Về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định thành phần hóa học của cây mồng tơi núi anredera cordifolia (TEN ) steenis, họ mồng tơi (basellaceae) (Trang 46)

3.3.2.1. Đặc điểm thực vật

Về đặc điểm hình thái thực vật: So sánh được những đặc điểm quan sát được trên mẫu Mồng tơi núi thu hái được với mô tả trong các tài liệu và hình ảnh mẫu cây và hoa khô do Cử nhân Ngô Văn Trại của Viện Dược giám định tên khoa học trong các phụ lục (1,2,3,4) hầu hết khớp với các mô tả trong tài liệu.Từ đó cho thấy cây Mồng tơi núi có tên khoa học Anredera cordifolia (Ten.) Steenis, mang những

đặc điểm đặc trưng của chi Anredera: dây leo; thân tròn, nhẵn; lá đơn, mọc cách, hình tim, dày, có cuống; thân rễ mọc ở nách lá và ở dưới rễ…

Về đặc điểm vi học: Những mô tả về đặc điểm vi phẫu (lá, thân, thân rễ) và đặc điểm bột của mẫu Mồng tơi núi là những kết quả bước đầu xây dựng lý lịch mẫu để định hướng cho việc kiểm nghiệm dược liệu Mồng tơi núi trong các nghiên cứu sau này.

3.3.2.2. Thành phần hóa học

Các phản ứng định tính dịch chiết Mồng tơi núi đã được tiến hành để xác định sơ bộ các nhóm chất có trong dược liệu.

Dịch chiết MeOH toàn phần thân rễ Mồng tơi núi được dùng để triển khai SKLM. Sau khi triển khai trên nhiều hệ dung môi, tìm được 2 hệ dung môi tách rõ nhất là: hệ I: Toluen - Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1) và hệ II: Toluen - Ethyl acetat - Acid formic - Methanol (4:4:0,5:1), 2 hệ sắc kí này đã được triển khai lại nhiều lần và cho kết quả lặp lại giống nhau nên kết quả đáng tin cậy. Dựa vào kết quả sắc ký đồ sau khi xử lý bằng phần mềm VideoScan có thể định hướng cho việc kiểm nghiệm, phân biệt các loại Mồng tơi trong chi Anredera nói riêng cũng như trong họ Mồng tơi (Basellaceae) nói chung.

Đề tài nghiên cứu về dược liệu Mồng tơi núi là một trong những đề tài mới. Những kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu góp phần định hướng cho nhiều nghiên cứu sâu hơn về Mồng tơi núi – Anredera cordifolia (Ten.) Steenis ở Việt Nam nhằm đưa Mồng tơi núi vào sử dụng cũng như bổ sung thêm tư liệu vào kho tàng cây thuốc sử dụng trong Y học dân tộc.

3 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1. KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

4.1.1. Về thực vật

- Xác định được “Mồng tơi núi” là 1 loài thuộc chi Anredera (họ Basellaceae) có tên khoa học là Anredera cordifolia (Ten.) Steenis.

- Đã mô tả được đặc điểm hình thái thực vật, mô tả chi tiết và chụp ảnh vi phẫu và ảnh đặc điểm bột lá, thân, thân rễ cây Mồng tơi núi.

4.1.2. Về mặt hóa học

- Bằng các phản ứng định tính sơ bộ đã xác định trong thân rễ Mồng tơi núi nghiên cứu có chứa: saponin, glycosid tim, polysaccharid, acid amin, acid hữu cơ, steroid. Trong đó, acid amin và polysaccharid chiếm tỷ lệ lớn nhất.

- Triển khai sắc ký lớp mỏng dịch chiết MeOH thân rễ Mồng tơi núi trên nhiều hệ dung môi cho kết quả tách tốt ở các hệ:

Hệ I: Toluen - Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1)

Hệ II: Toluen - Ethyl acetat - Acid formic - Methanol (4:4:0,5:1)

Sau đó đã phân tích sắc ký đồ bằng các phần mềm WinCATS và VideoScan, tính ra được số vết cũng như giá trị Rf của các vết.

Đây là cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Mồng tơi núi khi đưa vào sử dụng, đồng thời tạo lý lịch mẫu để bổ sung thêm các tư liệu, bổ sung vào kho tàng cây thuốc sử dụng trong Y học dân tộc.

4.2. ĐỀ XUẤT

Từ những kết quả thu được, đề tài có một số đề xuất như sau:

- Nghiên cứu hình thức sử dụng hợp lý “Mồng tơi núi” để nâng cao giá trị thực tiễn của loại cây này, bổ sung vào kho tàng cây thuốc sử dụng trong Y học dân tộc.

- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu khi đưa vào sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu thêm về tác dụng dược lý của dược liệu Mồng tơi núi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt

kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội,

tr. 17,100,108,124.

2. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội (2013), Thực tập Dược

Liệu - Phần Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, tài liệu lưu

hành nội bộ, Hà Nội, tr. 14 - 48.

3. Bộ môn dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội (2013), Thực tập Dược

liệu - Phần kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học, tài liệu lưu

hành nội bộ, Hà Nội, tr. 59 - 88.

4. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Dược liệu học tập I, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Dược Liệu học

tập II, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Y Dược TP HCM (9/2012), Phương

pháp nghiên cứu dược liệu, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 28 - 35.

7. Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội (2012), Thực tập Thực vật

và nhận biết cây thuốc, Trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học Dược

HN, Hà Nội.

8. Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), Nxb Y học, tr. 143-145.

9. Hội đồng Dược điển Việt Nam (2009), Dược Điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Viết Thân (2013), Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, Nxb Thế giới, tr. 54.

TIẾNG ANH

11. Astuti Sri Murni, Mimi Sakinah AM, Andayani Retno, Risch Awalludin (2011), "Determination of Saponin Compound from Anredera cordifolia

(Ten) Steenis Plant (Binahong) to Potential Treatment for Several Diseases",

Journal of Agricultural Science, 3(4).

12. Bown Deni (1995), The Royal Horticultural Society encyclopedia of herbs &

their uses, Dorling Kindersley Limited.

13. Calzada Fernando, Mata Rachel, Bye Robert, Linares Edelmira (1990), "A retrochalcone from Anredera scandens", Phytochemistry, 29(8), pp. 2737- 2738.

14. Chuang Mao-Te, Lin Yin-Shiou, Hou Wen-Chi (2007), "Ancordin, the major rhizome protein of madeira-vine, with trypsin inhibitory and stimulatory activities in nitric oxide productions", Peptides, 28(6), pp. 1311-1316.

15. E. Y. Sukandar I. Fidrianny and L. F. Adiwibowo (2011), "Eficacy of Ethanol Extract of Anredera cordifolia (Ten,) Steenis Leaves on Improving Kidney Failure in Rats", International Journal of Pharmacology 7(8), pp. 850 - 855.

16. Eriksson Roger (2007), "A Synopsis of Basellaceae", Kew Bulletin, 62(2), pp. 297 - 320.

17. Gabrielle Vivian-SmithA Ben E. LawsonB, Ian Turnbull Cand Paul O. DowneyD (2007), "The biology of Australian weeds", Plant Protection

Quarterly, 22(1), pp. 2 - 10.

18. Harborne Jeffrey B (1984), Phytochemical methods, Springer. 19. Flora of China (2003), vol.5, pp. 445-446.

20. Son Kun Ho, Do Jae Chul, Kang Sam Sik (1990), "Steroidal saponins from the rhizomes of Polygonatum sibiricum", Journal of natural products, 53(2), pp. 333-339.

21. Starr Forest, Starr Kim, Loope Lloyd (2003), Anredera cordifolia, United States Geological Survey--Biological Resources Division Haleakala Field Station, Maui, Hawai.

22. Sukandar EY, Fidrianny I, Adiwibowo LF (2011), "Efficacy of Ethanol Extract of Anredera cordifolia (Ten) Steenis Leaves on Improving Kidney Failure in Rats", International Journal of Pharmacology, 7(8).

TIẾNG PHÁP

23. Lecomte H (1910), Flore Générale de l’Indochine Stom V, Pari, pp. 9.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiêu bản khô Anredera cordifolia (Ten.) Steenis do cử nhân Ngô Văn Trại thu hái tại xã Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An, giám định ngày 27/10/2004 và được lưu tại Viện Dược Liệu.

Phụ lục 2: Tiêu bản khô Anredera cordifolia (Ten.) Steenis do cử nhân Ngô Văn Trại thu hái tại Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An, giám định ngày 27/10/2004 và được lưu tại Viện Dược Liệu.

Phụ lục 3: Tiêu bản hoa khô Anredera cordifolia (Ten.) Steenis do cử nhân Ngô Văn Trại thu hái tại xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An giám định ngày 1/11/2004 và được lưu tại Viện Dược Liệu.

Phụ lục 4: Tiêu bản khô Anredera cordifolia (Ten.) Steenis do Cử nhân Ngô Văn Trại thu hái tại Đồng Văn, Hà Giang, được giám định ngày 21/12/1999 và được lưu tại Viện Dược Liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định thành phần hóa học của cây mồng tơi núi anredera cordifolia (TEN ) steenis, họ mồng tơi (basellaceae) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)