4.1 Phƣơng pháp thu mẫu 4.1.1 Phƣơng pháp thu mẫu cá:
Phƣơng pháp thu trực tiếp: sau khi xác định đúng hang cá bống sao, dùng tay thu trực tiếp mẫu cá từ hang đã xác định.
Phƣơng pháp thu gián tiếp: mua cá do cƣ dân vừa bắt đƣợc tại khu vực đổ hang cá hay khu vực cƣ dân đem cá bắt đƣợc ra bán.
4.1.2. Phƣơng pháp xác định hang cá bống sao
Bƣớc 1: xác định hang cá bống sao, sau đó dùng các cây nhựa màu đánh dấu và chụp ảnh miệng các hang của các loài cá ở vùng bãi bồi ven sông và vùng đất bùn ở tỉnh Sóc Trăng để làm dữ liệu nhận biết hang cá bống sao khi tiến hành đúc khuôn hang.
Bƣớc 2: đo độ rộng các miệng hang, quan sát khu vực đất xung quanh miệng hang, độ bóng giữa các hang trong khu vực .
Bƣớc 3: dựa trên số liệu và hình ảnh thu đƣợc nhƣ: sự xuất hiện ụ đất, độ rộng, độ bóng, độ nghiêng của miệng hang và vết tích của vây ngực khi cá bống sao di chuyển ra vào hang. Sau đó sắp xếp và chia nhóm các hình ảnh những hang có đặc điểm gần giống nhau.
Bƣớc 4: trực tiếp thu mẫu cá sống trong hang bằng tay nhằm xác định chính xác hang cá bống sao. So sánh và đối chiếu với hình ảnh miệng hang thu đƣợc. Giữ lại hình ảnh miệng hang đúng của cá bống sao để làm mẫu đối chứng khi thực hiện đúc khuôn hang cá. Mẫu cá thu đƣợc từ các hang đƣợc đánh dấu lại và đem về phòng thí nghiệm giải phẫu xác định giai đoạn thành thục của cá từ đó phân tích mối quan hệ giữa chức năng hang và sự sinh sản của cá bống sao.
4.1.3. Phƣơng pháp đúc khuôn hang cá
Sau khi xác định chính xác hang cá bống sao và đánh dấu các hang cá sẽ tiến hành đúc khuôn. Các bƣớc thực hiện:
Bƣớc 1: pha hóa chất đúc khuôn hang cá theo tỉ lệ nhựa 98% và phụ gia 2%. Dùng đũa khuấy đều một cách liên tục lƣợng nhựa đã pha để cho phụ gia hòa tan và tránh nhựa đông đặc.
Bƣớc 2: đúc hang bằng cách đổ từ từ nhựa tổng hợp đã đƣợc pha vào miệng hang ở vùng bãi bồi ven sông tỉnh Sóc Trăng cho đến khi lƣợng nhựa dâng đến ngang mặt hang rồi dừng lại. Trong quá trình đổ ta dùng các que nhựa dài chọc nhẹ vào hang cá để đảm bảo lƣợng nhựa xuống sâu và đầy các nhánh, tránh trƣờng hợp nhựa chỉ đầy miệng hang và chỉ bít ở phía trên mặt do sức đẩy của lƣợng không khi trong hang. Khi thấy nhựa đầy miệng hang, đợi trong vòng 5 phút nếu lƣợng nhựa
đổ vào bị rút xuống, tiếp tục đổ nhựa cho đến khi lƣợng nhựa đầy miệng hang và ổn định hoàn toàn. Trong quá trình đúc khuôn hang cá bống sao, nhựa tổng hợp có thể chảy ra các miệng hang phụ. Vì vậy phải dùng bùn đắp xung quanh miệng hang phụ để nhựa không chảy ra ngoài và tiết kiệm thời gian đổ nhựa vào hang. Sau 2 giờ đến 3 giờ thì nhựa tổng hợp sẽ đông đặc lại và hang sẽ đƣợc đào lên bằng tay. Phƣơng pháp này dựa trên cách đúc khuôn của (Hamano, 1990). Phƣơng pháp này cũng đƣợc (Gonzales et al., 2008) sử dụng để đúc khuôn cá bống Odontamblyopus lacepedii.
