Nghiên cứu vi học bột Mồng tơi núi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định thành phần hóa học của cây mồng tơi núi anredera cordifolia (TEN ) steenis, họ mồng tơi (basellaceae) (Trang 29)

3.1.3.1. Tiến hành

Nguyên liệu (lá, thân, thân rễ) đã sấy khô ở 60oC, đem nghiền bằng thuyền tán hoặc bằng chày cối sứ. Rây lấy bột mịn. Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên giọt nước, đặt lamen lên, dàn mỏng đều bột và quan sát trên kính hiển vi, chọn các đặc điểm đặc trưng để chụp ảnh.

3.1.3.2. Kết quả

Bột lá: Bột có màu xanh, không mùi, vị hơi đắng. Soi trên kính hiển vi thấy

có các đặc điểm đặc trưng (Hình 3.6, tr.22): Mảnh phiến lá (1). Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng (2). Mảnh biểu bì mang lỗ khí (3); Lỗ khí (4). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (5). Mảnh mạch (6, 7). Hạt tinh bột tròn (8). Mảnh mang màu (9).

Bột thân: Bột có màu vàng, không mùi, vị hơi đắng. Soi trên kính hiển vi thấy

các đặc điểm đặc trưng (Hình 3.7, tr.22): Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác thành mỏng (1). Mảnh mang màu (2). Mảnh mạch (3) và mảnh mạch xoắn (5). Bó sợi (4). Đám tế bào mô cứng hình chữ nhật thành dày (6). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (7). Tinh bột hình tròn, nhỏ (8).

Bột thân rễ: Bột có màu xám, không mùi, không vị. Soi trên kính hiển vi thấy

các đặc điểm đặc trưng (Hình 3.8, tr.23): Mảnh bần gồm các tế bào hình đa giác, thành dày (1). Mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng (2). Mảnh mô mềm mang tinh bột (3). Tinh bột đứng riêng lẻ (4) hay xếp thành đám (8), có tinh bột đơn hoặc kép, nhiều hình dạng kích thước khác nhau 0,03-0,05mm, có vân, rốn rõ. Mảnh mạch vạch (5). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 0,02-0,04mm (6) và tinh thể calci oxalat hình kim (7).

Hình 3.6. Một số đặc điểm bột lá Mồng tơi núi

1. Mảnh phiến lá; 2. Mảnh mô mềm; 3. Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 4. Lỗ khí; 5. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 6,7. Mảnh mạch; 8. Tinh bột; 9. Mảnh mang màu

Hình 3.7. Một số đặc điểm bột thân Mồng tơi núi

1. Mảnh mô mềm; 2. Mảnh mang màu; 3. Mảnh mạch; 4. Bó sợi; 5. Mạch xoắn; 6. Tế bào mô cứng; 7. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 8. Tinh bột

Hình 3.8. Một số đặc điểm bột thân rễ Mồng tơi núi

1. Mảnh bần; 2. Mảnh mô mềm; 3. Mảnh mô mềm mang hạt tinh bột; 4. Tinh bột; 5. Mảnh mạch ; 6. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 7. Tinh thể calci oxalat hình kim; 8. Đám tinh bột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định thành phần hóa học của cây mồng tơi núi anredera cordifolia (TEN ) steenis, họ mồng tơi (basellaceae) (Trang 29)