4 Khám sinh đẻ kế hoạch 15784 2,7% 5 Làm thủ thuật phụ khoa 22058 3,7% 6 Nạo hút thai 20498 3,5% 7 Đặt dụng cụ tử cung 639 0,1% 8 Các biện pháp thủ thuật khác 256315 43,2% Tổng 592723 100,0

Nhƣ vậy, với MHBT đặc thù của một bệnh viện chuyên khoa Sản thì việc lựa chọn thuốc cần tập trung vào các nhóm thuốc sử dụng cho các bệnh liên quan đến

sản khoa và phụ khoa nhƣ thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc nội tiết, thuốc tim mạch, thuốc chống co thắt, dịch truyền.

Nguồn kinh phí mua thuốc

Năm 2012, tổng kinh phí dành cho khoa Dƣợc là 43.638.348.830 VNĐ, chiếm 14,3% tổng kinh phí bệnh viện và tình hình sử dụng kinh phí của khoa Dƣợc đƣợc thống kê trong báo cáo tổng kết năm 2012 của bệnh viện nhƣ sau:

Bảng 3.3: Sự phân bổ nguồn kinh phí cho công tác Dược của bệnh viện PSHN năm 2012 Đơn vị: Tỷ đồng STT Nội dung báo cáo Tổng tồn cũ chuyển Tổng nhập Tổng xuất Tồn chuyển 2013 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Tiền thuốc 6,15 29,26 67,06% 28,75 70,07% 6,67 2 Tiền VTTH và hóa chất 6,21 14,37 32,94% 12,28 29,93% 4,13 Tổng 12,36 43,63 100% 41,03 100% 10,8

Nhƣ vậy, trong tổng kinh phí cho công tác Dƣợc của bệnh viện năm 2012, nguồn kinh phí phân bổ cho thuốc là 29,26 tỷ đồng (chiếm 67,06%) và thực tế sử dụng là 28,75 tỷ đồng (chiếm 70,07%).

Đánh giá tính hợp lý của danh mục thuốc bệnh viện

Ngày 21/10/2011, DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện đã đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 387/BVPS của giám đốc bệnh viện. Danh mục gồm có 346 khoản (theo tên thuốc) trong đó có 341 thuốc nằm trong DMTCY ban hành kèm theo thông tƣ số 31/2011/TT-BYT của BYT đƣợc chia theo 23 nhóm tác dụng dƣợc lý và 5 thuốc năm ngoài danh mục này. Cơ c ấu cụ thể của DMTBV nhƣ sau:

Bảng 3.4: Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện PSHN năm 2012 chia theo nhóm tác dụng dược lý

Đơn vị: Thuốc

THUỐC THUỘC DANH MỤC 31/2011/TT-BYT

1 Thuốc gây tê, mê 19 5,57 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc đ iều

trị Gút và các bệnh xƣơng khớp 13 3,81

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trƣờng hợp quá mẫn 6 1,76

4 Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trƣờng hợp ngộ độc 9 2,64

5 Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh 2 0,59

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễ m khuẫn 83 24,34

7 Thuốc điều trị ung thƣ 11 3,23

8 Thuốc tác động đối với máu 25 7,33

9 Thuốc tim mạch 27 7,92

10 Thuốc điều trị bệnh da liễu 14 4,11

11 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,29

12 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 5 1,47

13 Thuốc lợi tiểu 3 0,88

14 Thuốc đƣờng tiêu hóa 17 4,99

15 Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết 30 8,80

16 Huyết thanh và globulin miễn dịch 2 0,59

17 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 7 2,05

18 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 2 0,59

19 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 12 3,52

20 Thuốc chống rối loạn tâm thần 6 1,76

21 Thuốc tác dụng trên đƣờng hô hấp 13 3,81

22 Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid-base và

các dung dịch tiêm truyền khác 13 3,81

23 Khoáng chất và vitamin 21 6,16

Tổng 341 100,00

THUỐC NGOÀI DANH MỤC 31/2011/TT-BYT

1 Chorionic Gonadotropin Tiêm

2 Desogestrel + Ethinyl estradiol Uống

3 Huyết thanh kháng viêm gan B Tiêm

4 Mifepristol Uống

5 Vaccin uốn ván hấp phụ Tiêm

Cơ cấu DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện so với DMTCYcủa Bộ Y tế

DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện đƣợc xây dựng trên cơ sở DMTCY do Bộ Y Tế ban hành. Trong năm 2012 hầu hết thuốc trong DMTBV có trong DMT chủ yếu do BYT ban hành (chiếm 98,6%), đây là tỷ lệ khá cao đƣợc bộ y tế khuyến khích thực hiện. Số lƣợng cụ thể đƣợc thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện PSHN năm 2012 so với DMTCYcủa Bộ Y tế

Đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ %

Thuốc trong DMTCY 341 98,6

Thuốc ngoài DMTCY 5 1,4

Tổng số thuốc 346 100

Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý (số lượng, tỷ lệ %)

Phân tích DMT chữa bệnh chủ yếu của bệnh viện PSHN năm 2012 có thể thấy: có 341 thuốc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu của BYT và đƣợc chia theo 23 nhóm tác dụng dƣợc lý. Trong đó, nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 83 thuốc (chiếm 24,34%), tiếp đó lần lƣợt là nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết có 30 thuốc (chiếm 8,8%), nhóm Thuốc tim mạch có 27 thuốc (chiếm 7,92%), theo sau nhóm Thuốc tác động với máu, Khoáng chất và vitamin và các nhóm thuốc khác.