Bƣớc 3: kiểm tra hang đúc đã đông đặc lại và cố định chƣa bằng cách dùng đũa khuấy chạm nhẹ vào lƣợng nhựa ở miệng hang. Nếu hang đã đủ độ cứng (nhựa không bị lún hoặc biến dạng khi gõ đũa khuấy) thực hiện tiếp tục bƣớc 4. Nếu hang vẫn chƣa hoàn toàn cố định cần chờ 1 khoảng thời gian nữa và kiểm tra đến khi hang thật sự cứng rồi mới thu mẫu hang. Thông thƣờng để hang có thể đạt đƣợc độ cứng nhất định cần chờ khoảng thời gian là 2 – 3 giờ.
Bƣớc 4: đào hang lên khỏi bùn, rửa sạch và mang về phòng thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sƣ phạm Sinh học, Khoa Sƣ phạm, Đại học Cần Thơ để phân tích các chỉ số: chiều dài tổng, chiều dài từng nhánh hang, chiều cao hang, khoảng cách giữa các miệng hang, đƣờng kính các miệng hang, đƣờng kính của chẩm và nhánh hang đƣợc đo.
4.1.4. Phƣơng pháp phân tích hang cá bống sao
Bƣớc 1: đếm và đo đạc các thông số về miệng hang cá bống sao. Sau đó, dùng thƣớc palme đo đƣờng kính các miệng hang và tính trung bình đƣờng kính miệng hang (cộng đƣờng kính miệng hang chính và đƣờng kính các miệng hang phụ rồi chia cho tổng số miệng hang). Quan sát và xác định miệng hang chính ở từng hang dựa trên đƣờng kính miệng và cách bố trí các miệng hang. Miệng hang chính thƣờng nằm giữa các miệng phụ và có đƣờng kính lớn nhất. Sau đó dùng thƣớc dây đo khoảng cách giữa các miệng hang.
Bƣớc 2: đếm và đo đạc các các chẩm (phần phình to ra nhất của hang và là nơi thông giữa các nhánh của hang). Sau đó, dùng palme đo đƣờng kính chẩm theo chiều rộng lớn nhất. Tính trung bình đƣờng kính chẩm (cộng đƣờng kính các chẩm lại rồi chia cho tổng số chẩm). Dùng thƣớc dây đo khoảng cách của các chẩm.
Bƣớc 3: đo chiều dài, chiều cao và chu vi lớn nhất của hang. Dùng thƣớc dây đo chiều dài của từng nhánh hang sau đó tính chiều dài lớn nhất của hang. Khoảng cách từ mặt đất lên đến miệng hang chính (khi đặt hang thẳng đứng) chính là chiều cao lớn nhất của hang.
4.2. Phƣơng pháp xác định đực cái
Để xác định giới tính của cá bống sao (loài sống ngoài tự nhiên) phƣơng pháp xác định là quan sát bằng mắt để phân biệt dựa vào gai sinh dục của cá cùng với phần vây đuôi và phần bụng, phân loại riêng đực và cái sau đó mang về phòng thí nghiệm tiến hành giải phẫu để xác nhận lại. Tuy nhiên phần lớn cá đƣợc xác định dựa vào hình thái của gai sinh dục. Theo Dƣơng Hồng Vị (2013), nghiên cứu trên đối tƣợng cá kèo vảy to đã chỉ ra cách xác định đực cái dựa vào gai sinh dục, vây đuôi và phần bụng của cá. Gai sinh dục nằm kế hậu môn, đối với cá cái phần gai sinh dục có màu hồng đậm và có hình oval và nhô cao, vây đuôi cá ngắn và phần bụng cá to hơn, với cá đực, phần gai sinh dục có màu nhạt hơn và gai sinh dục có hình trụ kích thƣớc nhỏ hơn, phần bụng nhỏ hơn và vây đuôi thì dài hơn so với con cái
4.3. Phƣơng pháp tính hệ số tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng
Bƣớc 1: đo chiều dài tổng (L) và chiều dài chuẩn (L0) của những cá đƣợc chọn ngẫu nhiên bằng bàn đo cá.
Bƣớc 2: cân trọng lƣợng những cá thể đã đƣợc đo chiều dài tổng (L) và chiều dài chuẩn (L0).
