Hình thái hang

Một phần của tài liệu nơi ở, tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống sao (boleophthalmus boddarti (pallas, 1770)) ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 31)

1. Hình thái và chức năng hang của cá bống sao

1.1. Hình thái hang

Kết quả phân tích các hang cá ở vùng bãi bồi ven sông ở huyện Cù Lao Dung cho thấy hang cá bống sao có hình chữ “I”và chữ “U” (Hình 11, 12). Các số liệu đo, đếm về cấu trúc hang cá bống sao đƣợc thể hiện ở Bảng 1.

Hình 12. Hang hình chữ U chụp từ trên xuống (A) và chụp ngang (B)

B A

Bảng 2. Các chỉ số đo hang của cá bống sao STT Số lƣợng miệng hang Trung bình đƣờng kính miệng hang (cm) Số lƣợng chẩm Trung bình đƣờng kính chẩm (cm) Chiều cao hang (cm) Chiều dài lớn nhất (cm) Chiều rộng lớn nhất (cm) Tổng chiều dài (cm) 1 3 5,5 2 6,87 43 32 32,3 107,3 2 2 4,88 1 6,1 21,7 27 18 66,7 3 2 5,13 1 6,41 32 24 25,59 81,59 4 3 4,26 2 5,33 17,2 23 15,5 55,7 5 4 5,28 2 6,6 15,4 18,7 20,3 54,4 6 3 4,19 3 5,23 25 26 17,5 68,5 7 2 3,83 3 4,79 25,6 24 17 66,6 8 2 4,17 2 5,21 19,5 22,2 17,4 59,1 9 2 5,59 1 6,99 18 23,5 17,6 59,1 10 2 4,96 1 6,2 18,6 24,4 18,5 61,5 11 2 2,68 3 3,86 24,1 15,4 15,6 115 12 2 2,435 2 6,62 13,9 17,6 16,9 75,8 13 3 2,31 3 5,47 17,6 15,3 19 127,1 14 2 2,07 3 5,28 18,3 15,3 14,2 89,2 15 2 2,53 3 5,75 14,1 14 14,2 98,4 16 2 4,67 1 3,94 7,8 11,3 8,2 37,4

Hang cá bống sao có số lƣợng miệng hang dao động từ 2 đến 4 cái, mỗi hang có từ 1 đến 3 chẩm, đƣờng kính chẩm dao động từ 3,86 cm đến 6,99 cm, tổng chiều dài mỗi hang dao động từ 37,4 cm đến 127,1.

Hang cá bống sao có hình chữ “U” giống với hang của một số loài sinh vật thủy sinh khác nhƣ Upogebia pusilla, Callianassa tyrrhena (Dworschak, 1987)

Corallianassa longiventris và Pestarella tyrrhena (Dworschak et al., 2006). Với hang hình chữ “U” giúp cho cá bống sao di chuyển dễ dàng ra vào hang và đặc biệt

là khi gặp kẻ thù thì chúng có thể nhanh chóng trốn thoát. Hang của cá bống sao có từ 2 – 4 miệng. Trong đó, một miệng có đƣờng kính lớn nhất là miệng chính và các miệng phụ xung quanh có đƣờng kính nhỏ hơn. Miệng chính là miệng mà chúng thƣờng di chuyển ra vào hang. Miệng phụ rất hữu ít khi gặp kẻ thù vì chúng có thể chui ra khỏi hang từ những miệng này một cách nhanh chóng.

Miệng hang của cá bống sao (hình 13) dễ quan sát và nhận biết hơn so với các loài cá khác sống cùng khu vực. Ở cá kèo vảy to miệng hang của chúng trơn láng và không có dấu vết gì xung quanh điều đó chứng ỏ chúng không sử dụng vây ngực để di chuyển mà uốn lƣợn cơ thể để chui vào hang (Tran Dac Dinh, 2008) bên cạnh đó miệng hang của cá bống sao đƣợc phân biệt dựa vào những dấu vết để lại trên mặt bùn, vì cá bống sao sử dụng vây ngực của chúng nhƣ chân để di chuyển ra vào hang, ngoài ra còn có một vệt hằn dài giữa các vây ngực vì khi di chuyển chúng chỉ dùng vây ngực nâng một phần cơ thể nên phần thân sau vẫn còn chạm mặt bùn để lại dấu vết đặc trƣng. Nhờ số lƣợng miệng hang mà Cá bống sao có thể đánh lạc hƣớng và trốn sinh vật ăn thịt khác vì vậy chúng thƣờng đào trung bình từ 2 đến 3 miệng hang hay có thể lên đến 4 miệng hang để có thể dễ dàng di chuyển trong khi đó ở cá kèo vảy nhỏ chỉ có 2 miệng hang (Tran Dac Dinh, 2008).

Hình 13. Miệng hang và dấu vết của vây ngực ở miệng hang cá bống sao Xung quanh miệng hang cá bống sao không có ụ đất bao quanh, khác với miệng hang của một số loài cá bống khác Odontamblyopus lacepedii (Gonzales et Dấu vây

ngực

Miệng hang

al., 2008), Valenciennea longipinnis (Takegaki and Nakazono, 2000), Taenioides rubicundus (Itani and Uchino, 2003), và Periophthalmodon scholosseri (Ishimatsu

et al., 1998) (hình 14). Ụ đất đƣợc hình thành là kết quả của việc đào hang bằng cách “cạp đất” (đào hang chủ động). Đặc điểm này (không có ụ đất bao xung quanh miệng hang) giống với hang của cá kèo vảy to, hang của cá kèo vảy to không có ụ đất xung quanh. Ụ đất đƣợc sử dụng nhƣ là nơi để dự trữ và trao đổi ôxy (Ishimatsu et al., 2007; Ishimatsu et al., 1998; Itani and Uchino, 2003; Takegaki and Nakazono, 2000).

Hình 14. Ụ đất xung quanh miệng hang cá Taenioides cirratus (Itani and Uchino, 2003)

Trung bình đƣờng kính miệng hang cá bống sao (4,03 ± 1,23 cm) lớn hơn trung bình đƣờng kính miệng hang cá kèo vảy to (2,8 ± 0,9 cm). Cách xây dựng miệng hang nghiêng là một trong những đặc điểm giúp cho sự di chuyển dễ dàng của cá bống sao trong hang. Miệng hang cá bống sao thƣờng hơi nghiêng khi thông với chẩm (nơi giao nhau của nhiều nhánh hang) giúp cá có thể chủ động xoay đầu trong hang để rẽ sang hƣớng ngƣợc lại hoặc rẽ sang những hƣớng khác. Cấu trúc này của hang cá bống sao giống với cấu trúc hang cá kèo vảy nhỏ (Tran Dac Dinh, 2008), cá Taenioides cirratus (Itani and Uchino, 2003).

Kết quả phân tích 16 hang cá bống sao cho thấy hang của chúng thƣờng có mức độ phân nhánh cao. Trung bình đƣờng kính miệng hang là 4,03 ± 1,23 cm, Trung bình đƣờng kính chẩm là 5,66 ± 0,95 cm. Trung bình tổng chiều dài hang là 76,46 ±24,76 cm (Hình 15).

Hình 15. Các chỉ số đếm và đo hang cá bống sao TBĐK: Trung bình đƣờng kính

Một phần của tài liệu nơi ở, tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống sao (boleophthalmus boddarti (pallas, 1770)) ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)