Về cơ bản, số lƣợng và tỷ lệ các thuốc trong DMTBV là phù hợp với MHBT đặc thù của bệnh viện chuyên khoa sản với nhu cầu sử dụng các thuốc cho sản khoa và phụ khoa.

3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc

Việc mua sắm thuốc tại bệnh viện PSHN đƣợc diễn ra theo hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, ngoài ra còn áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp khi c ần mua thuốc đột xuất ho ặc khi mua thuốc với số lƣợng ít.

Quy trình đấu thầu mua thuốc

Việc đấu thầu của bệnh viện PSHN đƣợc tiến hành một lần trong năm. Công việc này đƣợc bắt đ ầu bằng việc xây dựng DMT đ ấu thầu dựa trên DMTBV vào tháng 10, sau đó là công tác chuẩn bị và tổ chức đấu thầu thuốc vào tháng 3 năm sau và do tổ chuyên gia đấu thầu của bệnh viện thực hiện. Tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm: Giám đốc bệnh viện giữ vai trò tổ trƣởng, phó giám đốc bệnh viện làm tổ phó, trƣởng khoa Dƣợc làm thƣ ký và chủ nhiệm một số khoa phòng khác làm ủy viên.

Quy trình đấu thầu đƣợc chia làm hai giai đoạn là lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu, các bƣớc trong quy trình đƣợc sơ đồ hóa nhƣ sau:

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện PSHN năm 2012

Ở giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu đƣợc diễn theo tiến trình cụ thể nhƣ sau: Các khoa phòng lập danh mục thuốc, hóa chất, sinh phẩm kèm số lƣợng dự trù sau đó khoa Dƣợc sẽ tập hợp lại rồi gửi lên HĐT&ĐT xét duyệt, Giám đốc bệnh viện sẽ ra quyết định tổ chức đấu thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu căn cứ vào đây để lập danh mục thuốc, hóa chất, dƣợc dụng đ ấu thầu có đầy đủ tên gốc, danh pháp quốc tế, nồng độ, hàm lƣợng, dạng bào chế, nƣớc sản xuất, hãng sản xuất, giá, số lƣợng rồi gửi lên Sở Y Tế Hà Nội chờ xét duyệt, khi đƣợc phê duyệt sẽ tiến hành mở thầu.

Về việc lựa chọn nhà thầu và phương thức thanh toán

- Thuốc của bệnh viện đƣợc mua từ nhiều nguồn: công ty dƣợc phẩm nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nƣớc ngoài, công ty tƣ nhân,… Thuốc có giá thành thấp nhất (và phải đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu) sẽ đƣợc bệnh viện mua. Với các thuốc có cùng giá thành, chất lƣợng ngang nhau thì bệnh viện vẫn ƣu tiên thuốc của các công ty dƣợc phẩm nhà nƣớc.

- Thanh toán tiền thuốc bằng hình thức chuyển khoản Lập kế hoạch đấu

thầu Lập và phát hành hồ sơ mời thầu Nhận và quản lý hồ sơ mời thầu

Ký kết hợp đồng mua bán Công bố công ty

trúng thầu, thƣơng thảo hoàn thiện

hợp đồng Mở thầu, xem xét

các đơn vị dự thầu

Giám đốc bệnh viện phê duyệt

Giám đốc bệnh viện phê duyệt

Gửi các công ty cung ứng thuốc

- Trƣớc khi nhập vào kho, thuốc sẽ đƣợc kiểm nhập với:

o Hội đồng kiểm nhập của bệnh viện bao gồm: giám đốc bệnh viện, trƣởng khoa dƣợc, trƣởng phòng tài vụ, thống kê dƣợc, kế toán dƣợc, thủ kho dƣợc, dƣợc sĩ kiểm soát chất lƣợng.

o Nội dung kiểm nhập: tiến hành đối chiếu hóa đơn, phiếu báo với số lƣợng thực tế: hãng sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lƣợng, số lƣợng nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát.

Về việc quản lý chất lượng thuốc mua vào

Công tác này đƣợc thực hiện ngay từ khâu lựa chọn thuốc. Bệnh viện luôn chú trọng chọn mua thuốc của công ty, xí nghiệp dƣợc phẩm có uy tín nên trong năm 2012 bệnh viện không có thuốc nào nằm trong công văn mà BYT đình chỉ lƣu hành.

Kết quả đấu thầu

Trong năm 2012, bệnh viện đã thực hiện đấu thầu rộng rãi với 4 gói thầu, và kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.6: Kết quả trúng thầu chia theo gói thầu của bệnh viện PSHN năm 2012

STT Tên gói thầu Số nhà thầu

trúng thầu

Tổng số khoản mục

trúng thầu Tỷ lệ %

1 Thuốc tân dƣợc mời thầu

theo tên gốc 22 122 55,20

2 Thuốc tân dƣợc mời thầu

theo tên biệt dƣợc 11 43 19,46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)