Bƣớc 3: tính hệ số hồi qui bằng công thức log W = log a + b*log TL Đặc điểm tăng trƣởng của cá đƣợc thể hiện thông qua tham số tăng trƣởng b
(Bảng 1) (Rainer Froese, 2006).
Bảng 1. Ý nghĩa của tham số tăng trƣởng (hệ số mũ) b
Tham số tăng trƣởng
Ý nghĩa
b = 3 Tăng đồng bộ cả chiều rộng, chiều cao (trọng lƣợng) và chiều dài b > 3 Tăng chiều rộng, chiều cao (trọng lƣợng) ƣu thế hơn chiều dài b < 3 Tăng chiều dài ƣu thế hơn chiều rộng, chiều cao (trọng lƣợng)
4.4. Phƣơng pháp xác định hệ số điều kiện
Bên cạnh mối tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng thì từng cá thể cũng có những biến động trong quá trình sinh trƣởng. Sự biến động cá thể trong đề tài này đƣợc phân tích thông qua chỉ số gọi là hệ số điều kiện và có nhiều cách để tính. Trong đề tài này hệ số điều kiện đƣợc tính theo công thức của King (1995).
CF =
aLb W
Trong đó: CF: hệ số điều kiện
W: trọng lƣợng thân cá (Edward Stuart Russell et al., 1943) L: chiều dài tổng của cá (cm)
b: hệ số tăng trƣởng đƣợc xác định thông qua phƣơng trình tƣơng quan chiều dài và khối lƣợng thân cá.
a: là hệ số tăng trƣởng
Hệ số điều kiện của cá bị ảnh hƣơng bởi sự thay đổi của tuyến sinh dục và khối lƣợng thức ăn, vì thế khi tính toán hệ số điều kiện không nên dùng khối lƣơng tổng của cá mà nên sử dụng khối lƣợng không nội quan đƣợc tính toán bằng cách lấy khối lƣợng tổng trừ đi khối lƣợng nội quan (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
4.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng cá đƣợc xác định bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính của phần mềm Microsoft Excel 2010. Sự biến đổi của hệ số tăng trƣởng b giữa hai mùa và hai giới cũng đƣợc phân tích bằng phần mềm Minitab v16.0. Kiểm dịnh Student đƣợc sử dụng để xác định giá trị của hệ số tăng trƣởng so với giá trị tăng trƣởng đồng đều (giá trị 3). Tất cả các phép thử đều đƣợc xác định ở mức ý nghĩa α = 0,05.
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1.Hình thái và chức năng hang của cá bống sao
1.1. Hình thái hang
Kết quả phân tích các hang cá ở vùng bãi bồi ven sông ở huyện Cù Lao Dung cho thấy hang cá bống sao có hình chữ “I”và chữ “U” (Hình 11, 12). Các số liệu đo, đếm về cấu trúc hang cá bống sao đƣợc thể hiện ở Bảng 1.
Hình 12. Hang hình chữ U chụp từ trên xuống (A) và chụp ngang (B)
B A
Bảng 2. Các chỉ số đo hang của cá bống sao STT Số lƣợng miệng hang Trung bình đƣờng kính miệng hang (cm) Số lƣợng chẩm Trung bình đƣờng kính chẩm (cm) Chiều cao hang (cm) Chiều dài lớn nhất (cm) Chiều rộng lớn nhất (cm) Tổng chiều dài (cm) 1 3 5,5 2 6,87 43 32 32,3 107,3 2 2 4,88 1 6,1 21,7 27 18 66,7 3 2 5,13 1 6,41 32 24 25,59 81,59 4 3 4,26 2 5,33 17,2 23 15,5 55,7 5 4 5,28 2 6,6 15,4 18,7 20,3 54,4 6 3 4,19 3 5,23 25 26 17,5 68,5 7 2 3,83 3 4,79 25,6 24 17 66,6 8 2 4,17 2 5,21 19,5 22,2 17,4 59,1 9 2 5,59 1 6,99 18 23,5 17,6 59,1 10 2 4,96 1 6,2 18,6 24,4 18,5 61,5 11 2 2,68 3 3,86 24,1 15,4 15,6 115 12 2 2,435 2 6,62 13,9 17,6 16,9 75,8 13 3 2,31 3 5,47 17,6 15,3 19 127,1 14 2 2,07 3 5,28 18,3 15,3 14,2 89,2 15 2 2,53 3 5,75 14,1 14 14,2 98,4 16 2 4,67 1 3,94 7,8 11,3 8,2 37,4
Hang cá bống sao có số lƣợng miệng hang dao động từ 2 đến 4 cái, mỗi hang có từ 1 đến 3 chẩm, đƣờng kính chẩm dao động từ 3,86 cm đến 6,99 cm, tổng chiều dài mỗi hang dao động từ 37,4 cm đến 127,1.
Hang cá bống sao có hình chữ “U” giống với hang của một số loài sinh vật thủy sinh khác nhƣ Upogebia pusilla, Callianassa tyrrhena (Dworschak, 1987)
Corallianassa longiventris và Pestarella tyrrhena (Dworschak et al., 2006). Với hang hình chữ “U” giúp cho cá bống sao di chuyển dễ dàng ra vào hang và đặc biệt
là khi gặp kẻ thù thì chúng có thể nhanh chóng trốn thoát. Hang của cá bống sao có từ 2 – 4 miệng. Trong đó, một miệng có đƣờng kính lớn nhất là miệng chính và các miệng phụ xung quanh có đƣờng kính nhỏ hơn. Miệng chính là miệng mà chúng thƣờng di chuyển ra vào hang. Miệng phụ rất hữu ít khi gặp kẻ thù vì chúng có thể chui ra khỏi hang từ những miệng này một cách nhanh chóng.
Miệng hang của cá bống sao (hình 13) dễ quan sát và nhận biết hơn so với các loài cá khác sống cùng khu vực. Ở cá kèo vảy to miệng hang của chúng trơn láng và không có dấu vết gì xung quanh điều đó chứng ỏ chúng không sử dụng vây ngực để di chuyển mà uốn lƣợn cơ thể để chui vào hang (Tran Dac Dinh, 2008) bên cạnh đó miệng hang của cá bống sao đƣợc phân biệt dựa vào những dấu vết để lại trên mặt bùn, vì cá bống sao sử dụng vây ngực của chúng nhƣ chân để di chuyển ra vào hang, ngoài ra còn có một vệt hằn dài giữa các vây ngực vì khi di chuyển chúng chỉ dùng vây ngực nâng một phần cơ thể nên phần thân sau vẫn còn chạm mặt bùn để lại dấu vết đặc trƣng. Nhờ số lƣợng miệng hang mà Cá bống sao có thể đánh lạc hƣớng và trốn sinh vật ăn thịt khác vì vậy chúng thƣờng đào trung bình từ 2 đến 3 miệng hang hay có thể lên đến 4 miệng hang để có thể dễ dàng di chuyển trong khi đó ở cá kèo vảy nhỏ chỉ có 2 miệng hang (Tran Dac Dinh, 2008).
Hình 13. Miệng hang và dấu vết của vây ngực ở miệng hang cá bống sao Xung quanh miệng hang cá bống sao không có ụ đất bao quanh, khác với miệng hang của một số loài cá bống khác Odontamblyopus lacepedii (Gonzales et Dấu vây
ngực
Miệng hang
al., 2008), Valenciennea longipinnis (Takegaki and Nakazono, 2000), Taenioides rubicundus (Itani and Uchino, 2003), và Periophthalmodon scholosseri (Ishimatsu
et al., 1998) (hình 14). Ụ đất đƣợc hình thành là kết quả của việc đào hang bằng cách “cạp đất” (đào hang chủ động). Đặc điểm này (không có ụ đất bao xung quanh miệng hang) giống với hang của cá kèo vảy to, hang của cá kèo vảy to không có ụ đất xung quanh. Ụ đất đƣợc sử dụng nhƣ là nơi để dự trữ và trao đổi ôxy (Ishimatsu et al., 2007; Ishimatsu et al., 1998; Itani and Uchino, 2003; Takegaki and Nakazono, 2000).
Hình 14. Ụ đất xung quanh miệng hang cá Taenioides cirratus (Itani and Uchino, 2003)
Trung bình đƣờng kính miệng hang cá bống sao (4,03 ± 1,23 cm) lớn hơn trung bình đƣờng kính miệng hang cá kèo vảy to (2,8 ± 0,9 cm). Cách xây dựng miệng hang nghiêng là một trong những đặc điểm giúp cho sự di chuyển dễ dàng của cá bống sao trong hang. Miệng hang cá bống sao thƣờng hơi nghiêng khi thông với chẩm (nơi giao nhau của nhiều nhánh hang) giúp cá có thể chủ động xoay đầu trong hang để rẽ sang hƣớng ngƣợc lại hoặc rẽ sang những hƣớng khác. Cấu trúc này của hang cá bống sao giống với cấu trúc hang cá kèo vảy nhỏ (Tran Dac Dinh, 2008), cá Taenioides cirratus (Itani and Uchino, 2003).
Kết quả phân tích 16 hang cá bống sao cho thấy hang của chúng thƣờng có mức độ phân nhánh cao. Trung bình đƣờng kính miệng hang là 4,03 ± 1,23 cm, Trung bình đƣờng kính chẩm là 5,66 ± 0,95 cm. Trung bình tổng chiều dài hang là 76,46 ±24,76 cm (Hình 15).
Hình 15. Các chỉ số đếm và đo hang cá bống sao TBĐK: Trung bình đƣờng kính
1.2. Chức năng hang
Dựa vào số liệu thu đƣợc cùng với kết quả khảo sát thực địa có thể kết luận cá bống sao dùng hang nhƣ là nơi để trú ẩn, tránh kẻ thù vì khi thu mẫu trực tiếp cá bống sao dƣới hang cá liên tục đổi vị trí giữa các nhánh để tránh bị bắt và đôi khi cá cũng thoát ra khỏi hang nhờ vào miệng phụ. Hang cũng là nơi để chúng có thể dùng cho sinh sản. Trong thời thu mẫu hang đã bắt đƣợc 4 cá bống sao có noãn sào ở cuối giai đoạn V nên bƣớc đầu có thể kết luận rằng cá bống sao sử dụng hang để sinh sản. Điều này giống với một số loài cá bống khác, chúng cũng sử dụng hang làm nơi để sinh sản nhƣ Valenciennea longipinnis (Takegaki and Nakazono, 1999; Takegaki and Nakazono, 2000) và Periophthalmus modestus (Ishimatsu et al., 2007). Trong khi đó, cá kèo vảy nhỏ (Tran Dac Dinh, 2008) và cá kèo vảy to (Đinh Minh Quang, 2012) không sử dụng hang cho mục đích sinh sản. Cá bống sao sử dụng hang nhƣ là nơi để chúng tránh kẻ thù, điều này giống nhƣ cá kèo vảy nhỏ và nhiều loài cá bống khác nhƣ Odontamblyopus lacepedii (Gonzales et al., 2008),
Valenciennea longipinnis (Takegaki and Nakazono, 1999), Taenioides rubicundus
(Itani and Uchino, 2003), Taenioidessp và Taenioides rubicundus (Atkinson and Taylor, 1991), và một số loài động vật thủy sinh khác nhƣ Upogebia pusilla, Callianassa tyrrhena (Dworschak, 1987), Corallianassa longiventris và Pestarella tyrrhena (Dworschak et al., 2006).
2. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng 2.1. Tỉ lệ giới tính trong quần đàn
Sau khi xác định giới tính qua hình thái ngoài nhƣ hình thái gai sinh dục, bụng và vây đuôi sau đó trực tiế giải phẫu để kiểm định có thể kết luận giới tính cá có thể phân biệt đƣợc bằng hình thái ngoài mà không cần qua giai phẫu. Giống với kết quả nghiên cứu trên đối tƣợng cá kèo vảy to của Dƣơng Hồng Vị (2013) và đối tƣợng cá bống sao của (Nguyễn Thị Trà Giang và ctv., 2013) cá bống sao đực có gai sinh dục hình trụ nhỏ hơn so với gai sinh dục hình oval của cá cái cùng cỡ, bên cạnh đó vây đuôi và bụng của cá đực cũng nhỏ và thon gọn hơn so với cá cái.
Hình 16. Giới tính cá bống sao